. . . . LONG PHỤNG HIỆP NGHĨA QUYỂN 1 ~ tranminhthang1145

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

LONG PHỤNG HIỆP NGHĨA QUYỂN 1

Văn Lang Sử Truyện

LONG

PHỤNG

HIỆP

NGHĨA


QUYỂN  1

2013

Cao Đức Thắng



LONG PHỤNG HIỆP NGHĨA


PHẦN MỞ ĐẦU

Cách  đây 3276 năm.
Sau thời Hùng Dịch Vương, cuối Dòng Trưởng có nghĩa là hết 23 đời Thượng Hùng Vương .
Chuyển sang thờ Hạ Hùng Vương 18 đời.
Sau thời Hùng Dịch Lang là Hùng Vân Lang lên ngôi vua 1276 đến 1211 trước công nguyên lấy hiệu là Hùng Quốc Vương  đời thứ nhất thời Hạ Hùng Vương