. . . . VĂN LANG SỬ TRUYỆN Câu Chuyện Hồng Trần Cuộc Đời Thanh Vân ~ tranminhthang1145

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

VĂN LANG SỬ TRUYỆN Câu Chuyện Hồng Trần Cuộc Đời Thanh Vân


VĂN LANG  SỬ TRUYỆN

Câu Chuyện Hồng Trần
Cuộc Đời Thanh Vân

2003

LÊ VĂN AN

TẬP 2

Nói về Chí Trung nhận ấn lịnh xong từ giã Lạc Hầu Vương rời khỏi kinh đô nhắm dãy núi Hùng Phong Sơn phi tới, ngựa phi nhanh hơn mấy giờ xa xa trước mặt là một quán rượu bên đường. Chí Trung liền ghé vào thấy khách cũng khá đông, hầu hết là khách buôn bán trao đổi động vật hoang dã. Tiểu Nhị thấy Chí Trung đến chạy ra dắt ngựa mời Chí Trung vào, hơn bốn mươi cặp mắt nhìn Chí Trung như để đánh giá sự hiểu biết của mình, vì Chí Trung quá hào hoa phong nhã anh hoa khí phách biểu lộ hơn người. Chí Trung phớt lờ như không thấy nói với Tiểu Nhị có món gì ngon nhất, quý hiếm nhất ngươi dọn lên cho Ta. Tiểu Nhị nói ở đây có món đặc sản hiếm quý vô cùng cả mấy lạng vàng mới ăn nổi một đĩa, còn món thứ hai năm lạng bạc mới ăn nổi một đĩa. Nghe Tiểu Nhị nói đĩa thịt mà tới năm lượng vàng, có người nhịn không được nói, Tiểu Nhị chủ quán nói khoác vừa thôi, Tiểu Nhị như giả vờ không nghe hỏi đại nhân có dùng không?


Chí Trung nói, nếu có món đó thời càng hay mau dọn lên cho ta cả hai. Tiểu Nhị nói phải chờ đợi một tí mới có được, Chí Trung liền móc túi lấy ra năm lượng vàng, năm lượng bạc  đưa cho Tiểu Nhị, có người nhịn không được nói với Chí Trung công tử bị lừa rồi. Chí Trung giả đò như không nghe, trong số những khách đang ăn thấy Chí Trung mắc lừa như vậy nói Hảo Hán dám bỏ năm lượng vàng, năm lạng bạc ăn hai đĩa thịt thời đây là lần đầu tiên tôi mới thấy. Có lẽ Hảo Hán mới đi lại giang hồ nên không hiểu giang hồ hiểm ác xão trá. Chí Trung chấp tay thi lễ nói cảm ơn lời giáo huấn khách anh hùng. Có người nói Hảo Hán công tử nầy là ai mà giàu có đến như vậy, xem vàng bạc hết sức tầm thường. Với số vàng bạc nầy mua vài chục con trâu bò, vài con ngựa, nào phải ít đâu, thế mà dám bỏ ra ăn hai đĩa thịt.

Có người lớn tiến nói Tiểu Nhị ngươi lừa vừa thôi Nhất Kiếm ta đi khắp Bắc Văn Lang món gì mà ta chưa ăn, ngươi nói thử đó là món gì mà quý hiếm như vậy. Tiểu Nhị nói không phải món ăn nầy lúc nào cũng có nhiều khi có đến cả mấy năm cũng không có, quán tôi có một nhóm người chuyên săn lùng những cao lương mỹ vị quý hiếm tận núi cao rừng sâu, tên là Thất Hiệp, bảy người đều là võ công cái thế, thường đến chân núi ngọn Quái Phong  cách ngọn núi Quỉ không xa mới tìm thấy những đặc sản quý hiếm đó mới nghe nói tới ngọn núi Quỉ thời ai nấy cũng đều sợ hãi tái mặt. Tiếng nói vang lên như cắt đi sự sợ hãi những người khách. Thưa Cha Thất Hiệp là người thế nào không sợ ngọn núi Quỉ. Người lớn tuổi có lẽ là một Hảo Hán gian hồ Cha thiếu niên kia lặng thinh một hồi lâu, người con lại nói tiếp, Cha hành hiệp gian hồ đã lâu lại bảo tiêu cho nhiều tiêu cục danh tiếng lừng lẫy Cha không biết thời còn ai biết. Người trung niên nói: Thất Hiệp là bảy đại cao thủ giang hồ võ công cái thế chuyên săn lùng những vật quý hiếm ít ai được thấy mặt.

Người con nói: Thưa cha sao Thất Hiệp không diệt trừ mãn xà tinh ba đầu cứu dân. Người cha nói: Mãng Xà Tinh ba đầu, là con Trăng khổng lồ tu luyện hơn mấy nghìn năm thần thông pháp thuật vô biên đừng nói là Thất Hiệp cho đến một nghìn Thất Hiệp cũng bị con Trăng đó nuốt sạch. Siêu Đại Hiệp nói: Đúng thế người lên tiếng xác nhận của lời nói Siêu Đại Hiệp chính là Tiểu Nhị. Tiểu Nhị nói: Người giết nổi còn xà tinh ba đầu may ra Chí Đại Nhân sống dậy, còn khó có ai làm nổi điều nầy, Siêu Đại Phi nói với cậu thiếu niên bên cạnh, con có biết không. Tiểu Nhị đây chính là người thứ bảy trong Thất Hiệp uy danh lừng lẫy, những người trong quán nghe Siêu Đại Phi nói thế thời ồ lên có người nói thật bất ngờ. Có người nghĩ đã là Thất Hiệp mà cũng làm cái nghề chạy bàn nầy sao, sao không để cho bọn Tiểu Nhị làm, biết chân tướng đã bị bại lộ. Thất Hiệp xuống bếp không bao lâu thời trở ra trên tay bưng hai đĩa thịt bốc hơi thơm phức làm cho ai nấy thấy nhẹ cả người, đặt hai đĩa thịt xuống bàn Tiểu Nhị nói mời Đại Nhân thưởng thức.

Chí Trung không khách sáo ăn ngay. Ăn xong Chí Trung thấy thần lực tăng lên một cách kỳ lạ, Chí Trung hỏi Thất hiệp tiểu nhị, thịt gì mà quý hiếm như thế, Thất hiệp nói chim Trĩ Trắng, và Gà chín cựa, hơn hai mươi người khách đang ăn đều giật, có người kinh hãi, không chỉ có Chim Trĩ Trắng, Gà chín cựa không, mà còn có cả Tiết Liên hàng nghìn năm nấu chung để cho người ăn tăng công lực, thật ra mà nói Thất Hiệp tôi cũng chưa có phúc ăn được món ăn nầy. Đến lúc ấy Nhất Kiếm, cũng như Siêu Đại Phi, chấp tay hướng về Thất Hiệp vị tướng công nầy. Thất Hiệp như hiểu ý phất tay mời ngồi xuống rồi nói. Nhị vị không biết vị nầy đâu, nói xong Thấp Hiệp móc ra năm lượng vàng, năm lượng bạc trả lại cho Chí Trung, tôi được lệnh từ Kinh Đô Xích Quỷ là tiếp đón Chí Đại Nhân cho tử tế. Là con của Chí Đại nhân khi xưa đã giết chết Quỉ Râu Xanh tiếng tăm lừng lẫy. Những người trong quán đồng loạt ồ lên một tiếng chấp tay hướng về Chí Trung thưa rằng. Chúng tôi có mắt như mù, không thấy núi Thái Sơn trước mắt, Chí Trung đáp lễ tôi chỉ là vô danh tiểu tốt nào đáng để các anh hùng ca ngợi quí mến như vậy. Tiểu Nhị Thất Hiệp nói: Thưa Chí Trung Đại Nhân, Đại Nhân đến núi Quỉ diệt Mãng Xà Tinh trừ hại cho dân lành chúc Đại Nhân thành công. Những người trong quán lại một phen kinh hoàng khiếp vía một thân một ngựa đi diệt Yêu Tinh quả là can đảm phi thường, Chí Trung không tiện ở lâu chấp tay thi lễ xin cáo từ anh hùng chư vị. Từ đây đến ngọn núi Quỉ còn xa, Chí Trung tôi xin cáo từ. Chí Trung từ biệt khách anh hùng phi ngựa lao đi vùn vụt, Tiểu Nhị chính là người thứ bảy trong Thất Hiệp, nhìn theo lẩm bẩm cầu mong đại Nhân an toàn trở về.
Một làn gió nhẹ lướt qua nhanh
Nước chảy trong veo suối ngọt lành
Điệp trùng rừng thẳm chim ca hát
Mây nhìn thác suối thú lướt nhanh
Kia kìa ngọn núi cao chót vót
Buông lụa phủ rèm thác trắng tinh
Chợt nghe hương thoảng đầy mặt đất
Sắc màu cùng khắp hoa lung linh.

Càng tiến sâu vào núi Quỉ, những luồng khí lạnh như thấm sâu vào người, Chí Trung chợt nghĩ đến Cha, một mình một ngựa xông vào núi Quỉ giết chết Quỉ Râu Ranh, tuy chết đi nhưng danh tiếng vẩn lẫy lừng cho đến tận ngày nay Chí Trung vô cùng tự hào, có một người Cha đầu đội trời chưng đạp đất, coi sống chết nhẹ tựa lông hồng, lúc nào cũng vì nhân loại, vì dân vì nước mà quên mình. Chí Trung nghĩ đến Cha tâm vững như núi không chút sợ hãi là gì cứ tiếng sâu vào núi Quỉ.
Mây bây cao vút tận tần không
Ngựa đi chầm chậm suối hoa bông
Chợt nghe tiếng thét đầy kinh hãi
Ai kia gặp nạn có phải không.

Chí Trung liền giục ngựa lao về phía ấy, thấy sáu người mặt mày kinh hãi thi nhau chạy bán sống bán chết, không ai nói rõ nên lời. Chí Trung nghe như cây cối ngã rạp. Con ngựa hoảng kinh hí lên khiếp hoãng như muốn bỏ chạy, Chí Trung liền xuống ngựa con ngựa hí lên phóng nhanh trốn mất, Chí Trung chưa biết chuyện gì xảy ra, thời thấy một con Mãng Xà ba đầu to lớn xuất hiện, sáu con mắt đỏ lồm phát ra sáu luồn ánh sáng trông thấy mà phát khiếp. Chí Trung lấy lại bình tỉnh nhìn con Xà Tinh xuất hiện, con Xà Tinh ba đầu thè ba cái lưỡi dài hơn mấy thước quét qua quét lại kình phong tuôn ra ù ù.
Xà Tinh kinh khiếp biết dường bao
Choáng ngộp dài to biết dường nào
Chỉ cần nhúc nhích liền giông tố
Cuồn cuộn chuyển mình núi thành ao
Chí trung đối mặt lòng cương quyết
Trấn tỉnh linh hồn chẳng lãng xao
Tư thế sẵn sàng cho cuộc chiến
Tử sanh còn mất chẳng núng nao.

Con yêu tinh Mãng Xà thấy Chí Trung không chút sợ hãi sẵn sàng chống trả lại nó, nó vô cùng tức giận. Cái đầu chính giữa hút một hòn đá to như con bò lên miệng thổi một cái hòn đá bay đến Chí Trung với một tốc độ kinh hồn Chí Trung thất kinh dùng ảo ảnh pháp thân né tránh ầm một tiếng kinh thiên động địa, cây cỗ thụ hơn mấy người ôm cao hơn mấy chục mét bị ngã đổ, Chí Trung nhìn thấy không khỏi khiếp đảm. Con Mãng Xà quật cái đuôi thì cuồng phong nổi lên cây cối ngã đổ ầm ầm Chí Trung vận thần công chống trả lại cơn cuồng phong do con Mãng Xà tạo ra khủng khiếp, con Mãng Xà thấy Chí Trung chống trả lại cuồng phong bằng giận dữ lao tới há cái mồm to lớn định nuốt chửng Chí Trung. Chí Trung bình tỉnh phi thân lên cao chém vào đầu phía phải Mãng Xà một cái, hào quang kiếm báu tỏa ra lóa cả mắt, Mãng Xà Tinh bị chém bay mất một cái đầu đau đớn gào thét dữ dội bão tố nổi lên ầm ầm mây đen cuồn cuộn mưa xối xả ầm ầm lở núi lở đồi. Cái đầu chính giữa phun ra luồn yêu khí, hầu giết chết Chí Trung, Chí Trung liều mạng múa kiếm phi thân lao tới chém vào đầu Mãng Xà. Đầu bên trái Mãng xà liền thè lưỡi thổi ra một luồng kình lực Chí Trung bị hất văng ra hơn mấy trăm thước Chí Trung chưa kịp rớt xuống đất con Mãn Xà liền bay đến thổi ra một luồng yêu quang giết chết Chí Trung, Chí Trung múa kiếm quang chống trả, ầm ầm long trời lở đất, con Mãng Xà nào để cho Chí Trung kịp trở tay,  thè hai cái lưỡi dài mấy thước quét qua quét lại kình phong tuôn ra ầm ầm đánh tới Chí Trung, Chí Trung múa kiếm quang chống trả, hai bên đánh nhau trời long đất lở hơn mấy giờ liền, Xà Tinh quyết hạ gục Chí Trung liền thổi ra một luồn khí cực độc bao phủ một vùng rộng lớn làm Chí Trung xây xẩm mặt mày té lăng xuống đất nằm bất động con Mãng Xà lao tới há mồm định nuốt chửng Chí Trung. Trong lúc cái chết chỉ còn trong đường tơ kẻ tóc thời có một tiếng quát, yêu tinh hổn láo chỉ nghe ầm ầm đùng đùng long trời lở đất con Mãng Xà bị đánh nát như tương.

Đây nói về Bà Liễu Huệ nhìn Chí Trung rời khỏi gia đình lên Kinh Đô như Linh cảm có gì không may đến gia đình bà. Bà lo lắng không yên, Chí Trung ra đi một ngày hai ngày, cả tuần, rồi đến cả tháng Chí Trung vẩn biệt vô âm tích chẳng thấy trở lại quê nhà. Bà bắc đầu sợ hãi Chí Trung sẽ ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại quê nhà như Cha của nó sao, Bà nhìn Thanh Vân nước mắt Bà ràng rụa. Thanh Vân không khác gì Bà Liễu Huệ lo lắng không yên Thanh Vân nghĩ Chí Trung võ nghệ cao thâm như thế, mấy ai mà hại nổi nhưng sao biệt vô âm tích như vậy, mặt hoa ủ rũ đêm ngày thẩn thờ nhớ Chí Trung không bút mực nào tả xiết.
Một mình lặng ngắm trăng lên
Giọt sương lạc bước còn vương nỗi sầu
Vầng trăng u ám giữa trời
Mưa phùn lất phất lệ nhoài nhớ ai
Chân trời góc biển bơ vơ
Buồn theo cánh nhạn bến bờ xa xăm.

Một hôm Thanh Vân thấy Bà Liễu Huệ quỵ ngã, cô như hồn bay phách tán kinh hãi vô cùng, cô vội đở Bà Liễu Huệ vào giường, Cô ngồi bên cạnh Bà ôm mặt khóc.
Mẹ ơi mẹ có sao không
Lòng con đau buốt xiết bao kinh hoàng
Mẹ ơi đừng bỏ con khờ
Cô đơn giữa chốn Hồng Trần cô đơn
Tai ương ơi hỡi tai ương
Mi gieo tai họa không may cho người
Mẹ Trời ơi hỡi Mẹ Trời
Âu Cơ Mẹ hỡi cứu thời Mẹ con.

Thanh Vân nhớ tưởng đến Mẹ Âu Cơ lòng sầu khổ vô cùng bổng cô nhìn thấy trên đầu giường Bà Liễu Huệ có một chiếc hộp rất đẹp, chiếc hộp như cuốn hút cô, cô vội lấy chiếc hộp lên xem, xem xong cô lại để xuống, cô nghĩ của Mẹ không nên động vào đó, cô lại ôm mặt khóc.

Nói về Bà Liễu Huệ được Thanh Vân dìu vào giường một lúc sau thời bất tỉnh không biết gì nữa, trong hoàng cảnh nầy Thanh Vân chưa biết phải làm sao chỉ biết ôm mặt mà khóc, đến khi cô nhìn thấy chiếc hộp xinh đẹp kỳ lạ trên đầu giường của Bà Liễu Huệ, như thúc giục cô hãy mở nó ra, nhưng cô không dám vì đây là chiếc hộp của Mẹ. Thanh Vân cứ lấy lên để xuống nhiều lần, bổng Thanh Vân như chợt nhớ, không lẽ chiếc hộp nầy đã cứu cô như Chí Trung thường nói. Lần nầy Cô mạnh dạng bốc chiếc hộp lên rồi mở ra hơi thơm trong hộp tỏa ra ngào ngạc, kỳ diệu thay Bà Liễu Huệ cựa mình tỉnh dậy. Thanh Vân mừng quá la lên Mẹ tỉnh lại rồi Mẹ tỉnh lại rồi, bà Liễu Huệ nghe Thanh Vân gọi mình bằng Mẹ, Bà tưởng như mình nghe nhầm bà hỏi con gọi Mẹ bằng gì, Thanh Vân trả lời con gọi Mẹ bằng Mẹ chớ gọi bằng gì nữa. Bà Liễu Huệ ngồi bật dậy nắm lấy tay Thanh Vân nói con nói được rồi con nói được rồi, Thanh Vân chỉ nghĩ đến Mẹ mà quên đi cả mình, đến khi nghe Bà Liễu Huệ nói mình nói được rồi. Thanh vân mừng quá cũng reo lên con nói được rồi, rồi hết câm rồi, Bà Liễu Huệ cũng vui mừng theo cảm ơn Cha Trời, cảm ơn Mẹ Âu Cơ. Thanh Vân nói chiếc hộp, chiếc hộp, cô vội cầm lấy chiếc hộp lên tất cả là nhờ chiếc hộp mầu nhiệm nầy. Bổng chiếc hộp thoát khỏi tay cô bay mất cô hết hồn, thời trên không trung có tiếng nói vọng xuống, ta thừa lệnh Địa Mẫu Âu Cơ thâu chiếc hộp Thiên Tiên về Trời. Mẹ con ngươi vận mệnh thay đổi gặp một hai kiếp nạn nhỏ nữa là hết. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân lạy tạ Cha Trời cũng như Mẹ Âu Cơ.

Nói về Bà Liễu Huệ trải qua nhiều kiếp nạn đời Cha, đời Bà, đời Con, có lẽ con đất nầy không hạp với Dòng Họ Chí, nhưng đến nơi đâu trong khi gia đình cũng không còn khá giả như trước. Thanh Vân thấy Bà Liễu Huệ trong mấy ngày liền   trầm tư suy nghĩ, Thanh Vân thấy vậy hỏi Mẹ có gì không vui sao? Bà Liễu Huệ nói. Có lẽ gia đình chúng ta ở con đất nầy không hợp, nên mới liên tiếp gặp tai ương kiếp họa đến ba đời nhưng Mẹ đã lớn tuổi, Chí Trung lại biệt tích tăm hơi không biết chuyện gì đã xảy ra Bà nói xong rồi thở dài buồn bả vô cùng. Thanh Vân nói thưa Mẹ về ở với con, Bà nói Mẹ đang ở với con đây là gì, Thanh Vân nói không phải ở đây mà là về Thịnh Gia.

Thưa Mẹ quê con ở Thuận Yến Giang, Phúc Châu, cách Kinh đô Xích Quỷ không xa. Mẹ con chết sớm con không có Mẹ, chỉ sống với người chị người Cha, nhưng người chị qua đời cách đây hơn ba năm, Thanh Vân kể lại tất cả cô trên đường về quê ngoại bị nước lụt cuốn trôi, khi con được cứu sống tỉnh dậy không hiểu vì sao lại bị câm, lúc đó con buồn vô kể, lại mang ơn cứu tử của Chí Trung nên con nguyện ở lại đây với Mẹ. Bà Liễu Huệ nói: Con thật tốt bụng, Mẹ cũng muốn rời bỏ ngôi nhà nầy, để đến ở một nơi khác, nhưng Mẹ còn tiền bạc quá ít không đủ để mua đất làm nhà. Thanh Vân nói: Mẹ khỏi lo, nếu Mẹ chịu đi với con thời con sẽ có cách sắp xếp. Bà Liễu Huệ coi Thanh Vân như là con của mình bằng nói tỳ con định đoạt vậy. Thanh Vân nói: Nhà mình chẳng còn thứ gì quý, chỉ có phiến đá báu vật gia truyền, đào lỗ chôn đi là xong, nói cho bà con lối xốm biết coi dùm nhà đi ra một thời gian sẽ trở lại. Con để lại bút tích cho Chí Trung biết là Mẹ đã đến Thuận Yến Giang, Phúc Châu, Thịnh Lão Gia. Thanh Vân là người tài trí khôn ngoan khó có người sánh kịp, từ đây đến Thuận Yến rất xa đi nhanh cũng phải mất năm ngày đường, ở vào thời kỳ nầy đất rộng người thưa xốm làng cách nhau rất xa đồi rừng khắp nơi, trộm cướp lai rai cũng có những nơi hẻo lánh, cọp, beo, sư tử rất nhiều, nếu trục trặc bảy ngày đường cũng chưa chắc đã tới nơi, nên Thanh Vân dự tính đường đi nước bước hết sức là chu đáo đề phòng bất trắc xảy ra, đối phó những tình huấn bất lợi cho mình.

Nói về Bà Liễu Huệ từ lâu nhận ra Thanh Vân là người trọng tình trọng nghĩa hiếm thấy trong đời có thể nói hơn hẳn bà mấy bậc, Bà xem Thanh Vân như là con dâu của mình, nên lúc nào cũng đặc niềm tin hết vào Thanh Vân, Thanh Vân cũng thế với đôi mắt tinh tường của Cô. Cô đã nhận ra Bà Liễu Huệ là người đàn Bà hiếm thấy trên đời, tài, sắc, trung, hiếu, tiết, nghĩa, đảm đang, nghị lực, gan dạ, bao dung, rộng lượng, không bị ràng buộc trong phong tục cổ hủ lạc hậu tập quán, lúc nào cũng đổi mới vương lên, Thanh Vân học hỏi ở bà rất nhiều, nhất là Công - Dung - Ngôn - Hạnh, của Bà Liễu Huệ phải nói là tuyệt vời, và Cô cũng đặc hết niềm tin ở người Mẹ chồng nầy. Bà Liễu Huệ nhìn Thanh Vân hoa dung tuyệt thế, cá lặng, nhạn sa, khuynh quốc khuynh thành, thời nỗi lên một mối lo, cảnh đường xa diệu vợi. Sắc đẹp là cái phúc của người con gái, nhưng nó cũng là cái họa không biết đâu mà lường, cũng như ngọc ngà châu báu, phúc cũng đó mà họa cũng đó, Bà suy đi xét lại tìm ra giải pháp an toàn cho hai Mẹ Con. Bà đề nghị hai Mẹ Con hóa trang thành hai người đàn ông tầm thường nghèo xấu xí, buôn bán làm ăn, để tránh đi tai mắt của kẻ háo sắc, cũng như dấu kín những vàng bạc không cho ai biết. Thế là sáng hôm sau từ trong nhà Bà Liễu Huệ hai người đàn ông bước ra một người đứng tuổi một người trẻ, người già tuổi nhìn ngôi nhà lần cuối lòng bổng nỗi lên một cơn buồn vô tận.
Lòng buồn trải khắp không gian
Nhớ ngôi nhà nhỏ cùng chàng năm xưa
Tình chồng vợ nghĩa phu thê
Mặn nồng chung thủy trọn thề cùng nhau
Ra đi lòng thấy đớn đau
Nếu chàng thương thiếp cùng đi với mình
Đời em chỉ một mình chàng
Lên rừng xuống biển chẳng hề đổi thay
Dù cho trôi giạt khắp nơi
Lòng em chỉ có mình anh sớm chiều
Thương chàng em nhớ bao nhiêu
Tìm con đường sống đổi chiều vận may
Thương chàng lên vút trời xa
Chàng ơi theo thiếp rời xa chốn nầy.

Trong giây phút rời xa ngôi nhà Bà đã gắn bó hơn mấy mươi năm, đôi dòng lệ đầm đìa trước khi từ bỏ ra đi.

Nói về Thanh Vân cùng Bà Liễu Huệ rời xa ngôi nhà thân yêu, không bao lâu thời ra khỏi Huyện Hãi Hậu, đến Huyện An Bình. Huyện An Bình dân chúng thưa thớt đồi rừng khắp nơi cũng là huyện cuối của Đông Hải Châu. Tới Tây Châu.

Nói về Bà Liễu Huệ cùng Thanh Vân đã băng qua nhiều khu rừng cũng đã thấm mệt, Bà Liễu Huệ thấy khác nước vô cùng, nhưng bầu nước đã uống hết từ lâu. Thanh Vân nói ráng lên mẹ chúng ta sắp ra khỏi khu rừng rồi, Thanh Vân cũng khác nước đắng cả miệng trong bầu còn một chút nước không dám uống vì để dành cho Mẹ. Thanh Vân biết Mẹ cũng khác nước như mình, đi hết muốn nổi, Cô liền mở cái bầu nước mang theo dân lên cho bà Liễu Huệ nói, thưa Mẹ, Mẹ uống chút nước cho lại sức Bà Liễu Huệ nói con uống đi Mẹ chịu đựng được. Thanh Vân nói mãi bà Liễu Huệ từ chối không được đành phải uống, uống xong Bà hồi sức trở lại, hai mẹ con đang ngồi nghĩ thời nghe tiếng vó ngựa từ xa vọng lại, Bà Liễu huệ như Linh cảm điều không may, có người đến, có người đến.

Đây nói về Chí Trung sau khi tỉnh dậy thấy mình nằm trong Sơn Động, mình chưa chết sao? mình đang ở đâu đây? Chí Trung chợt nhìn thấy bên cạnh mình  là một Tiên Ông cốt cách siêu phàm râu dài tóc bạc. Chí Trung chưa kịp hỏi gì, thời nghe Tiên Ông nói con nằm ở đây bảy ngày bảy đêm rồi. Chí Trung giật cả mình, hồi tưởng lại tất cả những gì đã trải qua khi nghĩ đến con Mãng Xà ba đầu thần thông pháp thuật vô biên thời không khỏi kinh hãi Chí Trung nghĩ quả là lợi hại, mình không phải là đối thủ của nó. Chí Trung biết người cứu mình không ai khác hơn chính là Tiền Bối Tiên Ông cốt cách thoát tục siêu phàm nầy. Chí trung liền ngồi dậy đến trước mặt vị Tiền Bối Tiên Ông lạy xuống ba lạy thưa rằng vản bối tên là Chí Trung không may gặp nạn may nhờ Tiền Bối Tiên Ông cứu mạng, ơn cứu mạng như trời biển vản bối không biết lấy gì báo đáp chỉ biết lạy Tiền Bối Tiên Ông mấy lạy xin Tiền Bối Tiên Ông nhận cho. Tiên Ông thấy Chí Trung lễ phép biết nhân biết nghĩa như vậy rất hài lòng đưa tay vuốt chồm râu bạc Tiên Ông nói. Có lẽ con cũng đói bụng rồi, Chí Trung nghe Tiên Ông nói thế liền nghe thấy bụng đói như cồn cào. Tiên Ông chỉ những quả đào chín nói con ăn đi, Chí Trung không còn khách sáo gì nữa liền ăn hết ba quả đào, Chí Trung ăn xong thấy trong người khỏe mạnh một cách kỳ lạ hình như kinh mạch thông suốt. Chí trung vận thử thời thấy thần lực cuồn cuộn trong người Vô tận, không khỏi giật mình chuyện gì thế nầy, Tiên Ông như hiểu Chí Trung muốn hỏi gì. Tiên Ông nói, con có biết con ăn ba quả đào Tiên ở nơi nào không Chí Trung lắt đầu không biết. Tiên Ông vuốt chùm râu bạc nói, Tổ Tổ hái nó ở núi Trì Địa cách đây rất xa dãy núi tiếp giáp với cõi trần gian núi thứ 7 trong Năm Non Bảy Núi.

Chí Trung hỏi? Thưa Tiên Ông Năm Non Bảy Núi ở đâu ?
Tiên Ông vút chồm râu bạc mỉm cười con không biết nơi đó đâu, khi con đọc Kinh con sẽ hiểu. Tiên Ông nói. Con biết không chỉ cần ăn một quả đào Tiên thời sáu tháng không cần ăn uống gì cả, công lực tăng lên bằng sáu mươi năm tu luyện, con đã ăn được ba quả thời công lực đã tăng lên bằng 180 năm tu luyện. Chí Trung nghe Tiên Ông nói thế thời kinh hãi vô cùng, trong cái rủi lại được một cái may chưa từng thấy, Tiên Ông lại nói với công lực nầy thời con có thể là thiên hạ vô địch. Nhưng đánh bại được con Mãng xá Tinh, thời còn xa lắm nhưng con không lo vì Tổ Tổ đã giết chết con Mãng Xà trừ hại cho dân lành rồi.

Chí Trung ngơ ngác hỏi: Thưa Tiên Ông con Mãng Xà Tinh lợi hại như thế sao? Lão Ông nói con Mãng Xà Tinh nó đã tu luyện hơn một nghìn mấy trăm năm, nếu không nhờ vào Bảo Kiếm thời đừng nói đến chuyện giết nó, dù cho thiên binh vạn mã cũng bị nó nốt sạch. Chí Trung nghe Tiên Ông nói thế thời hết sức kinh hoàng thảo nào biết bao nhiêu người tài giỏi đều bị Mãng Xà nuốt sạch. Tiên Ông nói: Ngày xưa Cha con giết được Quỉ Râu Xanh là nhờ có Bảo Kiếm, con Quỉ lại xem thường đối thủ, hơn nữa Bảo Kiếm thu hút tinh hoa Nhật Nguyệt bảy ngày bảy đêm lợi hại vô cùng, con Quỉ Xâu Xanh vì xem thường Cha con, không đề phòng bị kiếm báu chém đứt cánh tay máu tuôn lai láng không cầm được máu và cuối cùng kiệt sức bị Cha con giết chết, nếu nó biết Cha con có Bảo Kiếm lợi hại như vậy nó đề phòng thời dù có một trăm Chí Nhân cũng chết dưới tay con Quỉ Râu Xanh. Chí Trung nghe Tiên Ông nói thế, mới biết Cha mình giết được con Quỉ Râu Xanh hoàn toàn đều nhờ ở sự may mắn, tính cao ngạo Chí Trung liền tiêu tan hết thảy. Yêu, Tinh, Quỉ dữ, không phải là loại dễ trêu vào, mà phải thật sự có tài, ít ra phải có thần thông pháp thuật đấu phép với nó.

Chí Trung nghĩ đến Cha liền nhớ đến Mẹ, nhớ đến Thanh Vân, không biết Thanh Vân cùng Mẹ giờ nầy làm gì ở nhà có lẽ lo lắng cho mình lắm. Chí Trung như muốn trở về nhà, vì con Mãng Xà đã chết coi như nhiệm vụ của mình đã hoàng thành. Chí Trung bằng chấp tay thưa với Tiên Ông rằng, con xin từ biệt Tiên Ông trở về nhà để Mẹ con khỏi lo lắng. Tiên Ông nói. Con muốn trở về không được đâu vì nơi đây là đỉnh núi Tuyết Sơn cao nhất trong dãy núi Himalia chỉ có loài chim đại bàng mới bay qua những thung lũng của các ngọn núi còn con người thường không thể lên xuống nơi đây được. Chí Trung nghe Tiên Ông nói thế chỉ biết thở dài,  niềm hy xọng trở về không còn, Chí Trung liền thưa, thưa Tiên Ông còn có cách nào xuống núi được không?
Tiên Ông nói có.
Chí Trung hỏi .
Thưa Tiên Ông con phải làm cách nào để vượt qua trùng trùng thung lũng núi tuyết xuống núi. Tiên Ông nói chỉ còn một con đường duy nhất là luyện tập võ công cũng như pháp thuật thần thông không còn con đường nào khác. Chí Trung hỏi sự luyện tập đó bao lâu? Tiên Ông nói, có thể đến 10 năm 5 năm,1 năm tùy ở tư chất thông minh, cũng như sự khổ luyện của chính bản thân mình, có khi cả đời cũng không xuống núi được. Tiên Ông lấy trong mình ra hai quyển Kinh, một quyển Hậu Thiên Kinh, một quyển Thiên Tiên Kinh nói trong đây ghi chép những võ công tối thượng con chỉ cần luyện tập xong thời vượt qua những ngọn núi tuyết trùng trùng xuống núi. Chí Trung là người thông minh biết đây là nhân duyên kỳ ngộ có một không hai liền quỳ lạy Tiên Ông nói. Con là Chí Trung kính lạy Sư Phụ. Tiên Ông phất tay một luồng kình lực vô hình đở Chí Trung dậy, rồi trao hai quyển Kinh cho Chí Trung. Tiên Ông nói đi theo sư phụ, Chí Trung liền đi theo một hồi thời ra khỏi Sơn Động. Đứng trên đỉnh núi cao cao nhất trong các đỉnh núi Gió thổi ào ào lạnh buốt xương. Chí Trung đứng nơi cửa động nhìn xuống thấy một màu trắng xóa núi non thấp cao lớp lớp trùng trùng điệp điệp bao la dài xa thăm thẳm tưởng chừng như tới tận chân trời, Chí Trung kinh hãi Sư Phụ nói đúng không cách gì vượt qua trùng trùng núi non đầy gió to bão tuyết lạnh buốt nầy xuống núi được, nếu không phải là chim đại bàng thời khó mà vượt qua trùng núi non tuyết phủ nầy. Những cơn gió thổi ào ào lạnh buốt như cắt thịt da cố gắng lắm Chí Trung mới chịu đựng nổi. Tiên Ông nhìn Chí Trung nói nếu không nhờ ăn ba quả đào Tiên thời con chết cóng từ lâu rồi, con hãy vận công chống trả lại cái lạnh Chí Trung liền làm theo, một luồng hơi nóng từ đan điền tỏa ra khắp cùng châu thân Chí Trung không còn thấy lạnh nữa. Tiên Ông nói: Con nhìn thấy một tản đá khổng lồ lớn bị tuyết phủ kia không. Chí Trung nói dạ đệ tử đã thấy. Tiên Ông nói: Con hãy xem đây Tiên Ông dơ bàn tay lên nắm lại sè ra tức thời Chí Trung nghe tiếng rít lên đinh tai nhứt óc tản đá khổng lồ đầy tuyết phủ kia liền bị xẻ ra làm trăm mảnh Chí Trung nhìn thấy không khỏi rởn óc kinh hồn khiếp vía.

Chí Trung hỏi thưa Sư Phụ đây là loại võ công gì mà khũng khiếp như thế?

Tiên Ông nói: Chiêu pháp vừa rồi là một trong 18 chiêu trong Tiên Thiên Thần Công Bí Pháp. Tiên Ông nói: Con đưa Bảo Kiếm gia truyền cho sư phụ, Chí Trung liền trao Bảo Kiếm dân lên Tiên Ông. Tiên Ông nhận xong Bảo Kiếm nói, tuy đây không phải một trong bảy Bảo Kiếm Trấn Quốc, nhưng không có Bảo Kiếm nào qua được nó, nó có tên là Triệt Quỉ Kiếm, yêu tinh quỉ dữ gặp Bảo Kiếm nầy là xong đời. Oai lực Bảo Kiếm nầy vô biên, nếu chưa luyện được Tiên Thiên chân khí thời khó mà phát huy hết tác dụng uy lực của nó. Khi xưa Cha con đánh với Qủi Râu Xanh cũng chí phát huy một phần trăm uy lực của Bảo Kiếm mà thôi. Tiên Ông nói xong rút kiếm ra chuyển vận Tiên Thiên chân khí vào Bảo Kiếm tức thời muôn đạo hào quang tỏa ra chóa cả mắt. Sau đó thời sấm sét nổi lên ầm ầm kinh thiên động địa, Tiên Ông liền chém xuống ngọn núi tuyết bên kia, tức thời chỉ nghe ầm ầm long trời lở đất ngọn núi tuyết bên kia đổ xuống ầm ầm. Chí Trung nhìn thấy cảnh đó không sao tưởng tượng nổi cớ ngở đây là một giất chiêm bao, nghĩ lại tài năng của mình trước đây, như hạt các trong sa mạc, như đôm đốm trước thái dương, Chí Trung liền tỉnh ngộ bỏ hết tạp niệm  cầu mong luyện được võ công cái thế nầy.
Nói về:
Núi non tuyết phủ một màu
Khắp nơi mây trắng mảnh đời cô đơn
Xa xôi muôn dặm quan sang
Lòng không dập tắc vấn vương tơ tình
Trời cao đất rộng một màu
Quản chi khó nhọc đêm ngày luyện công
Lửa lòng ngụi lạnh núi non
Lấy câu vận mệnh vấn an nỗi lòng.

Nói về Tiên Ông ở lại với Chí Trung giảng giải Kinh Hậu Thiên, Kinh Thiên Tiên cho Chí Trung nghe, Tiên Ông giảng tới đâu Chí Trung nhớ tới đó, hơn một tháng Chí Trung đã thuộc làu.


Tiên Ông khen tư chất của con thông minh hiếm thấy chỉ cần hơn một tháng mà con đã thông suốt, muốn thuộc hai quyển Kinh nầy ít nhất cũng phải một năm đó là nói đến người sáng láng thông minh, còn người ngu đần thời suốt đời không thể nào thuộc được. Tiên Ông nói Sư Phụ ở trên cõi Trời Đao Lợi Thiên biết con mắt nạn nên xuống trần cứu giúp. Sư Phụ chính là Tổ Tổ ông bà cao đời của con, Tổ Tổ theo Quốc Tổ Vua Hùng dựng nước Văn Lang có công  diệt loài thủy quái Thuồng Luồng, nên được Quốc Tổ Vua Hùng trao Bảo Kiếm. Chí Trung nghe Sư Phụ nói thế thời mừng rở kêu lên thì ra Sư Phụ chính là Tổ Tổ của con, Chí Trung hình như nhớ ra một điều gì hỏi, Tổ Tổ có gặp Cha con không? Tiên Ông mỉm cười nói Mẹ con khá lắm Cha con chờ Mẹ con trên Trời. Tiên Ông nói: Nhờ lòng con lúc nào cũng nghĩ đến dân chúng nghĩ đến non sông Tổ Quốc nên kiếp nạn cũng sắp chấm dứt, khi con diệt xong con Quỉ tu luyện thành người, làm hại dân lành biên giới Tây Bắc Văn Lang, kiếp nạn không còn hồng phúc kéo đến, gia đình đoàn tụ, sống an vui hạnh phúc, con cái cháu chắt đầy đàn nói xong Tiên Ông biến mất. Chí Trung ở lại một mình trong Sơn Động, một nỗi cô đơn lạnh lẽo bao trùm khắp nơi, nhưng xuống núi thời không thể nào xuống được. Chí Trung nhớ lại lời nói Tổ Tổ nói muốn xuống núi không còn con đường nào khác hơn, là tu học võ công đến thượng thừa. Chí Trung là người thông minh liền loại bỏ hết tạp niệm tâm linh an định như hư không, lần lần không còn gợn một chút mảy trần nào nữa, tập trung tu luyện võ thuật thần thông. Chí Trung vốn từ nhỏ ham thích nghiêng cứu các môn võ thuật, tu thiền, luyện khí, bấm huyệt, cũng như nhờ học được võ công gia truyền, nên tu thiền luyện khí không khó. Chí Trung hít một luồng không khí sâu xuống tận đan điền kết hợp với khí Tiên Thiên. Tức thời từ nơi đan điền một luồng hơi nóng cuồn cuộn tỏa ra khắp châu thân. Chí Trung dùng tư tưởng dồn luồng khí nóng Tiên Thiên trở lại đan điền, rồi dùng ý tưởng dẫn khí Tiên Thiên khai thông các huyện đạo. Chí Trung dẫn khí thông xuống huyệt Trung Nguyên, thông xuống huyệt Trung Cực, thông xuống huyệt Khúc Cốt, ( xung môn) dùng ý tưởng nhí nhí hậu môn, dẫn Tiên Thiên chân khí tràn qua xương cụt. Theo xương sống chạy lên đỉnh đầu, từ xương cụt thông lên huyệt Yêu Di, thông lên huyệt Yêu Dương Quang, rồi đến Thừa Phù, Tích Trung, Trung Khu, rồi thông lên Thần Đạo, Thân Trụ, Đào Đạo, Đại Chùy, rồi thông lên Chùy Đỉnh, Á Môn, rồi đến Phong Phủ thông lên huyệt Bách hội. ( đỉnh đầu). Rồi từ đỉnh đầu Chí Trung tiếp tục dùng tư tưởng dẫn khí chạy về phía trước, thông xuống huyệt Tinh Minh, Dương bạch, thông qua hai huyệt Thái Dương, xuống huyệt Ngự yêu, Toán Túc, Tức Bạch, dùng tư tưởng vận khí thông xuống Cự Liêu, thông Xuống Nhân Trung, Thừa Tương, Đại Nghinh, thông xuống cổ xuống ngực, thông xuống huyệt Cửu Vĩ thông xuống đan điền, tích tụ thần công nơi đây biển khí hải. Chí Trung dẫn chân khí Tiên Thiên khai không hàng loạt các huyệt đạo bắt đầu từ dưới rún huyệt đan điền biển khí hải vận hành chân khí xuống xương cụt, từ xương cụt chạy qua sau lưng chạy lên đỉnh đầu, rồi từ đỉnh đầu chân khí chạy xuống tráng, xuống mắt, xống mũi, xuống miệng, xuống cổ, xuống ngực, xuống đan điền. Thời coi như đã khai thông các huyệt đạo từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, một vòng Thái Cực. Chí Trung cứ thế vận hành khí hóa lưu thông huyệt đạo, Chí Trung càng vận hành càng thấy trong cơ thể hình thành lên một con sông lớn chảy từ trước chảy ra sau, từ sau chảy đến trước, từ trên chảy xuống dưới, từ dưới chảy lên trên, càng ngày càng trào dân cuồn cuộn mạnh mẻ vô cùng. Chí Trung lại dẫn chân khí từ Bách Hội ( đỉnh đầu ) dùng tư tưởng dẫn chân khí phân ra hai bên ( lưỡng nghi ) thông xuống hai huyệt Xuất Cốc, thông xuống hai huyệt Nhĩ Môn, thông xuống hai huyệt Thính Hội rồi đến hai huyệt Hạ quang, thông xuống hai huyệt Ế Phong, hai huyệt Hạ Ế Phong, thông xuống hai huyệt Giáp xa, xuống cổ xuống bả vai. Dùng tư tưởng dẫn khí thông xuống nách khai thông hai huyệt Vân Môn, hai huyệt Chương Môn, thông xuống hai huyệt Đới Mạch, hai huyệt Đại hành, thông xuống hai huyệt Ngũ Xu, Duy Đạo, dẫn khí thông xuống xương cụt hai luồng chân khí nhập chung lại một. Rồi dẫn chân khí từ xương cụt chạy ra sau lưng theo xương sống chạy lên đỉnh đầu, rồi từ đỉnh đầu phân làm đôi hai luồn chân khí chạy xuống tai, xuống cổ, xuống vai, xuống Nách xuống hai bên mông bắp vế trở lại xương cụt, một vòng lưỡng nghi, cứ như thế Chí Trung vận hành chân khí tuần hoàn khai thông huyệt đạo, theo Tiên Thiên vô cực, Hậu Thiên lưỡng nghi, hết ngày nầy sang tháng kia. Chí Trung vận Tiên Thiên thần công thông ra tứ chi làm cho các huyệt đạo thông suốt. Chí Trung không biết là mình luyện tập thời gian bao lâu, chỉ thấy thân thể nhẹ tựa lông hồng, không còn thấy lạnh lẽo chi nữa biết rằng mình đang chung sống với tuyết. Chí trung bổng nghe thấy một mùi thơm kỳ lạ liền lao ra khỏi cửa Sơn Động. Thời thấy xa có nhiều loài chim bay lượng trên bầu trời, cách xa Sơn Động hàng dặm, Chí Trung nghĩ không lẽ mùi thơm từ đó lan đến đây. Từ đây đến đó vượt qua bao hố sâu núi tuyết thăm thẳm Chí Trung nghĩ không cách gì tới đóđược thật tiết quá, Chí Trung thấy đàn chim xấu xé nhau lao lên lao xuống dữ đội. Chí Trung hít một luồn chân khí vào đan điền hầu trút đi buồn phiền không ngờ thấy thân người nhẹ bổng như muốn bay lên. Chí Trung liền nhích chân theo pháp Thăng Thiên bí lục gia truyền không ngờ Chí Trung nhích chân một cái thân hình liền bay cao lên chín mười trượng. Chí Trung lơ lững trên hư không hoãng kinh, nhưng sau đó lấy lại bình tỉnh, Chí Trung vận Tiên Thiên thần công toàn thân tức thời lơ lững trên không, không rớt xuống. Chí Trung phát hiện ra sự kỳ diệu nầy liền dùng lăng không bộ pháp kinh công tưởng niệm lướt đi, thời kỳ diệu thay Chí Trung bay đi như một loài chim. Chí Trung liền phi thân bay đến chỗ đàn chim đang cấu xé lẫn nhau. Ở trên không Chí Trung thấy một quả tuyết liên to lớn kỳ lạ đang tỏa hương thơm ngào ngạc, Chí trung thấy bụng đói cồn cào không còn chần chờ gì nữa lao nhanh xuống  chỗ quả tuyết liên, Chí Trung chưa kịp hái thời mười mấy con chim đại bàng to lớn từ trên không lao xuống nhanh hơn tên bắn mấy mươi móng vuốt chụp tới, ai nhìn thấy cũng phải kinh hồn bạc vía, nghĩ rằng Chí Trung khó mà thoát chết. Chí Trung tức tốc Chí Trung vận Tiên Thiên chỉ công trong Tiên Thiên thần công đánh lên chỉ nghe chỉ phong réo lên đinh tai nhứt óc hơn mười mấy con đại bàng chết không kịp kêu, chỉ còn một hai con là thoát chết kêu lên kinh hãi, kinh khiếp bay đi mất dạng. Các loài chim khác cũng khiếp đảm bay đi hết, Chí Trung không ngờ Tiên Thiên chỉ công lợi hại đến khủng khiếp như thế. Chí Trung hái quả tuyết liên ăn ngay vào miệng, thời thấy thần lực tăng lên ngùn ngụt thân hình như muốn bay lên không trung, không còn thấy đói khác gì nữa cả. Chí Trung biết đây là cơ hội nghìn năm có một không hai tu luyện mau đạt đến tối cao của võ học, liền phi thân bay về Động. Chí Trung giờ đây không khác gì chim đại bàng bay qua những thung lũng núi tuyết. Chí Trung bay lượn trên không trung tập luyện lăng không bộ pháp cho đến khi thành thục.
Bay lượn trên không thật tuyệt vời
Nghiêng mình đảo lộn khắp nơi nơi
Sải cánh dang tay ôm trời đất
Phỉ chí hùng anh một cuộc đời.

Chí Trung hạ chân xuống núi tuyết luyện tập ảo ảnh thân pháp duy chuyển như ma quỉ, Chí trung luyện tập không bao lâu thời không còn thấy Chí Trung đâu nữa. Ảo bộ pháp Chí Trung luyện tới cảnh giới tàn hình rồi con mắt thường không thể nhìn thấy được. Từ đó Chí Trung chú tâm tu luyện Hậu Thiên Chân Kinh, Tiên Thiên Chân Kinh, đạo pháp, thuật pháp, kiếm pháp, thời gian cứ thế trôi qua, Chí Trung ngày đêm chuyên tâm luyện tập võ công không còn nhớ gì đến Mẹ đến Thanh Vân nữa.
Một mình ở chốn núi non
Ngày đêm luyện tập quên luôn đất trời
Võ công đạt đến thượng thừa
Chờ ngày trở lại quê nhà đoàn viên.

Đây nói về Bà Liễu Huệ cùng Thanh Vân vượt qua quảng đường dài phần nhiều là rừng đồi cây cối rậm rạp, chim kêu vượn hú, không một bóng người. Những đồi rừng nối tiếp nhau hơn mười mấy dặm nổi tiếng là đồi rừng Ma, không biết bao nhiêu người qua đây thường là gặp nạn nhất là phụ nữ. Mẹ Con Bà Liễu Huệ đi qua những khúc quanh hai bên đường cây cối rậm rạp không khỏi lạnh mình rởn óc.
Rừng xanh xa tận chân trời
Chim kêu vượn hú hổ gầm sói tru
Mặt trời ngã bóng về Tây
Vắng người, lặng ngắt rừng cây bạt ngàn
Đường đi quanh quẹo lượn vòng
Trong lòng rờn rợn hãi hùng xiết bao.

Bà Liễu Huệ uống xong ngụm nước thời thấy trong người hồi sức trở lại sau một đoạn đường dài vượt qua đồi rừng khác đắng cả họng. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân bổng nghe thấy tiếng ngựa sau lưng từ xa xọng lại Bà Linh cảm như điều gì không may. Từ một khúc quanh sau lưng ba người cỡi ngựa hiện ra, khi chúng đến gần Bà Liễu huệ cũng như Thanh Vân giật mình vì thấy chúng không giống người tử tế. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân giả đò không thấy chúng để cho chúng đi qua, không ngờ chúng không đi qua mà dừng lại sáu con mắt lôm lôm nhìn Thanh Vân cũng như Bà Liễu Huệ. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân thấy chúng dừng lại lôm lôm nhìn mình thời trong lòng kinh hãi hai quả tim đập thình thịch, Bà Liễu huệ lấy lại bình tỉnh nói chúng ta đi thôi Thanh Vân , bổng một tiếng quát chói tai đứng lại đó. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân nghe tiếng quát biểu đứng lại thời điến cả hồn. Tên mang thanh đao nói với hai người kia Đại Ca Tứ Đệ hai người nầy cũng khá đấy chứ. Tên mang kiếm nói, lục soát trong mình chúng lấy đi tất cả.

Tên cầm cái quạt hích hích bộ mặt đầy nốt ruồi với cái môi dưới dày như cái thớt trề ra như máng heo trông ngu đần đồ tể làm sao, Gã ra giọng đàn anh nói hai đệ đừng vội hai thằng nhóc nầy làm gì được chúng ta, hơn nữa nơi đây hoang vắng vô cùng, mặt trời cũng đã về chiều rồi, không có tốp đoàn nào vào đường rừng nầy nữa đâu, ba ta bởn cợt với chúng một trận cho đã đời rồi cho chúng một đao về chầu âm phủ, quăng xác chúng vào rừng cho cọp ăn là xong. Hai Mẹ Con Thanh Vân nghe bọn chúng nói bởn cợt cho đã đời thời rung lên cần cập.

Thanh Vân lấy lại bình tỉnh nói các hạ muốn gì ở hai chúng tôi. Tên mang đao nói thằng nầy lại cái hay sao mà nói giống tiếng đàn bà con gái thế. Bà Liễu Huệ sợ chúng phát hiện ra hai mẹ con là gái giả trai liền giả giọng khàn khàn nói hai anh em tôi nào có tội gì xin các vị tha thứ cho. Tên mang kiếm quát mau lột hết quần áo chúng vét sạch lấy sạch nếu kháng cự thời cho một kiếm đi đời. Tên mang đao nhìn hai mẹ con Thanh Vân rút đao ra cái sọt ánh đao sáng ngời quát, mau cởi lột hết quần lột áo ra, bỏ hết lại đây. Thanh Vân lúc nầy bình tỉnh lạ thường không còn chút sợ hãi nhìn tên mang đao hung tàn bạo ngược, thấy bộ mặt phúng phính trông chẳng khác gì mặt con lợn ú nu ú nần, còn tên mang kiếm bộ mặt như mặt khỉ cái mũi vừa ngắn vừa to trống hoát như hai ống tre. Còn thằng cầm quạt thời cái môi dày trề ra như cái máng lợn, ba thằng nầy nhìn sơ qua cũng biết là bọn bất lương nếu chọc giận chúng, chúng sẽ giết không tha, không khéo lại làm nhục mình nữa là khác. Thanh Vân lễ phép nói giọng sợ hãi khàn khàn, bẩm ba đại hiệp hai anh em tôi lên Kinh Đô tìm người quen xin Ba đại hiệp tha mạng, anh em tôi tự nguyện dân lên tất cả những gì hai anh em tôi có. Tên cầm cái quạt nghe Thanh Vân gọi mình bằng đại hiệp thời không còn muốn giết hai Mẹ Con Thanh Vân nữa. Người mang kiếm quay lại hỏi người cầm quạt thưa đại ca xử lý hai thằng nầy ra sao? Người cầm quạt nói nghĩ tình hai anh em nó tôn ba chúng ta là đại hiệp nên tha tội chết, nhưng phải lấy hết những gì chúng mang theo. Biết không còn con đường nào khác, cứu lấy sinh mạng là tất cả, Bà Liễu Huệ định đưa hết vàng bạc cho chúng, Thanh Vân ngăn lại nói anh khoang đưa cái đã. Tên mang kiếm mặt hơi hơi bò cái, quát! hai ngươi định đấu lại tam quỉ nầy sao, Thanh Vân nghe bọn chúng xưng tam quỉ thời Lạnh cả người. Thanh Vân  khôn khéo thưa, thưa ba đại hiệp anh em tôi chỉ là con thỏ nào dám vuốt râu hùm . Anh em tôi sợ đưa hết vàng bạc cho ba đại hiệp, ba đại hiệp không giữ lời hứa giết anh em chúng tôi thời biết làm sao? Người cầm đao nói: Đại ca ta nói không giết là không giết ngươi lôi thôi quá, người mang kiếm nói nếu hai anh em ngươi không đưa hết còn dấu, ta lục trong mình hai ngươi mà còn thời giết chết không tha. Bà Liễu Huệ biết đã gặp phải bọn sát thủ chỉ còn cách là để lại tất cả cho chúng may ra mới cứu lấy sinh mạng của mình mà thôi. Bà đặc hành lý xuống móc trong mình ra một túi đựng vàng bạc đưa hết cho tên cầm quạt tên cầm quạt nhận lấy cái túi mở ra xem thời cả ba đều lóa cả mắt vì trong túi có hơn mười lạng vàng mười lạng bạc. Chúng lao xuống lấy cả hành lý của hai mẹ con Thanh Vân rồi phóng lên ngựa lao đi mất hút. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân thở phào biết là mình vẩn còn sống sót, hai người ráng sức vượt qua khu rừng may đoạn đường rừng không dài lắm, hai mẹ con đi không bao lâu thời rời khỏi đường rừng đến một thị trấn nhỏ cũng vừa đúng lúc mặt trời lặng xuống núi, may thay lúc ấy gặp một tốp thợ săn cũng đi vào thị trấn nhỏ. Hai mẹ con Thanh Vân liền đi theo thị trấn nhỏ nầy toàn là quán xá buôn bán động vật hoang dã những đoàn thợ săn cũng như những người phương xa đến mua bán trao đổi thịt rừng tấp nập. Hai bên đường rất nhiều quán xá Bà Liễu Huệ nghe mùi chiên xào thời nghe bụng đói cồn cào chịu không nổi, Thanh Vân cũng đói lã người lại còn khác nước khô cả họng. Bà liễu huệ nhìn Thanh Vân rơi nước mắt, vàng bạc chúng lấy hết rồi khổ con quá, Thanh Vân thấy Bà Liễu Huệ khóc, Thanh Vân nói con còn bạc Bà Liễu huệ như không tin ở tai mình hỏi lại con nói sao, Thanh Vân dắc bà Liễu Huệ vào một cái quán cũng khá sang trọng, Thanh Vân kêu mấy đĩa thịt rừng cũng như nước uống. Hai người đói quá ăn một loáng là hết sạch, Thanh Vân nhìn thấy khách trong quán cũng đông toàn là khách buôn bán, xen lẫn không ít bọn gian hồ, cũng không thiếu những tay anh chị, mà Cha cô thường kể cho cô nghe. Những hạn người nầy. Thanh Vân kêu chủ quán tới nói chủ quán cho ta một phòng nghĩ thượng hạn. Thanh Vân móc trong mình ra một ít bạc lẽ trả cho chủ quán, Bà Liễu Huệ không biết Thanh Vân có số bạc lẽ từ lúc nào, vì Thanh Vân ở nhà bà chưa một lần ra khỏi nhà không hiểu Thanh Vân kiếm ở đâu ra số bạc lẽ như thế. Vì quá mệt mõi đi đường xa hai người ngủ cho đến mặt trời lên cao mới thức dậy.

Nói về Bà Liễu Huệ cùng Thanh Vân vì cả ngày vượt đường xa, nhất là đi qua qua rừng ma đầy sỏi đá lại thêm đói khác chân đã bong sưng sít chút nữa thời bỏ mạng nên ngủ thiếp đi mặt trời lên cao mới thức dậy, ông chủ quán thông cảm không lấy thêm bạc. Thanh Vân cảm thấy trong người hồi phục khỏe mạnh như cũ không còn thấy mõi mệt nữa, nhưng chỉ còn đôi chân là vẩn còn đau nhứt vì đi ròng rã cả ngày bong cả hai bàn chân, Thanh Vân là tiểu thơ đài các đi trên xe cộ ngồi trên nhung lụa, chưa bao giờ có cảnh đi xa vượt qua sỏi đá đồi rừng như thế nầy không nghĩ đến mình, mà lúc nào cũng nghĩ đến Mẹ, lo cho Mẹ, từng miếng ăn giất ngủ. Thanh Vân thấy chân mẹ vẩn còn đi chưa được bình thường lo lắng hỏi chân Mẹ có sao không? Bà Liễu Huệ nói chân Mẹ không sao đâu con, Bà nhìn Thanh Vân nào khác gì Bà đi những bước đi cà nhắc không được bình thường thời lòng xót xa vô kể. Thanh Vân gọi chủ quán hãy dọn lên cho ta những món ăn ngon bổ dưỡng mục đích cho Mẹ Bà Liễu huệ ăn ngon đầy đủ dinh dưỡng hồi phục sức khỏe. Thấy Bà Liễu Huệ ăn hơi yếu Thanh Vân lo lắng hỏi những món nầy Mẹ ăn được không con kêu món khác cho Mẹ. Bà Liễu Huệ thấy trong lòng ấm áp, vì Thanh Vân lúc nào cũng lo cho Bà, thậm chí còn hy sinh tất cả cho Bà. Bà nghĩ có trải qua bao gian nan nguy hiểm đường dài, mới thấy hết tấm lòng cao quý đối nhân xử thế Thanh Vân. Thanh Vân tính toán suy nghĩ từ đây về đến Thuận Yến Giang, Phúc Châu cũng hơn năm ngày đường nữa, phải nói là đường xa vời vợi. Mẹ lại chân còn đau nên Thanh Vân ở lại quán trọ thêm mấy ngày ăn uống ngủ nghĩ dưỡng sức, Bà Liễu Huệ lúc nào cũng thấy Thanh Vân xài sang lo cho Bà đủ thứ, Bà lo lắng nói vàng bạc chúng lấy hết rồi còn đâu mà con lo cho Mẹ tốn kém như vậy. Thanh Vân nói thưa Mẹ, Mẹ đừng lo con có cách. Thanh Vân bằng kêu chủ quán tới hỏi. Nầy chủ quán có chỗ nào trao đổi buôn bán vàng bạc không Chủ quán vui vẻ trả lời, cách đây hai dãy nhà có một tiệm buôn, buôn bán vàng bạc cũng khá lớn, hai vị tới đó mà mua sắm. Thanh Vân cùng Bà Liễu Huệ ăn xong tìm đến tiệm buôn bán vàng bạc, đúng như lời chủ quán nói Thanh Vân cùng Bà Liễu Huệ đi qua hai dãy nhà thời thấy có một tiệm buôn bán vàng bạc khá lớn, trước nhà đề bản hiệu tiệm buôn vàng bạc Thị Trấn Hà Châu. Thanh Vân nói Mẹ ở đây chờ con. Con vào đó rồi ra ngay, Thanh vân nói xong thời đi ngay vào tiệm buôn bán vàng bạc. Bà Liễu Huệ ở ngoài đợi khá lâu chưa thấy Thanh Vân trở ra hơi lo, Bà tính vào trong đó xem thử có chuyện gí xảy ra không sao mà lâu quá vậy. Bà định đi vào thời thấy Thanh Vân trở ra, Bà Liễu Huệ hỏi con làm gì trong ấy lâu quá vậy, làm Mẹ ở ngoài nầy lo sợ quá, Mẹ định vào đó xem thử thấy con ra nên thôi. Thanh Vân nói ông chủ tiệm vàng bạc nầy gian xão quá, chiếc vòng quý giá như thế mà ông ta chỉ trả có mười lượng vàng năm lượng bạc vì ít quá con kèo nài mãi tên chủ tiệm không chịu thêm lên mà đòi còn bớt xuống. Cuối cùng con đành phải bán với giá rẻ mèm chỉ mười lượng vàng với năm lượng bạc. Bà liễu Huệ không ngờ chiếc vòng đeo tay của Thanh vân lại có giá như vậy, Bà nghĩ chỉ vài lượng bạc là cùng, nào hay Thanh Vân bán với giá mười lượng vàng năm lượng bạc mà còn nói rẽ bèo. Mẹ Con Thanh Vân có vàng bạc không sợ đói khác nữa chân cũng đã hết đau lại có vàng bạc làm lộ phí ăn theo dọc đường.

Đây nói về ông chủ buôn bán vàng bạc, thấy Thanh Vân có chiếc vòng ngọc có những hạt kim cương quý hiếm vô cùng, gã định nuốt luôn nhưng vì ban ngày ban mặt khách buôn bán lui tới đông đúc không tiện ra tay. Thanh Vân ra giá chiếc vòng ngọc có những hạt kim cương lấp lánh măm mươi lượng vàng, chủ tiệm chê mắt nhưng không muốn trả lại vòng ngọc lại cho Thanh Vân, Thanh Vân làm dữ Gã mới trả giá mười lượng vàng năm lượng bạc. Nghe ông chủ cải vả với người bán, bọn trộm cướp tới gần lén nghe, chúng nghe rõ là ông chủ trả giá mười lượng vàng năm lượng bạc. Từ đó chúng theo dõi Thanh Vân ráo riết, chúng bàn tính với nhau, hai gã đàn ông kia có nhiều thứ quý giá lắm, vừa rồi Gã trẻ hơn bán chiếc vòng gì đó tới mười lượng vàng năm lượng bạc. Chỉ cần bấy nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta sung sướng rồi một gã nói chúng ta hai người ít quá chỉ cần thê thêm ba tay có võ công đi theo sau chờ khúc đường vắng vẻ làm thịt hai gã đàn ông yếu đuối kia thật đễ dàng. Nói về Bà Liễu Huệ cùng Thanh Vân nào có hay biết gì sau khi rời khỏi quán trọ mua thêm mấy bầu nước lên đường. Bổng có một người trung niên cũng từ trong quán trọ đi ra mang thanh kiếm sau lưng hỏi mẹ con Thanh Vân, Nhị Vị đi về đâu. Bà Liễu Huệ giả giọng khàn khàn trả lời hai cha con tôi đến Phúc Châu. Người trung niên nói thì ra chúng ta đi cùng đường tôi đến Giang Tây, thế là ba người cũng đi chung trên một đường dài đi hơn nữa ngày thời đến một thị trấn, ba người vào quán ăn một ruột no bụng rồi tiếp tục lên đường, đi thêm một đoạn đường dài nữa thời tới một thị trấn lớn người đông đúc qua lại người trung niên dừng lại nói trời cũng sắp tối nhị vị hãy vào thị trấn mà nghĩ qua đêm. Hình như có người theo dõi chúng ta từ sáng đến giờ, nhưng bọn chúng chưa dám ra tay, nhị vị đi đường xa hết sức cẩn thận, bèo bọt gặp gở cũng phải đến lúc chia tay, tạm biệt hai vị người trung niên nói xong đi về một hướng khác.

Nói về hai Mẹ Con Thanh Vân được sự cảnh báo của người trung niên tốt bụng dáo gác nhìn xem có ai theo sát mình không. Thanh Vân nói phía trước hình như là quán trọ thì phải hai người liền vội vã bước nhanh đến nơi. Bà Liễu Huệ nhìn quán trọ thấy bản hiệu họa tiết Đông Mai trông bề thế vô cùng khách ra vào tấp nập. Bà thấy Thanh vân như đang tìm ai đó, bà đứng bên yên lặng Bà nghe tiếng Thanh Vân thở dài liền hỏi con làm sao vậy, Thanh Vân trả lời không sao đâu Mẹ, con tìm người quen nhưng không thấy ai cả, Bà Liễu Huệ chỉ lấy làm lạ nhưng không hỏi. Thanh Vân dắt tay Bà đi Mẹ, hai người bước vào trong quán, quán lớn như thế mà không còn cái bàn nào trống Thanh Vân nhìn quanh nhìn quất thấy có một cái bàn nhỏ vừa đủ cho hai người Thanh Vân nói đến chỗ kia ngồi mẹ. Những người phục vụ ở đây thật lão luyện không những nhanh chóng mà cũng biết cách ăn nói nữa. Hai Mẹ Con vừa ngồi xuống ghế thời người phục chạy đến ra chiều lễ phép thân mật thưa quý khách dùng gì? Thanh Vân nói làm cho vài món đặc sản ở vùng nầy, người phục vụ nghe Thanh Vân sành điệu như thế thời hơi có vẻ kinh ngạc vì hai vị khách nầy đâu phải là khách thượng lưu. Thanh Vân lắng nghe lời trao đổi những vì khách xem có ai cùng đường lên kinh đô với mình không, nhưng không thấy ai là người cùng đường với mình hai Mẹ Con Thanh Vân ăn xong liền thê phòng trọ để ngủ qua đêm. Thanh Vân trằn trọc trăn trở mãi không sao ngủ được vì đường dài còn quá xa, còn phải vượt qua những nơi hoang vắng không người ở nguy hiểm vô cùng.
Trải bao kiếp nạn đường đời
Gian nan nguy khốn chân trời bơ vơ
Tiếng gà dục dã gáy mau
Chân trời hừng sáng lao đao đường dài
Gội sương tắm gió bao ngày
Cuộc đời đã nhốm phong trần gian truân.

Mặt trời đã lên cao, con người cũng chia nhau trăm ngả, người lên núi, kẻ xuống biển, người về quê kẻ lên Kinh, hai Mẹ Con Thanh Vân đường còn xa vời vợi nên đã vội vã lên đường. Thanh Vân nói kìa mẹ phía sau mình có tốp người đi cùng đường với mình thì phải, hai Mẹ Con Thanh Vân chờ người đến nhập hội đi chung, càng về trưa số người đi chung càng ngày càng ít vì họ tẻ đi theo các ngả đến trưa thời chỉ còn lại có ba người. Hai Mẹ Con Thanh Vân cùng người thanh niên trạc độ 19 tuổi trông có vẻ khôi ngô tuấn tú lắm, chàng ta ít nói chỉ lầm lì vát trên vai một bao đồ lớn không biết là đựng thứ gì trông có vẻ nặng lắm. Thế mà chàng ta vát đi như không từ sáng đến giờ hơn nửa ngày mà không hề thấy mệt phải nói là có sức khỏe hơn người. Chàng trai ấy có lẽ là người tốt bụng không muốn bỏ rơi Mẹ Con Thanh vân, nên vừa đi vừa chờ hai người. Thanh Vân thấy người trai trẻ thanh niên nầy có vẻ đứng đắng bắt chuyện làm quen hỏi. Thưa tráng sĩ tráng sĩ đi về đâu?

Chàng thanh niên nói: Nhà tôi ở nơi hoang vu từ đây đến đó không còn nhà dân nào nữa, từ hoang vu nghe xa lạ làm sao Thanh Vân dù có tò mò nhưng chỉ biết nghe không dám hỏi thêm gì nữa. Bà Liễu Huệ hỏi từ đây đến nhà tráng sĩ còn bao xa, chàng thanh niên tốt bụng không ngần ngại trả lời khoảng hơn 20 dặm đi tới chiều mới tới. Thanh Vân hỏi đây có phải là con đường lên Kinh Đô Xích Quỷ không? Chàng thanh niên trả lời: Tuy là con đường lên Kinh Đô Xích Quỷ nhưng ít ai đi con đường nầy, vì con đường nầy vừa vắng vẻ vừa nguy hiểm. Chỉ có những bậc gian hồ hiệp sĩ thời thường đi con đường nầy, con đường gần nhất từ Kinh Đô xuống Đông Nam Hải. Những người đi buôn cũng như dân chúng họ đi theo con đường hướng Đông vòng quanh lên Kinh Đô Xích Quỷ rất xa nhưng an toàn vì dân chúng ở theo hai bên dọc đường rất đông. Còn đi theo con đường hướng Tây Bắc nầy gần hơn nhưng phải đi qua nhiều nơi hoang vắng kéo dài hàng mấy mươi dặm, khi nào qua khúc sông chi nhánh sông Âu  trải qua thêm 20 mươi dặm nữa mới tới dân cư đông đúc. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân nghe chàng thanh niên nói thế thời kinh hãi khôn cùng. Bà Liễu Huệ hỏi con đường lên Kinh Đô theo hướng Đông cách đây bao xa? Chàng thanh niên có vẻ ngạc nhiên hỏi quả thật nhị vị không biết thật sao, nếu muốn đi theo con đường hướng Đông nhị vị phải trở lại thị trấn, đi theo con đường hướng Đông Bắc, tại hạ nghĩ nhị vị ngại đường vòng xa nên mới đi con đường nầy. Thanh Vân nói: Hỏi là hỏi thế, đã đi con đường nầy trở lại con đường kia làm gì hơn nữa trời cũng đã xế chiều, chúng tôi cùng đồng hành với tráng sĩ vậy. Thế là từ đó ba người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ chàng thanh nên thật dễ mến lại ăn nói lưu loát quả là một đấng anh tài. Bổng ba người nghe tiếng vó ngựa từ phía sau vọng tới, Bà Liễu Huệ Linh cảm như là có chuyện không hay. Thanh Vân nói không lẽ là bọn chúng, chàng thanh niên hỏi là ai thế, Bà Liễu huệ nói bọn cướp chớ còn ai nữa có lẽ chúng đuổi theo chúng ta nguy mất.
-------------------------
Nói về Mẹ Con Thanh Vân hầu như nhận ra bọn cướp chúng đã theo dõi hơn hai ngày nay và đây chính là cơ hội cho chúng thủ tiêu lấy sạch của cải vàng bạc. Thoáng một cái năm tên đã tới, không hiểu bọn chúng thê ở đâu ra hai con ngựa rượt theo Mẹ Con Thanh Vân chúng vượt qua ba người rồi quây đầu chận đứng ba người lại, tên nào tên nấy mặt mày hung dữ, chúng mang theo đao kiếm trông thấy mà rợn cả người. Tên mặt nhiều vết thẹo trông có vẻ đại ca anh chị hung bạo vô cùng quát đưa tất cả đây cho ta. Mẹ Con Thanh Vân run lên cầm cập chúng ta bỏ mạng tại đây mất. Tên mặt thẹo lại quát lên một lần nữa đưa tất cả đây cho ta. Chàng thanh niên tự nảy giờ đứng quan sát năm tên ăn cướp xem nhất cử nhất động của chúng. Nghe tên mặt thẹo quát lên lần thứ hai chàng thanh niên hỏi các ngươi bảo đưa cái gì. Tên mỏ chuột hai con mắt như ốc bưu bộ mặt ngang như cua hung tợn quát cả ngươi nữa bỏ hết đồ đạt lại cho ta năm tên đồng loạt nhảy xuống ngựa chúng rút đao rút kiếm ra múa qua múa lại thị uy, tên ốm tong bộ mặt như con cú mèo hườm hườm quát giết chúng đi quăng xác chúng vào bụi. Tên mập lùn tịt có vẻ háo sát hơn nữa lao tới chém vào chàng thanh niên một nhác. Chàng thanh niên trớ khỏi, tên mập càng nổi khùng thằng nhóc con xem đây tên mập múa đao vùn xụt chém tới lia lịa chàng thanh niên không hiểu dùng bộ pháp gì tránh né dễ như không. Tên mập chém một hơi không trúng anh em xông vô đi chớ nhìn gì nữa. Thế là bọn chúng năm người đánh một, chúng la hét dữ dội chết nầy chết nầy, kẻ kiếm người đao chém xối xả. Bà Liễu Huệ nhìn bộ pháp duy chuyển của chàng thanh niên thời biết ngay là một tay cao thủ năm tên ăn cướp kia khó mà thắng được, Thanh Vân cũng nghĩ như vậy. Chàng thanh niên thấy năm tên ăn cướp quyết giết mình quát lên như sấm nổ, lũ các ngươi quả là đã tới số. Với một thân pháp vô cùng kỳ lạ chỉ cần ra tay một cái là cướp ngay cây đao của tên mập, chàng thanh niên định cho một nhác nhưng kịp dừng đao lại, tên mập mới thoát chết. Bọn chúng ỷ đông kẻ kiếm người đao chém tới tấp vào chàng thanh niên, chàng thanh niên chỉ múa nhẹ vài đường chống trả, thế mà bốn tên mặt mày kinh khiếp tay cầm kiếm cầm đao như muốn tắc hổ khẩu rướm máu ra, cầm kiếm cầm đao không còn vững được nữa. Chàng thanh niên quát ta lấy mạng các ngươi đây, thế là bọn chúng quăng đao quăng kiếm phóng lên ngựa chạy trốn mất dạng. Chàng thanh niên quăng đao vào bụi cười lên ha hả chỉ có thế mà cũng đòi làm ăn cướp. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân thở phào nhẹ nhổm, nhất là Thanh Vân khâm phục chàng thanh niên nầy vô cùng, Thanh Vân biết rõ vị tráng sĩ thanh niên nầy có ý tha chết cho năm tên cướp kia, nếu không chỉ cần chém mấy đao là năm tên cướp kia bỏ mạng. Lần đầu tiên Thanh Vân thấy có người hào hoa phong nhã ăn nói lưu loát, võ nghệ cao cường như vậy, trong số người đến cầu hôn với cô năm xưa không ai hơn được chàng thanh niên tráng sĩ nầy. Thanh Vân chấp tay nói: Cảm ơn sự cứu mạng hai cha con tôi, chàng thanh niên như chợt à ra một tiếng nói thì ra nhị vị là hai cha con. Chàng thanh niên nhìn lên bầu trời, đi mau không khéo trời tối mất, thế là ba người tăng tốc độ không bao lâu thời tới một khúc sông nước chảy cuồn cuộn. Hai bên bờ sông vắng vẻ tỉnh lặng đến lạnh người, Bà nhìn con sông nước chảy xiết thời không khỏi nổi da gà. Nhất là Thanh Vân nhìn thấy nước sông cuồn cuộn thời không khỏi sợ hãi vì nhớ lại tai nạn đã qua. Mặt trời sắp lặng hai người càng thêm rờn rợn, nhưng hai người tin tưởng người thanh niên nầy nên không lấy gì làm lo lắng lắm. Thanh Vân chợt nhìn thấy một chiếc đò cở lớn đã chất đầy củi chàng thanh niên chạy tới mở dây cột đò ra đẩy đò  ra mé sông nói nhị vị lên thuyền đi tôi đưa nhị vị qua sông nhà tôi ở bên kia sông. Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân nhìn theo tay chỉ của tráng sĩ thanh niên thời thấy một ngôi nhà tranh ở bên kia bờ sông. Chàng thanh niên chèo đò ra giữa sông rồi nói bờ bên kia là đất Ninh Hải, bờ bên nầy là đất Giao Chỉ, Thanh Vân chợt mừng rỡ reo lên tới địa phận đất Giao Chỉ rồi sao. Chàng thanh niên gật đầu rồi nói. Nhưng Kinh Đô Xích Quỷ còn xa lắm cũng phải đi ba ngày đường nữa mới tới. Đò qua sông thời mặt trời cũng đã lặng xuống núi, bóng đêm trùm xuống nhân gian, Bà Liễu Huệ Thanh Vân bước xuống đò thời nghe trong ngôi nhà tranh vang vọng tiếng hát thanh tao như tiếng sơn ca.

Buồn không lặng ngắt như tờ
Buồn theo nỗi nhớ buồn chờ đợi ai
Rì rào gió gọi đêm đen
Pha màu lành lạnh ánh trăng gợn buồn
Ba thu nhốm lại một ngày
Hoa trôi biền biệt biết là về đâu.

Thanh Vân nghe câu hát nầy lòng bổng xúc động vô cùng hỏi người hát kia là ai mà đợm vẻ u buồn như vậy. Chàng thanh niên nói đó là vợ tôi, mời nhị vị vào nhà nghĩ lại đây sáng mai lên đường cũng không muộn. Bà Liễu Huệ thấy từ trong nhà dưới ánh đén leo lét một bóng người thon nhỏ từ trong nhà bước ra với giọng ngọt ngào sao anh về tối dữ vậy, làm em lo lắng không yên. Tuy dưới ánh đèn lờ mờ nhưng Bà Liễn Huệ cũng nhận ra người phụ nữ nầy rất xinh đẹp, người phụ nữ nói đưa đây em vát cho, chàng thanh niên nói nặng lắm em vát không nổi đâu. Chàng thanh niên giới thiệu với Mẹ Con Thanh Vân đây là nhà tôi, người phụ nữ cuối đầu thi lễ, chàng thanh niên lên tiếng. Kiều My em vào nhà bắt con gà làm thịt đãi khách đi, Kiều My vân dạ rồi đi ngay. Thanh Vân từ khi nghe giọng hát sao quen quá không biết là mình gặp ở đâu, đến khi nghe chàng thanh niên gọi là Kiều My thời càng thêm giật mình. Thanh Vân nghĩ Kiều My của mình bị nước cuốn trôi sao lại ở nơi xa xôi hẻo lánh nầy được. Vì nghĩ như thế Thanh Vân không để tâm chú ý nữa, mà nghĩ đôi cặp vợ chồng nầy tuy nghèo mà sống thật hạnh phúc.
Cái nợ con con vợ chồng chồng
Lo Tây chưa dứt lại lo Đông
Xiềng xích lại rồi đâu dễ dứt
Nghĩa chồng tình vợ đợi chờ trông.

Thanh Vân từ khi bước vào nhà, quan sát một vòng tuy cuộc sống đơn giản, nhưng đâu vào đấy ngăn nắp gọn gàng nhất là sạch sẽ, nhìn qua cũng biết là có người phụ nữ giỏi giang đảm đang mọi việc gia đình. Bổng có tiếng trẻ con kêu mẹ nhà mình có khách em bé xuất hiện tuy dưới ánh đèn không mấy sáng nhưng Bà Liễu Huệ cũng nhận ra vẻ khôi ngô tuấn tú của cậu bé, không nói là giống cha như đúc. Người thanh niên chắc có lẽ bận lo nấu cùng vợ nên không lên tiếp khách sự cọng kham cùng khổ nầy cũng đã nói lên vượt qua tập quán cổ hủ vợ lo tất chồng ngồi xơi  nước, có lẽ đồ ăn thức uống đã nấu xong hai vợ chồng trẻ tốt bụng, bưng lên thật nhiều món, những món mà Thanh Vân vẩn thường ăn khi còn ở Thịnh Gia Trang. Thanh Vân nhìn những món ăn không khỏi nhớ nhà. Người thanh niên thấy Thanh Vân ngơ ngẩn nhìn những món ăn, thời hơi đắc ý nói rằng hôm nay đủ gia vị nhà tôi nấu lên mấy món phải nói là không kém gì những gia đình giàu có, chính tôi cũng không ngờ vợ tôi có cái tài như vậy. Bà Liễu Huệ không ngờ nơi đây lại có người nấu ăn tài giỏi như vậy, thậm chí Bà cũng chưa bao giờ thưởng thức những món nầy bao giờ. Người thanh niên lễ phép mời hai vị dùng bửa, Thanh Vân ném qua mấy món thời kinh ngạc đến ngơ ngác không tin ở tai mắt của mình, Bà Liễu Huệ thấy món nào cũng ngon vừa miệng vô cùng, còn ngon hơn những quán mà Bà đã đi qua, Bà không khỏi thốt lên ngon quá. Chàng thanh niên nói: Tuy gặp gỡ nhị vị cũng lâu nhưng tôi chưa giới thiệu tôi tên Thạch An. Còn vợ tôi Kiều My tôi đã giới thiệu khi nảy. Thanh Vân nhìn Kiều My sững sốt như muốn rớt cả đủa lẫn chén la lên em Kiều My đây mà, em còn sống sao cảm ơn Cha Trời Địa Mẫu. Thanh Vân liền nắm lấy tay Kiều My. Kiều My giật tay ra nói, người lầm rồi tôi không quen biết mấy người. Thạch An, lẫn Bà Liễu Huệ, không sao hiểu được cử chỉ Thanh Vân kỳ lạ như vậy, không nói là vô lễ với vợ người ta, nhất là Thạch An. Thạch An ngơ ngác nhìn vợ mình với chàng thanh niên xa lạ, không lẽ họ đã quen nhau từ trước. Thanh Vân thấy ai cũng nhìn mình khó hiểu, thời chợt hiểu ra phải rồi. Chị đã hóa trang nên em nhìn không ra. Chị là Thanh Vân đây mà, Thạch An nghe hai chữ Thanh Vân thời giật cả mình, cả Kiều My cũng vậy. Thanh Vân nói múc nước cho chị để chị tẩy xóa hóa trang em sẽ nhận ra ngay.

Nói về Kiều My nghe tiếng nói của người thanh niên   giống tiếng nói cô chủ tiểu thơ Thanh Vân, nhưng Thanh Vân vô cùng xinh đẹp, phải nói là đẹp như Tiên. Còn trước mặt mình là một thanh niên xa lạ chưa hề quen biết, thấy chàng thanh niên nắm lấy tay mình Kiều My bất mãn ra mặt, nhưng vì nể họ là khách quen của chồng nên kiều My cho qua. Chừng nghe chàng thanh niên nói, chị là Thanh Vân đây thời Kiều My giật mình sững sốt. Kiều My nữa tin nữa ngờ chạy ra múc nước đem vào, Thanh Vân rửa xóa hết hóa trang tóc xõa xuống tức thời hiện ra bộ mặt đẹp như Tiên giáng trần. Thạch An sững sờ một hồi lâu mới trấn tỉnh tinh thần trở lại Thạch An nghĩ thế gian có người đẹp đến như thế sao. Kiều My ôm chầm Thanh Vân khóc nức nở, cô chủ đây mà cô chủ vẩn còn sống. Em cứ tưởng cô chủ đã chết rồi, nên em không muốn trở về Thịnh Gia Trang nữa. Thạch An nghe hai tiếng Thịnh Gia Trang thời không khỏi kinh hãi, thì ra Thanh Vân là cô chủ của Thịnh Gia Trang. Hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi nói chuyện một hồi, Thanh Vân chợt như nhớ ra điều gì nói chị giới thiệu cho em một người Thanh Vân nhìn Bà Liễu Huệ nói, đây là mẹ chồng của chị. Kiều My cuối đầu chào, con chào bác gái, đến lúc nầy Bà Liễu Huệ mới thốt lên thì ra tất cả đều là người nhà. Bà cũng xóa đi hóa trang, hiện ra một người phụ nữ đứng tuổi xinh đẹp vô cùng. Thạch An lại phải giật mình lần nữa ta có hoa mắt chăng, trước mắt ta là ba người phụ nữ tuyệt sắc, Thạch An ngơ ngác câu chuyện xảy ra quá đột ngột chưa biết phải làm gì thời Kiều My chạy đến nắm tay nói, mau chào cô chủ, chào bác gái đi. Thạch An như cái máy chỉ biết làm theo lời chỉ bảo của Kiều My. Bà Liễu Huệ đến lúc nầy mới hỏi. Hai con là người học rộng hiểu nhiều, nhất là Thạch An võ công cái thế sao lại ở chốn hoang vu như thế nầy? Thạch An nói. Không dấu gì cô chủ cùng Bác gái,  thưa bác gái Vãn Bối quê ở Phúc Châu nhưng không phải ở Thuận Yến Giang, mà ở Điền Hạ cách Thuận Yến Giang khá xa, gia đình Vãn Bối cũng có qua lại buôn bán với Thịnh Gia Trang, Cha Vãn Bối cứ hối thúc Vãn Bối đến cầu hôn với cô chủ, nhưng Vãn Bối lúc ấy tính tình kêu ngạo không coi ai ra gì nên không đến Thịnh Gia Trang cầu hôn. Kiều My cắt ngang lời nói của Thạch An, Kiều My nhìn Thanh Vân rồi nói nếu lúc đó anh có tới Thịnh Gia trang cũng không thể nào lọt vào mắt xanh cô chủ được đâu. Vì cô chủ là người nổi tiếng kén chọn anh kêu ngạo như thế khó mà được lòng cô chủ. Nghe Kiều My nói nửa đùa nửa thật như thế không ai là không khỏi phì cười, Thạch An kể tiếp. Có một hôm Vãn Bối gặp một công tử dẫn theo nhiều thuộc hạ, nhất là gã công tử ỷ mình là con nhà quan bắt ép người con gái phải ăn ngủ với hắn, người con gái khóc thảm thiết xin tha mạng, thấy chuyện bất bình Vãn Bối chạy đến can, tên cậu ấm công tử không nghe còn cho thuộc hạ đánh Vãn Bối tới tấp, Vãn Bối nhịn không được nữa liền đánh cho tên công tử đó một trận nên thân. Không ngờ Vãn Bối đánh mạnh tay quá làm cho cậu ấm công tử đó sụp mũi gãy mất một cái tay một cái chân mặt mày chảy máu lênh láng. Chừng nghe nói cậu ấm đó là con Truy Huyện Thuận Yến Giang quyền thế rất lớn, thế là Vãn Bối kinh hồn bạc vía bỏ nhà trốn luôn không dám về nhà nữa, không biết cậu ấm quan huyện sống chết ra sao chưa rõ. Vãn Bối bỏ trốn một thời gian định trở về nhà xem xét tình hình, thời  xảy một trận lụt đại hồng thủy lớn chưa từng thấy bao giờ. Vô tình Vãn Bối thấy một xác chết trôi, Vãn Bối vớt lên thời thấy tim còn đập. Vãn Bối có Thông hiểu về dược liệu, cũng như thông hiểu chửa trị bấm huyệt, nên Vãn Bối cứu được người con gái chết trôi. Vãn Bối thấy cô gái chết đuối quá xinh đẹp, nên đã yêu ngay từ lúc cô chưa tỉnh dậy, khi cô gái tỉnh dậy cô vô cùng yếu đuối không thể tự mình đi đứng được, Vãn Bối hỏi gì cô gái chỉ lắc đầu không nói, trong tình thế về nhà không được ở lại đây cũng không xong, mưa bão dữ dội. Vãn bối đành đưa cô đến một khách trọ cố gắng chữa trị nhưng cô vẫn còn yếu lắm, phần thời sợ quan tri huyện Thuận Yến Giang nhờ quan tri Phủ Phúc Châu tri bắc nên Vãn Bối mới thê xe đưa cô gái đến tận nơi đây, dựng lều sanh sống. Nơi đây hoang vu ít người lui tới, may ra sống được an toàn. Khi cô gái hồi phục khỏe mạnh cô thường ra bờ sông ngồi khóc miệng kêu cô chủ cô chủ. Cô chủ chết rồi tôi còn trở về nhà làm gì nữa, Vãn Bối hỏi cô chủ tên gì? Cô gái trở lời cô chủ tên là Thanh Vân, còn tôi tên là Kiều My, cô chỉ nói thế không nói gì thêm nữa. Thế là từ đó Vãn Bối cùng Kiều My yêu nhau nên nghĩa vợ chồng, một năm sau sạnh hạ một thằng con trai. Hai vợ chồng Vãn Bối sanh sống trên khúc sông nầy, làm ăn cũng được không đến nổi đói, lâu lâu có khách qua sông nên cũng có bạc để mua sắm. Thạch An thở dài mới đó mà đã hơn hai năm gần ba năm. Nghe đâu gia đình Vãn Bối bán hết tài sản bồi thường mới khỏi bị vào tù. Vãn Bối cũng muốn trở về nhưng sự việc đã trở nên thế nầy hơn nữa gia đình đã dời đi nơi khác không biết lưu lạc nơi đâu. Chị Thanh Vân bước đầu chúng em ở đây nghĩ là an toàn nào ngờ không phải như vậy, vì sợ bọn cướp, Thanh Vân nói người giỏi võ công như Thạch Hiền đệ đây thời bọn cướp nào dám vuốt râu hùm. Thạch An nói cao nhơn tất hửu cao nhơn trị, núi nầy cao còn có núi khác cao hơn, ngoài trời nầy còn có trời khác, nếu không nhờ Chí Ca cứu mạng thời vợ chồng Vãn Bối đã chết hơn sáu tháng nay rồi. Bà Liễu Huệ nói bọn nào mà tài năng đến như thế, Kiều My nói ác quỉ Phong Đao. Một tay cướp khét tiếng quân binh quan phủ cũng không làm gì nổi chúng, thế mà Chí Ca chỉ đánh có mây chiêu tên ác phong khét tiếng rồi đời.

Nói về Thanh vân nghe Thạch An, Kiều My khen ngợi Chí Ca mãi không lẽ là Chí Trung, bằng hỏi Kiều My Chí Trung người như thế nào mà tài ba như vậy. Thạch An trả lời thay, Chí Ca tên thật là Chí Trung, Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân nghe hai tiếng Chí Trung thời biến sắc, Thạch An không để ý sự biến sắc ấy kể tiếp Chí Trung là con của Chí Đại Nhân, danh tiếng lừng lẫy, học cao hiểu rộng võ công cái thế, Vãn Bối chỉ là con đôm đốm so với ngọn đuốc lớn Chí Ca mà thôi. Đến lúc nầy Thanh Vân mới nói Chí Ca chính là Anh Chí Trung nhà mình rồi, Bà Liễu Huệ gật đầu. Thạch An, Kiều My sửng sốt kêu lên bác gái là, Bà Liễu Huệ chậm rãi nói Chí Trung là con của bác. Thạch An cũng như Kiều My bước tới quỳ trước mặt bà Liễu Huệ chúng con có mắt như mù không biết Bá Mẫu, xin Bá Mẫu tha thứ cho. Bà Liễu Huệ nói. Hai con đừng đa lễ như thế đứng dậy đi. Thạch An nói cách đây hơn ba tháng, có mấy vị khách qua đây có kể về Chí Ca. Thanh Vân hỏi dồn hỏi dập họ nói những gì, Thạch An vờ như không để ý chậm rãi kể. Họ kể rằng Chí Ca đến Kinh Đô nhận ấn chỉ đi diệt Mãng Xà tinh, nghe nói Chí Ca đánh nhau với Xà Tinh cả ngày cuối cùng Xà Tinh cũng bị Chí Ca giết chết xác Xà Tinh nát bấy, Thanh Vân nóng ruột hỏi rồi sao nữa, Thạch An cứ chậm rãi kể. Nhưng sau đó không ai thấy Chí Ca đâu nữa, Bà Liễu Huệ nghe xong thời xỉu luôn, Thanh Vân nghe xong cũng muốn xỉu luôn, làm cho ai nấy đều kinh hãi. Khi Bà Liễu Huệ tỉnh dậy hỏi tin nầy do ai nói lại, Thạch An nói thưa Bá Mẫu, những người khách đi đường nói, Thanh Vân nói lời đồn nầy có đáng  tin không. Thạch An nói tin nầy do Thất Hiệp nói ra. Thanh Vân hỏi Thất Hiệp là người thế nào ? Thạch An nói thưa Tỉ Tỉ, Thất Hiệp là bảy đại hiệp uy danh lừng lẫy nói ra những gì thời khó mà sai. Kiều My thấy Bá Mẫu cũng như Tỉ Tỉ lo sơ như vậy liền nói khi nhỏ con có đọc qua tướng số, nên biết rõ Chí Ca sống thọ rất lâu không thể chết yểu được, điều nầy con chắc chắn như vậy. Nói về Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân ở lại nhà Thạch An mấy ngày lấy lại sức. Bà Liễu Huệ mỗi lần nhìn Thạch An thời nhớ đến Chí Trung vô cùng, không biết bây giờ sống chết ra sao.

Đây nói về Chí Trung một mình ở trên hang động luyện tập võ thuật, pháp thuật, thần công không ngừng nghĩ. Một hôm Chí Trung đang luyện thần công pháp thuật trong động nghe tiếng động lạ bên ngoài, liền phi thân ra thời thấy có một con quỉ đứng trước cửa động. Con quỉ thấy Chí Trung lao ra liền tấn công ngay, Chí Trung nhanh chóng né tránh. Con quỉ võ nghệ cao cường thân pháp biến hiện không sao lường nổi, trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Nói về Chí Trung đã dở hết chiêu pháp trong dòng họ Chí mà cũng không hạ được con Quỉ. Chí Trung khó mà nhìn rõ được con Quỉ chỉ thấy mình đầy lông lá hai con mắt đỏ lồm. Với đôi bàn tay lúc dài lúc ngắn, lúc lớn lúc nhỏ chụp vào Chí Trung nhanh như tia chớp, kình lực từ đôi bàn tay con Quỉ tuôn ra ầm ầm làm lở núi sụp đồi. Chí Trung với bộ pháp ảo ảnh, thân pháp biến hóa ẩn hiện như ma quỉ, với 108 chiêu tuyệt học bí truyền của Dòng Họ Chí chưởng phong ầm ầm chỉ phong véo véo bị con quỉ hóa giải tất cả. Chí Trung càng đánh càng kinh hãi, không ngờ con Quỉ võ công cái thế khó mà hạ gục nó được. Chí Trung bằng rút Bảo Kiếm gia truyền ra hào quang chóa cả mắt, Chí Trung hét lên một tiếng dùng lăng không bộ pháp bay lên không thi tiển chiêu Thiên Kiếm Tuyệt Ma là chiêu tối cao trong tuyệt học bí truyền của Dòng Họ Chí. Đúng là khủng khiếp kiếm ảnh đầy trời, kiếm quang rợp đất từ trên không trung một trận mưa kiếm phủ xuống, chỉ nghe con Quỉ hú lên một tiếng tàn hình biến đi đâu mất kiếm phong chém xuống núi tuyết, tuyết đổ ầm ầm bay lên tứ tung mù mịt ai nhìn thấy cũng phải khiếp vía. Chí Trung bay lượn trên không một vòng không thấy con Quỉ đâu cả, bổng con Quỉ xuất hiện đánh Chí Trung một chưởng, Chí trung phất tay chưởng phong tuôn ra chống đở ầm ầm đinh tai nhứt óc. Chí Trung như muốn thổ huyết trước nội lực thần công của đối thủ. Con Quỉ không bị kiếm chém trúng, nó trở nên hung dữ bàn tay Ma Quỉ như tia chớp dài ra chụp tới, liên miên bất tận Chí Trung kinh hoảng vận Tiên Thiên Thần Công chống trả ầm ầm đùng đùng long trời lở đất. Chí Trung thấy như máu huyết trong người như đảo lộn vô cùng kinh hãi, không còn cách nào khác hơn Chí Trung xử dụng tuyệt học18 chiêu bí pháp Tiên Thiên Thần Công, bàn tay Chí Trung phất lên sè ra nắm lại kết hợp với bộ pháp ảo ảnh tấn công con Quỉ nhanh như chớp.Chỉ nghe chỉ phong chưởng phong réo lên đinh tai nhức óc núi non như muốn sụp đổ, con Quỉ không chút gì sợ hãi ra tay chống đở ầm ầm đùng đùng liên miên bất tận. Chí Trung thi tiển hết 18 chiêu tiên thiên chỉ pháp thần công cũng không hạ được con Quỉ thời hoang mang kinh sợ vô cùng. Chí Trung tay phải thi tiển 36 chiêu Tiên Thiên Kiếm Pháp, tay trái xử dụng Tiên Thiên Chỉ Pháp thần công sấm nổ ầm trời chỉ phong gào thét như thiên la địa võng đánh xuống con Quỉ, con Quỉ tránh không được trúng liền một kiếm một chỉ chết tốt, Chí Trung lao tới xem thử thì ra chỉ là một miếng da thú, họa tiết mấy câu nói con khá lắm tu luyện đến tần thứ năm của Tiên Thiên chỉ phong kiếm Tiên Thần Công không bao lâu nữa con sẽ đạt đến tần thứ chín, Chí Trung đọc xong kinh hãi thì ra là Tổ Tổ thử tài mình, từ đó Chí Trung càng khổ luyện hơn nữa, có đôi lúc Chí Trung cũng nhớ đến Mẹ, nhớ đến Thanh Vân.

Đây nói về Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân thấy sức khỏe đã hồi phục, Thanh Vân liền đề nghị với vợ chồng Thạch An, hai em theo chị về Thịnh Gia Trang, trước là bảo vệ chị cùng Mẹ chị trên đường đi, hơn nữa ở đây vô cùng nguy hiểm lại chẳng có tương lai gì cho hai em cũng cháu Hào. Thạch An còn do dự, Bà liễu Huệ nói. Bá Mẫu cũng bỏ quê hương mà đến nơi ở mới, tìm cuộc sống mới. Kiều My nói phải đấy anh chúng ta không thể ở đây mãi còn con chúng ta thì sao. Bá Mẫu Thanh Vân Tỉ Tỉ phận gái yếu đuối đi đường xa sao tiện gặp nguy hiểm thì sao. Thuận Yến Giang cũng không xa Kinh Đô Xích Quỷ là mấy, chúng ta dễ tìm Chí Ca hơn. Thạch An như nhận thức được, ở đây nào có tương lai gì chôn vùi cuộc đời Thạch Hào, hơn nữa tội án của mình cũng đã giải quyết xong rồi. Thế là vợ chồng Thạch An quyết rời xa nơi đây theo Thanh Vân  trở về Thịnh Gia Trang.
Trời xanh thăm thẳm cao vời
Bình minh trổi dậy chân trời hồng tươi
Lanh quanh đường vắng xa xôi
Bốn phương mây trắng nổi trôi một màu
Lấy câu Nhân Nghĩa làm đầu
Văn ôn võ luyện có ngày vinh quy.

Thạch An bồng Thạch Hào nhìn lại ngôi nhà tranh lần cuối bốn người dần mất hút sau những rặng cây đi hơn một giờ trước mắt là đồi rừng trùng điệp. Thạch An nói qua khỏi khu đồi rừng nầy cũng phải mất hơn nữa ngày đồi rừng bạc ngàn cây cối rậm rạp không có bọn cướp nhưng lại nhiều thú dữ nhất là sư tử, cọp, beo. Đi qua khu rừng nầy thường là phải đông người thú dữ, mới không làm hại đi buổi sáng không nên đi buổi chiều, vì đi buổi chiều rất nguy hiểm. Nghe Thạch An nói Bà Liễu Huệ, Thanh Vân, Kiều My  thấy rờn rợn cả người. Bốn người đi sâu vào đường rừng hơn mười dặm thời nghe hai bên đường rừng như có tiếng động đi theo. Thạch An nghi ngờ nói hãy đi sát lại gần nhau, bốn người tinh thần căng thẳng luôn hồi hộp từng phút từng dây, đi thêm một đoạn đường nữa thời nghe tiếng hổ gầm dữ dội không phải một con mà nhiều con. Ba Liễu Huệ kinh hồn, Kiều My khiếp vía, Thanh Vân sợ hãi, cả ba người phụ nữ nghe tiếng hổ gầm thời sợ điến cả hồn. Thạch An lấy Lại bình tỉnh đề cao cảnh giác tối đa nhìn khúc quanh trước mặt cây phủ rậm rạp. Thạch An bổng thấy một sự im lặng đáng sợ, đàn hổ dữ không lẽ đang rình nơi đó. Thạch An rút kiếm ra đi xà lui, trong giây phút vô cùng căng thẳng, bổng nghe một tiếng quát chết nầy tức thời nghe tiếng hổ dữ gào lên khiếp sợ tiếp theo sau đó là một bóng người xuất hiện trên tay xách một con hổ lớn ước lượng nặng gần hai tạ, bị trường thương đâm trúng ngay cổ họng. Người ấy nói không có gì đáng sợ nữa đâu chúng bỏ chạy hết rồi, con hổ nầy định rình bắt các vị  tôi liền phóng cây thương trúng ngay cổ họng chết tốt. Có lẽ đàn hổ nầy theo chân các vị từ lâu chưa có cơ hội cho chúng bắt vì các vị đã đề phòng thủ thế và chúng quyết định bắt các vị ngay khúc quanh nầy, ba người phụ nữ nghe hổ rình chụp bắc ăn thịt có thể nói là cái chết đã tới nơi thời sợ xanh cả mặt. Người tráng sĩ diệt cọp lại nói tiếp, số phần các vị không bị cọp ăn nên nó đã chết dưới cây trường thương của tôi. Thạch An đưa con cho Kiều My bước tới vòng tay thi lễ nói. Bốn chúng tôi thoát kiếp nạn là nhờ ơn sự cứu mạng của tráng sĩ, xin nhận chúng tôi một lạy. Tráng sĩ diệt cọp đở Thạch An dậy nói không nên làm thế không nên làm thế. Bà Liễu Huệ nói: Không biết tráng sĩ tên họ là chi để ngày sau chúng tôi có dịp báo đáp. Vị tráng sĩ giết cọp trả lễ nói. Không có gì không có gì gian hồ hiệp nghĩa gặp chuyện thời ra tay cứu giúp. Tại hạ tên là Phi Hổ. Phi Hổ thấy Thạch An khôi ngôi tuấn tú anh hoa phát tiết ra ngoài thời hơi kính nể. Đến lúc nầy Thanh Vân mới nhìn rõ vị hảo hán thịt bắp vai u nầy cũng khá bảnh trai nhưng không bằng Thạch An có lẽ còn nhỏ tuổi hơn Thạch An nữa là khác. Bà Liễu nói tráng sĩ tuổi còn trẻ mà tài cao như vậy thật là hiếm thấy. Phi Hổ nghe Bà Liễu Huệ khen thời không khỏi nổi lên sự tự hào nói. Vãn Bối sanh ra vốn có tài chạy nhanh gọi là Phi lại mạnh hơn người nên gọi là hổ, nên cha Vãn Bối mới đặc tên cho Vãn Bối là Phi Hổ. Phi Hổ nói xong một tay xách con hổ bỏ lên vai nhẹ như cầm một con gà, ai nhìn thấy cũng phải khiếp đảm Phi Hổ đi trước mở đường bốn người đi theo sau đi đến trưa thời ra khỏi rừng xa xa là thôn quê có người ở. Phi Hổ nói Vãn Bối chờ các vị ở thị trấn Đồng Xuân nói xong thời huýt sáo một cái vang dội núi rừng tức thời nghe tiếng ngựa, xa xa từ mé rừng một con ngựa bạch phi tới Phi Hổ vát con hổ nặng hơn trăm câm nhảy lên lưng ngựa nhẹ nhàng, nếu không tận mắt chứng kiến thời không thể tin được có người tài giỏi như vậy. Nhìn cảnh quê hương non xanh nước biếc, xa xa thưa thớt vài túp lều tranh, trời đất bao la để lại trong lòng người một cảm xúc thương yêu, xen lẫn một nỗi buồn khi nhìn những đám mây trôi lững lờ trên bầu trời mênh mang vô định.
Lơ thơ làng xốm gió đìu hiu
Thấp thoáng người đi nắng ốm chiều
Mênh mông buồn tẻ trời hun hút
Vời vợi chân trời nhốm cô liêu.

Thanh Vân vừa đi, vừa thả hồn theo cuộc sống ở hai bên dọc đường, sao mà vắng vẻ sao mà cô liêu xa xa mới có một xốm làng nhưng thưa thớt, ít thấy bóng người qua lại, trời đã về chiều càng thêm cô liêu của vùng quê thôn dã. Nhốm bốn người của Thanh Vân như vội vã vì mặt trời cũng ốm buồn sắp đi xa trả lại bóng đêm cho trần thế. Sự vội vã im lặng cặm cụi bước đi của bốn người, bổng có người lên tiếng. Tỉ Tỉ trước mặt chúng ta nhà càng đông đúc người ta đi đi lại lại có vẻ bề bộn đông vui, Thanh Vân nói có lẽ chúng ta sắp đến thị trấn Đồng Xuân rồi. Thanh Vân liền nghĩ đến người Cha thân yêu cô đơn gần ba năm xa cách không cầm được gọi nước mắt.

Đây nói về Thịnh Lão Gia, sau khi nghe tin Thanh Vân bị nước nhấn chìm thời bất tỉnh không biết gì nữa, sau khi tỉnh dậy, được biết là mình bất tỉnh năm ngày năm đêm rồi tuy ngoài trời không còn mưa bão, nhưng nước vẩn còn tràng ngập mênh mông. Chú Ba Chú Tư nhìn đại huynh anh cả mà lòng đau xót vô cùng, nhìn nỗi thương nỗi nhớ nỗi sầu thảm, thời biết anh cả đau khổ biết là nhường nào. Tâm trạng của Thịnh Lão Gia trở thành nỗi buồn mênh mang cùng khắp, Lão nhìn đâu cũng thấy buồn vì vắng bóng âm thanh, một thứ âm thanh ngọt ngào tiếng Cha mà 18 năm Lão thường nghe hằng ngày, giờ đây Lão không còn nghe nữa. Cũng như vắng bóng một bóng Hồng vừa khôn ngoan vừa nhí nhảnh luôn đêm lại niềm vui hằng ngày cho Lão an ủi Lão nên Lão thương yêu hơn cả sanh mạng của mình. Từ khi Thanh Vân ra đi một chuyến đi vĩnh viễn, ông càng nhớ Thanh Vân qua những gì Thanh Vân thường gắng bó hằng ngày. Ông đi qua đi lại nhìn căn phòng rộng lớn của Thanh Vân, thấy lòng mình đau thắt tất cả những gì của nó vẩn còn đây, nhưng con bé đã bỏ lại tất cả, càng nghĩ đôi dòng lệ cứ chảy dài theo đôi má.
Đi rồi trống vắng biết bao
Căn phòng còn đó mà sao lạnh lùng
Đêm ngày sầu mãi theo buồn
Quạnh hiu, hiu quạnh ngậm ngùi cô liêu.

Nhìn sự nghiệp giàu có, Gia Trang rộng lớn, người buôn bán ra vào tấp nập, nhưng ông Thịnh vẩn thấy cô đơn vợ con ông đả bỏ ông ra đi, sự ra đi vĩnh viễn. Ông cho người tìm kiếm xác Thanh Vân ròng rả mấy tháng nhưng không tìm thấy, ông từng nghĩ Thanh Vân bị nước cuốn trôi ra biển cá nốt rồi, nghĩ tới đó ông không khỏi đau lòng xót dạ. Từ khi Thanh Vân ra đi không bao giờ trở lại Thịnh Lão Gia không còn thiết tha, gắn bó gì đến việc làm giàu. Ông thường nghĩ giàu để mà làm gì, vàng bạc, trân châu, ngọc ngà những thứ ấy làm sao sánh được vợ con yêu quý của ông. Những thứ quý nhất của đời ông, đã bỏ ông mà đi còn vàng bạc ngọc ngà châu báu, là những thứ vô tri vô giác. Ông là người trọng nghĩa trọng tình, không giống như bao người tầm thường chưa mất vợ nầy đã kiếm vợ khác, con cái chỉ là sản phẩm của dục vọng, bỏ rơi bỏ rớt khắp nơi chỉ biết chạy theo sự ham muốn của mình thay lòng đổi dạ nhanh chóng. Sự cao quý nhất của con người chính là lòng Nhân, Hiếu, Chung Thủy, ông không bao giờ đánh mất nó, vì đánh mất nó ông tự thấy hổ thẹn không còn xứng đáng là Con Rồng Cháu Tiên nữa, vì thế Nhân Hiếu, Chung Thủy mãi theo ông. Để quên đi nỗi buồn cô đơn, Ông sẽ tìm một nguồn vui khác, nguồn vui tu luyện khám phá chân lý, khám phá võ học, Đạo Học. Thịnh Lão Gia kêu hai người em tới nói, kẻ từ hôm nay hai chú thay cho anh điều khiển sự buôn bán giao dịch khắp các tiêu cục, di trì cuộc sống Dòng Họ Thịnh chúng ta tài sản kiếm được trả công cho những người ăn kẻ ở còn lại cứ chia làm ba, mỗi người một phần. Kẻ có của người có công đều hưởng quyền lợi công bằng bình đẳng như nhau. Từ đó phần của Ông, Ông cấp phát cho người nghèo, cũng như xây đền miếu thờ phụng các Thần Linh, cầu mong cho vợ con siêu thoát về Trời. Danh tiếng của Ông nhờ đó bay xa khắp nơi khắp chốn chỉ cần nghe đến ba tiếng Thịnh Lão Gia là không ai là không kính mến nể phục. Có một hôm người ta nhìn thấy ba người khách rất lạ, trạc độ hơn ngũ tuần không phải những người buôn, cũng không phải những tiêu cục họ là những dị sĩ gian hồ. Người bận áo xanh vai mang kiếm nói đại ca ẩn danh dưới hình thức buôn bán phải nói là tuyệt vời, không ai nhìn ra chân tướng đại ca nữa. Người áo trắng nói. Nghe đồn đại ca giàu có nhất Phúc Châu quả không sai. Người áo đỏ nói: Nếu năm anh em chúng ta không bại dưới tay Chí Công, thời Ngũ Tuyệt chúng ta đâu đến nổi mai danh ẩn tích, suốt hơn 30 năm nghiêng cứu võ công để có ngày trả lại nhục bại dưới tay Lão. Nhưng nghe nói Lão đã chết, con Lão cũng chết, chỉ còn lại đứa cháu là Chí Trung. Nhưng nghe nói cũng đã chết sau trận giao tranh với Mãng Xà. Thật tiết quá uổng cônghơn ba mươi năm tu luyện của bốn anh em ta. Người bận áo xanh nói. Thắng bại là sự thường nhục cái gì. Nếu Chí Trung không bị Mãng Xà hai chết thời chúng ta không thể đấu với hàng hậu bối như thế được, mà phải tìm một người đệ tử chân truyền đấu với Chí Trung như thế mới là công bằng. Người áo xanh lại nói. Đại Ca vì thua trận đó, nên sanh tâm chán nản chia tay với anh em chúng ta có vợ sanh con, có lẽ Đại Ca hạnh phúc lắm, ba người vừa đi vừa nói đi vào Thịnh Gia Trang. Thì ra ba người nầy không phải là ai khác trong Ngũ Tuyệt Thần Quân, võ công cái thế, nổi danh như sấm không hiểu vì sao lại vắng bóng gian hồ hơn ba mươi năm. Nói về Chú Ba, Chú Tư là đệ đệ của Thịnh Lão Gia từ ngày tiếp nhận sự phó thác của anh cả, buôn bán giao dịch mỗi ngày một thêm hưng thịnh phát đạt, thuận bườm xuôi gió làm nên ăn ra không thua kém gì Thịnh Lão Gia. Một hôm đang tính toán sự xuất nhập, lời lãi thời có người vào báo có ba người khách lạ tuổi độ hơn năm mươi đòi gặp Thịnh Lão Gia. Chú Ba, Chú Tư cho người mời vào đến khi nhìn thấy ba người khách lạ, người nào người nấy trông có vẻ khác thường, nhất là chân đi không hề nghe tiếng động, thời đã nhìn ra là ba đại cao thủ võ lâm, nên không dám xem thường, mời ngồi rồi chấp tay lễ phép nói chẳng hay ba vị tìm Đại Huynh tôi có chuyện gì? Người áo xanh nói. Ba chúng tôi là bạn thân thiết nhất của Thịnh Lão Gia, cứ thông báo như thế là được. Chú Ba, Chú Tư, không hỏi gì thêm, chỉ nói ba vị ngồi đây chờ đợi, tôi thông qua ý kiến Đại Huynh tôi, nếu Huynh tôi cho phép thời tôi sẽ mời các vị đến gặp. Người áo đỏ nói. Đại Ca thường là tính tình hào phóng dễ dãi, rắc rối bao giờ thế. Thịnh Gia Trang không những giàu có bề thế về giao dịch trung gian xuất nhập buôn bán, mà con bề thế về nhà cao cửa rộng, nguy nga tráng lệ. Thịnh Gia Trang không những thể hiện sự uy quyền, giàu có mà Gia Trang còn rộng lớn vô cùng, nổi tiếng Thịnh Gia Trang là khu vườn mai và hồ sen. Thịnh Lão Gia từ ngày giao lại quyền giao dịch buôn bán kinh doanh lại cho hai người em Chú Ba, Chú Tư, thời thường ở ngôi nhà nghĩ giữa hồ sen rộng lớn hơn 20 mẫu  phải có thuyền mới đến ngôi nhà ấy được. Hơn hai năm người trong Gia Trang ít khi gặp được Thịnh Lão Gia, họ nghĩ Thịnh Lão Gia quá buồn nên không muốn gặp ai nữa. Thanh Vân vốn ưa thanh tỉnh nên thường đến ngôi nhà giữa hồ trầm tư suy nghĩ, ngắm sen thổi sáo đánh đàng, cũng như nhìn khu rừng mai khi xuân về, nhìn hồ sen khi hạ đến. Từ ngày Thanh Vân bị nước cuốn trôi, thời Thịnh Lão Gia cấm không cho ai đến khu rừng mai hồ sen nữa. Những người trong gia trang muốn đến khu vườn mai hồ sen, phải được sự cho phép của Thịnh Lão Gia. Hơn một năm qua không ai hiểu Thịnh Lão Gia làm gì, có một lần Chú Ba, Chú Tư phi thân xuống hồ sen dẩm lên những cây cọc cách xa nhau hàng chục mét vượt qua hồ sen đến ngôi nhà. Từ trong ngôi nhà giữa hồ sen Thịnh Lão Gia nói Chú Ba Chú Tư cứ mỗi lần đến đây, là mỗi lần tiến bộ về kinh công, với thân pháp nầy thời gian hồ cũng ít người sánh kịp. Sau lần gặp đó ít thấy Chú Ba Chú Tư đến đây nữa. Nắng đã xế trời đã chiều, trong không gian im lắng tĩnh mịch bổng nơi vườn Mai hai bóng người xuất hiện, thân Pháp lướt nhanh như tên bắn, ai thế ai mà kinh công cao như vậy. Thoáng cái hai người đã đứng trên bờ hồ sen. Anh cả hai em có chuyện cần báo. Thì ra hai người ấy không ai khác hơn chính là Chú Ba Chú Tư, từ nơi ngôi nhà giữa hồ sen Thịnh Lão Gia nói vọng ra hai em hãy ra đây ta cũng cần có chuyện muốn nói. Chú Ba, Chú Tư nghĩ không lẽ anh cả đã biết chuyện bốn ông khách lạ. Với thân pháp vô cùng kỳ ảo Chú Ba, Chú tư  phi thân trên những lá sen, không phải phi thân trên những cây cọc như trước đây, mà là phi thân trên những lá sen  đến ngôi nhà giữa hồ, nếu ai nhìn thấy thời không khỏi kinh hãi, với thân pháp nầy thời phải nói đã luyện kinh công tới cảnh giới thượng thượng. Đến lúc nầy người ta mới khám phá ra bí mật, ba anh em nhà Họ Thịnh không phải là nhà kinh doanh thương buôn bình thường mà là ba đại cao thủ võ công tuyệt thế. Từ trong ngôi nhà giữa hồ sen, Thịnh Lão Gia khen kinh công của hai em đã đạt đến cảnh giới thượng thừa, điều đó chứng tỏ là hai chú vẩn thường xuyên luyện tập võ công Chú Ba, Chú Tư nói. Hai em so với anh cả thời còn kém xa Chú Ba, Chú tư bước vào nhà nhìn thấy Thịnh Lão Gia có vẻ gầy đi nhưng hai con mắt như hiển lộ Thần quang thời kinh hãi anh đã luyện đến cảnh giới tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí hợp nhất rồi sao? Chú Ba Chú Tư nói như vậy anh cả cũng luyện được ba chiêu cuối cùng của vô hư kiếm pháp rồi, hai em chúc mừng anh cả. Chú Ba Chú Tư chưa kịp nói có ba người khách lạ muốn tìm anh cả. Thời Thịnh Lão Gia phất tay một cái thanh kiếm đang treo trên tường liền bay xuống tay, Thịnh Lão Gia liền rút kiếm phóng thanh kiếm bay xuống hồ sen bay lượn mấy vòng rồi bay trở lại tay Thịnh Lão Gia. Thịnh Lão Gia cầm kiếm chém vào không gian một cái một khúc cây cách đó hơn mười thước bị xẻ làm đôi, Chú Ba Chú tư thấy thế thời không khỏi kinh hồn bạc vía la lên anh cả là đệ nhất võ lâm cao thủ rồi, trên đời nầy không còn ai là đối thủ nữa. Bổng có người lên tiếng chưa chắc đâu, sau lời nói ba người xuất hiện, phi thân lướt trên những lá sen nhẹ như lông hồng không làm rung động đến nước. Nhìn thấy thân thủ của ba vị khách như thế Chú Ba Chú Tư không khỏi kính nể thầm phục, với thân thủ nầy thời không kém gì anh cả Đại Huynh của mình. Thịnh Lão Gia vừa thấy ba người đó xuất hiện liền vui mừng reo lên nói ngọn gió nào đưa tam đại Thần Quân tới đây Nhất Tuyệt Thần Quân tôi tiếp đón chậm trể thật là thất kính. Chú Ba, Chú tư, nghe Đại Huynh anh cả nói liền giật mình thì ra Ngũ Tuyệt Thần Quân chấn động gian hồ hơn 30 năm về trước. Thịnh Lão Gia nói với Chú Ba Chú Tư hai đệ về cho người làm những món đặc sản hảo hạng bậc nhất Phúc Châu tiếp đãi ba vị anh em sau 30 năm xa cách mới gặp nhau. Chú Ba Chú Tư vân dạ phi thân qua hồ sen mất dạng.

Đây nói về Thanh Vân nhìn thấy thị trấn Đồng Xuân phải nói là thị trấn phồn thịnh nhất trong những thị trấn Thanh Vân đi qua, tuy không bằng đô phố Phúc Châu nhưng cũng kể là phồn thịnh. Người đi tấp nập nhà nhà san sát, nhưng cũng không mất đi vẻ mùa thu, lá vàng rơi rụng, những chiếc lá lìa cành trở về lòng đất mẹ, làm cho con người không khỏi bồi hồi xao xuyến nhớ đến nơi chôn nhau cắt rún nơi mình sanh ra.
Thu buồn lá cũng buồn theo
Lá lìa lá rụng lá rơi lá sầu
Lá nghe man mác ngậm ngùi
Lá trôi theo gió cảnh đời mùa thu.

Tỉ Tỉ tiếng Kiều My kêu lên hình như có người đến đón chúng ta kìa, Bà Liễu Huệ cũng thấy như vậy hình như là tráng sĩ diệt hổ. Phi Hổ dẫn theo một số người vừa nhìn thấy bốn người nói họ kia rồi. Phi Hổ đi nhanh đến lễ phép chào nói Vãn Bối chờ các vị ở đây cũng lâu. Kiều My nói với Thạch An đưa con đây cho em, Thạch An nói. Hào lại Mẹ đi con. Phi Hổ như nối tiếc nàng đã có chồng, Thanh Vân là người con gái thông minh, nhất là nhậy cảm, thấy Phi Hổ cứ nhìn Kiều My trên đoạn đường rừng, thời biết Phi Hổ đã bị tiếng sét ái tình Kiều My đánh trúng. Nhìn vẻ buồn chán trên mặt Phi Hổ, không được săn giòn như hồi mới gặp nhau Thanh Vân nói. Cảm ơn lòng tốt tráng sĩ, chúng tôi không những được tráng sĩ cứu mạng, mà còn đón tiếp như thế nầy không biết nói thế nào chỉ biết cảm ơn. Phi Hổ là vị anh hùng, tuy thất vọng biết Kiều My không những có chồng mà còn có con, thời không thể nào tán tỉnh được nữa. Nhưng không vì đó mà lạnh nhạc liền tươi nét mặt trở lại tươi cười nói mời các vị ghé nhà Vãn Bối cho biết. Bốn người đi theo Phi Hổ đến một khu nhà sang trọng kẻ ra người vào tấp nập thuộc hàng bật nhất nhì ở đây kẻ ăn người ở hơn mấy mươi người. Bà Liễu Huệ luôn khen những ngôi nhà đẹp, không hiểu vì khen để làm vừa lòng chủ nhân, hay vì khen hâm mộ sự giàu có Bà nói không ngờ nhà tráng sĩ bề thế giàu có như thế nầy, mà còn đi săn quả là hiếm thấy. Phi Hổ nhìn Kiều My như nói rằng tiếc quá nếu em chưa có chồng thời em là chủ nhân của cơ sở giàu có nầy. Phi Hổ nhìn Bà Liễu Huệ nói, cha Vãn Bối là một thương gia tiêu cục uy thế nhất thị trấn nầy. Thấy Phi Hổ ra vẻ tự hào sự giàu có Kiều My định nói so với Thịnh Gia Trang chỉ là con chuột so với con voi nhưng Kiều My là người luôn tôn trọng người khác nên  không nói. Phi Hổ dẫn bốn người vào một ngôi nhà sang trọng, vật dụng trong nhà hoa văn cầu kỳ, nhất là bàn ghế toàn là gỗ quý hiếm, trông bóng loáng mát mắt vô cùng. Thạch An bổng thở dài, nhớ lại gia đình mình so với gia đình Phi Hổ thời kẻ năm lạng người nữa cân không ai kém hơn ai nhưng chỉ cần một phút không kìm chế được lòng bức xúc bất bình thời tiêu tan hết thảy, bán hết tài sản nộp cho quan bồi thường thiệt hại, còn giữ lại mạng sống đó là may lắm rồi. Thanh Vân từ khi bước vào ngôi nhà nầy cô không để ý những gì sang trọng ở đây. Mà suy nghĩ tính toán làm sao cho mẹ khỏi khổ trên những bước đường còn lại. Câu chuyện khách chủ mới vừa hâm nóng thời đồ ăn thức uống cũng được bưng lên, toàn là cao lương mỹ vị. Thanh Vân như nhận ra một vấn đề sắc đẹp quả là ghê gớm, Phi Hổ đã phải lòng Kiều My nên chửng bị những cao lương mỹ vị cao giá đắc tiền mục đích là làm vừa lòng Kiều My, nhưng Kiều My đã có chồng thật là uổng công cho sự chu đáo nầy quá. Phi Hổ nhìn bốn người của Thạch An nói: Ôi cũng là nhân duyên cho nên trời xui khiến cho chúng ta gặp nhau trong hoàng cảnh hết sức đặc biệt. Thạch Huynh thời tôi biết rồi nhưng còn hai vị nầy Phi Hổ nhìn Bà Liễu Huệ cũng như Thanh Vân. Thanh Vân đã hóa trang làm cho xấu xí đi, nên Phi Hổ không nhìn ra được chân tướng, Thanh Vân nhậy bén tự giới thiệu Thanh Vân là tên của tôi, còn đây là Mẹ của tôi, Kiều My em tôi, Thạch An là phu quân Kiều My. Phi Hổ nghĩ thật là trời không công bằng, cô em thời đẹp như hoa mùa xuân, còn cô chị tuy thân hình rất đẹp, tiếng nói trong như ngọc nhưng lại xấu xí tiếc quá, phải chi cô chị đẹp như cô em Phi Hổ lắc đầu không nghĩ nữa. Câu chuyện đang khách sáo vui vẻ thời có người nhà đến nói Thiếu Gia, Lão Gia mời Thiếu Gia đến bàn chuyện.
Phi Hổ chấp tay nói với bốn người đã đến đây thời coi như người nhà cứ tự nhiên mà dùng bửa Vãn Bối vì có công chuyện nên phải đi. Bốn người không khách sáo gì nữa ăn một bửa ngon miệng, ăn xong bốn người như muốn tìm nơi an nghĩ, thời có người tới nói xin các vị tới nhà nghĩ bốn người liền đi theo đi qua nhiều nhà chất hàng thời tới khu nhà nghỉ, khu nhà danh riêng cho những người giàu có buôn bán qua lại với Tô Gia, đến lúc nầy Thạch An mới biết Phi Hổ Họ Tô. Bà Liễu Huệ tuy là Bà quan huyện nhưng bà chưa ở ngôi nhà sang trọng như thế nầy bao giờ. Trước khu nhà nghĩ không xa là bãi đất rộng, người ta tập trung nơi đó cũng khá đông. Thạch An hỏi người nhà của Phi Hổ người ta tội hội làm gì đông thế. Người nhà Phi Hổ nói tối nay có cuộc biễu diễn võ thuật, các vị rảnh thời ra đó xem, Phi Hổ Thiếu Gia nhà tôi cũng có biễu diễn một vài môn, người nào giành giãi nhất được một con ngựa chiến, nghe nói con ngựa giải thưởng lần nầy là con ngựa quý cả trăm lượng bạc. với mười lạng bạc, người nào giành giải nhì một con ngựa thường, người nào giành giải ba mười lạng bạc. Nghe giải thưởng lớn như thế Thạch An cũng muốn tham gia, nhưng vì thân thế của mình còn gặp nhiều rắc rối nên bỏ qua. Thanh Vân nhìn về hướng Đông thấy có ngọn núi xa xa ánh trăng nhú lên Thanh Vân như thả hồn vào nỗi buồn sâu lắng trong lòng.
Gương nga gác núi đầu non
Nghe lòng nằng nặng nhớ thương người tình
Qua bao trăng khuyết trăng tròn
Cuộc đời trôi nổi, những là chia ly
Ra đi người mãi ra đi
Lòng xây thương nhớ lửa yêu chất chồng.
Lửa lòng càng cháy càng nồng
Quê nhà nỗi nhớ, chân trời đợi mong.

Thanh Vân Tỉ Tỉ chỉ còn hơn hai ngày đường nữa chúng ta sẽ về đến nhà, Thanh Vân đang nghĩ đến Cha, nhớ nhà nhớ đến Chí Trung lòng buồn rười rượi, bổng nghe tiếng nói Kiều My, Thanh Vân nhìn lại, không thấy Thạch Hào liền hỏi, Thạch Hào đâu? Thạch An nói, Thạch Hào chơi với Bá Mẫu, nhìn ánh trăng sáng tỏ đèn đuốt sáng trưng Thạch An vốn bản tánh tò mò nhất là về môn võ thuật, đề nghị nói Tỉ Tỉ chúng ta ra ngoài kia xem biểu diễn võ thuật đi.Thế là ba người đi xem hội biển diễn võ nghệ, người ta đông đến lên hàng nghìn người, những tay võ sĩ từ các nơi đổ về, trong đó không thiếu gì những tay võ sĩ trong các tiêu cục vận chuyển hàng hóa. Ban giám khảo là các nhà quyền thế giàu có, đương nhiên không thể thiếu lão gia nhà Họ Tô. Phi Hổ thấy Thanh Vân, Thạch An, Kiều My, liền chạy tới mời ba người vào hàng ghế danh dự, thấy tấm lòng tốt của Phi Hổ Thanh Vân thở dài. Chiêng trống cuộc thi nổi lên cảnh quang đang rộn rịp ồn ào liền trở nên im lặng tất cả đều nhìn về khán đài để xem biểu diễn võ thuật, người ta cũng thấy có một con ngựa ô to lớn thuộc dòng ngựa hiếm ai nấy đều muốn làm chủ con ngựa nầy nhưng không đủ tài năng. Người đại diện tổ chức cuộc hội thi võ thuật không ai khác hơn là Cha của Phi Hổ. Phi hổ là một Lão gia trạc tuổi 50 phong độ oai phong giống quan tướng hơn là giống thương gia Lão dõng dạc tiên bố. Thị trấn Đồng Xuân chúng ta làm nên ăn ra một phần lớn là nhờ nghề giao dịch, trao đổi, buôn bán, vận chuyển, phục vụ đủ các loại hàng hóa, cung, cầu, khắp tứ xứ, đương nhiên võ thuật lại là một nghề không thể thiếu vì nó giữ vững được cơ nghiệp của chúng ta làm ăn của chúng ta. Vì thế ba năm chúng ta tổ chức một lần. Không phân biệt người trong thị trấn, người ngoài thị trấn, nói chung ai có tài thời thi. Không phân biệt nam nữ, già trẻ, để khích lệ tinh thần võ học. Đề thi lần nầy có khác hơn những lần trước vì thêm mấy môn cơ bản nữa. Những môn chính trước đây như  biểu diễn sức mạnh, biểu diễn võ thuật, kiếm thuật, đao thuật, nói chung là thập bát môn võ nghệ, ai luyện binh khí nào thời biểu diễn loại binh khí đó. Nhưng kỳ thi lần khác hơn những lần trước là thêm mấy môn nữa, kinh công, nội công, chưởng pháp. Với đề thi cao như vậy nên không mấy người đủ tiêu chuẩn vượt qua vòng chung khảo, trở thành những người đi xem coi mà thôi, cả Thạch An cũng không đủ tiêu chuẩn, Thạch An đến lúc nầy mới thở dài nghĩ lại mình chẳng ra làm sao như ếch ngồi đáy giếng. Rốt cuộc chỉ có ba người lọt vào vòng chung khảo dự thi mà thôi trong đó có Phi Hổ.

Đây nói về ba người lọt vào vòng chung kết. Người thứ nhất là một trung niên phó đoàn tiêu cục Tây Châu, người thứ hai là một Hảo Hán con của trường đoàn tiêu cục Hạ Châu. Hai tiêu cục nầy ít khi đến thị trấn Đồng Xuân giao dịch  buôn bán, mỗi đoàn cũng mấy chục xe hàng, số người mỗi đoàn lên đến cả trăm, thế lực hùng mạnh, toàn là những cao thủ ít ai dám động đến. Để biểu diễn môn sức mạnh tổ chức hội thi cho người khiêng đến ba tản đá, tản đá thứ nhất nặng 100 cân tản đá thứ hai nặng 200 cân tản đá thứ ba nặng 300 cân. Buộc người thi bê tản đá lên ném xa 10 mét mới lọt vào chung kết, không mấy ai vượt nổi trăm cân nên bị loại hầu như gần hết chỉ có ba người. Hồi chiêng trống nổi lên thi chung kết, hàng nghìn người đang hồi hợp chờ đợi sự thắng thua của ba người bước vào giai đoạn chung kết. Trên khán đài người điều khiển trận đấu dõng dạc đọc người thi trước nhất là phó tiêu cục Tây Châu. Trước con mắt của hàng nghìn người phó tiêu cục Tây Châu vai mang kiếm bước tới tản đá nặng 300 cân, không phải là một trăm cân như lúc thi vòng loại, khán giả vô cùng hồi hộp phó tiêu cục Tây Châu làm thế nào bê nổi tán đá nặng 300 cân, chỉ thấy phó tiêu cục Tây Châu dùng sức mạnh bê tản đá lên khỏi đầu hét lên một tiếng hai tay ném tản đá ra xa tản đá lao đi rớt xuống một cái ầm vượt qua gạch 10 mét. Những người chứng kiến đều kinh hãi sau đó là những tiếng cổ vũ hoan hô dậy cả một góc trời sức mạnh thần kỳ hiếm thấy hiếm thấy. Người thứ hai là một Hảo Hán con của trưởng đoàn Hạ Châu vai mang đao chờ đợi sáu người khiêng tản đá để trở về chỗ cũ, với tư thế chậm rãi Hảo Hán từ từ bước đến tản đá, cuối xuống bê tản đá đưa lên khỏi đầu hét lên một tiếng hai tay ném tản đá ra xa tản đá lao đi rớt xuống một cái ầm vượt qua gạch 10 mét rớt y chỗ cũ người ném trước lại hàng loạt tiếng hoan hô cổ vũ nổi lên kỳ phùng địch thủ khó mà phân biệt ai hơn ai. Ban giám khảo xem xét chấm điểm xong tức thời tản đá được khiêng trả về chỗ cũ trên khán đài người điều khiển trận thi dõng dạc đọc người thi thứ ba Phi Hổ hàng ngàn người vổ tay cổ vũ Thiếu Gia cố lên, cố lên. Phi Hổ từ ghế ngồi danh dự chậm rãi đi đến tản đá hít vào một luồng chân khí khồm xuống bê tản đá lên khỏi đầu hét lên một tiếng dùng một tay ném tản đá bay đi ầm một tiếng tất cả đều im lặng, không phải Phi Hổ thua mà vì thấy tản đá vượt xa hơn hai người trước tới mấy thước, trong khi Phi Hổ chỉ dùng có một tạy. Trên khán đài người điều khiển trận thi đấu hô lớn Phi Hổ Thiếu Gia thắng áp đảo chỉ cần dùng một tay đẩy tản đá bay đi xa hơn hai người trước. Tức thời tiếng vổ tay hoan hô rền cả thị trấn. Hoan hô thiếu gia. Thiếu Gia Phi Hổ thần dũng vô biên Thạch An kinh khiếp Phi Hổ đúng là thần dũng thảo nào bắt hổ như bắt con mèo, hai người thi trước thấy sức mạnh Phi Hổ như vậy cũng phải lắc đầu le lưỡi. Hồi chiêng trống thứ hai thi biểu diễn binh khí, người điều khiển thi đấu dõng dạc đọc tên. Phó đoàn tiêu cục Tây Châu lên khán đài biểu diễn võ thuật binh khí. Phó đoàn tiêu cục Tây Châu không để đọc tên lần thứ hai liền nhãy lên khán đài, chấp tay chào khán giả rút kiếm nhanh như chớp thi thố 36 chiêu tuyệt học Thiên Sơn Kiếm Pháp, kết hợp với bộ pháp ngũ hàn, kiếm phong véo véo thân người yển chuyển như Rồng bay Phụng múa kiếm pháp càng về sau càng nhanh trông đẹp mắt vô cùng ai nấy như muốn nín thở theo dõi mở rộng tầm mắt kiếm pháp biến hóa ảo diệu chưa từng thấy nầy. Đến lúc nầy người trong tiêu cục Hạ Châu ném lên không trên khán đài mười quả cam. Phó đoàn tiêu cục Tây Châu hét lên một tiếng phi thân lên không chém mười quả cam, quả nào cũng đứt làm đôi  trước khi mười quả cam rơi xuống đất, điều đáng nói ở đây quả nào cũng bị chém đứt làm đôi giống hệt nhau. Thạch An không khỏi mến mộ khâm phục kêu lên hảo kiếm pháp, hảo kiếm pháp. Tiếng hoan hô nổi dậy một góc trời, sự tán tụng không dứt Phó đoàn tiêu cục Tây Châu không khỏi tự đắc về tài năng kiếm pháp của mình. Để cho sự tán tụng lắng dịu, người điều khiển trận thi dõng dạc đọc tên. Người thi thứ hai Hảo Hán Hạ Châu. Hảo Hán thương đoàn Hạ Châu nghe đọc tên mình liền nhãy lên khán đài chấp tay chào giáp vòng khán giả nhanh chóng rút đao ra, biểu diễn 36 chiêu ma đao cọng với âm ma bộ pháp, chiêu đao biến hóa kỳ ảo vô cùng, bộ pháp tiến lùi vô cùng đẹp mắt, những chiêu ma đao loang loáng khắp cùng khán đài ai nấy như muốn nín thở bị đao pháp cuống hút, theo chiêu pháp kỳ lạ của ma đao. Dưới khán đài thương đoàn Hạ Châu ném lên mười quả cam vào làn đao pháp đang tràn ngập khắp khán đài  chỉ nghe tráng sĩ Hảo Hán hét lên một tiếng làn đao chớp chớp mười quả cam bị đao pháp chém đứt làm đôi hết thảy, tiếng hoan hô rền trời rền đất. Thạch An không thể ngồi được nữa liền chạy lên khán đài để xem kết quả, Thạch An vô cùng tiếc rẻ vì có một quả cam chém đứt không giống chín quả kia. Thạch An trở lại chỗ ngồi nói, Hảo Hán kia đã luyện đao pháp đạt đến cảnh giới như vậy quả là hiếm thấy, nhưng độ chính xác tuyệt đối không bằng kiếm thuật phó đoàn tiêu Cục Tây Châu, sự bàn tán cao thấp vang dậy một góc trời, người điều khiển trận thi thấy sự bàn tán đã lắng dịu tức thời đọc tên người thi tiếp theo. Người thi tiếp theo là Tô Thiếu Gia  Phi Hổ.  Phi Hổ từ chỗ ngồi đứng dậy cầm thanh đao đi tới khán đài chậm rãi bước lên khán đài trước sự cổ vũ dân thị trấn Đồng xuân, Phi Hổ chấp tay chào vòng quanh khán giả, rút đao ra thi thố chiêu bèo dạt hoa trôi trong phong ba bão táp, chiêu đao cuồng nộ lúc dồn dập lúc rối xả, lúc xoáy tròn cuồng phong mỗi lúc một tuôn ra dữ dội, múa tới chiêu đao thứ mười chín trở lên, đao pháp trở nên gào thét   phong ba bão táp ầm ầm, đao pháp đến lúc nầy kết hợp bộ pháp thất tung mai hoa tức thời đao pháp tràn ngập khắp khán đài, đao phong cuồn cuộn làm cho ai nấy đều ngạc thở  có người la lớn khiếp quá khiếp quá. Thạch An không kìm chế nỗi sự hâm mộ của mình tán thán hảo đao pháp, hảo đao pháp. Đến lúc nầy người Tô Gia dưới khán đài ném lên mười quả cam. Mười quả cam bị kình lực của đao pháp hút bay theo xoáy tròn như cơn lốc Phi Hổ hét lên một tiếng đao pháp biến ra như một trận mưa chỉ thấy mười quả cam bị chém dứt làm bốn mảnh nào như mảnh nấy. Lão Tô Lão Gia mừng rỡ reo lên Phi Hổ luyện phong đao tới tần thứ chín rồi chỉ còn nội lực chưa đủ mà thôi, Lão Gia ta cũng chỉ luyện tới mức nầy là cùng, tiếng hoan hô lại nổi lên không dứt. Thạch An sững sờ tự xấu hổ cho võ nghệ của mình, Thanh Vân như nhìn ra được tâm sự chán nản của Thạch An nói giờ tôi mới hiểu lời nói của Thạch Đệ, núi nầy cao còn có núi khác cao hơn, võ học vô bờ bến khó mà cho mình vô địch được. Qua hai trận thi Phi Hổ đều thắng áp đảo hai đối thủ.  Hai đối thủ xin chào thua không thi đấu nữa, chỉ yêu cầu Phi Hổ biểu diễn ba môn cuối để cho tất cả những người có mặt mở rộng tầm mắt. Kinh công, nội công, chưởng pháp, với môn kinh công, Phi Hổ phi thân trên khán đài bay ra ngoài khán đài lộn trở vô trước chậm sau nhanh đẹp mắt vô cùng, lúc thời như loài chim, lúc thời như loài khỉ, bay tới nhảy lui không ai là không kinh ngạc, Phi Hổ liền hét lên một tiếng phóng vút lên không trung hơn trượng ở trên không trung Phi Hổ lộn mấy vòng rồi lao xuống khán đài nhẹ như chim địa bàng. Ai nấy điều giật mình kinh hãi, la lớn kinh công tuyệt hảo, kinh công tuyệt hảo. Thạch An lắc đầu khiếp thật, tuổi trẻ mà luyện được kinh công đến mức độ nầy khó mà tin được. Để biểu diễn môn nội công Phi Hổ liền cho người lấy một cuộn dây kéo xe trói mình lại, với những đoạn dây chắc như thế dù cho là hổ báo cũng không thể nào bức đứt được. Cuộn dây cột tay, cột chân, quấn xung quanh mình Phi Hổ phải nói là vô cùng chắc chắn hàng nghìn người vô cùng hồi hộp không hiểu Phi Hổ làm gì để mở trói được cho mình. Phi Hổ quát lên một tiếng như sấm nổ ai ấy đều chú tâm xem Phi Hổ làm gì, chỉ thấy Phi Hổ vận công trên đầu bốc khói cuộn dây đang trói chặc người Phi Hổ đứt khúc bung ra hết thảy, ai nấy đều khiếp vía tưởng như là mình bị hoa mắt, làm gì có chuyện đó. Đến lúc nầy những người luyện võ mới thấy như thế nào nội công thượng thừa, hết sức khâm phục ca ngợi không dứt. Để biểu diễn phần môn thi còn lại, Phi Hổ vận hết mười phần công lực hai tay đánh xuống tản đá 300 cân ầm một tiếng tản đá liền bị bể ra nhiều mảnh. Lại một lần nữa hàng nghìn người sửng sốt trước chưởng pháp kinh hồn, kêu lên khiếp quá, khiếp quá, đến lúc nầy, phó đoàn tiêu cục Tây Châu, cũng như Hảo Hán thương đoàn Hạ Châu, chấp tay nói. Chúng tôi đã nhìn thấy Thái Sơn võ học xin bái phục, xin bái phục. Thế là phần thưởng giải nhất thuộc về Phi Hổ Tô Gia, giải nhì thuộc về phó đoàn tiêu cục Tây Châu, giải ba thuộc về Hảo Hán thương đoàn Hạ Châu. Phi Hổ dắc con ngựa đến trước mặt Thanh Vân, Kiều My, Thạch An, nói tôi xin biếu con ngựa nầy cho Thạch Huynh. Thạch An vô cùng bất ngờ. Thanh Vân cũng sững sốt, chưa biết phải làm sao thời có người lên tiếng nói. Phi Hổ nó nhìn người không lầm đâu, hảy nhận đi cho nó vừa lòng, người nói đó là Tô Gia Cha của Phi Hổ. Cha Phi Hổ ít khi mặc áo dài đen, khi nào mở hội thi võ ông mới mặc. Đây cũng là một tánh cá biệt của Tô Lão Gia, người ta chưa bao giờ thấy ông ta biểu diễn võ thuật, và cũng chưa bao giờ đấu với ai. Nhưng tất cả  giới gian hồ thấy ông đều cuối đầu, không dám gây hấn hay sanh sự. Nói về ba người Thạch An không ngờ Phi Hổ tốt bụng như vậy, xem thường vàng bạc trọng tình trọng nghĩa hơn. Thạch An nhận con ngựa cả trăm lượng bạc lòng cảm động vô cùng, bốn người đi về ngôi nhà nghĩ. Thanh Vân vừa đi vừa suy nghĩ, vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục, ở trên đời nầy hiếm có người tài giỏi phẩm chất tốt đẹp như thế.
Lòng xem nhẹ bạc vàng như bọt nước
Chữ tâm kia, trong sáng biết dường bao
Luôn phản phất, chí anh hào đại nghĩa
Sống vì người, lòng rộng rãi thanh cao.
-----------------------

                       HẾT TẬP 2 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét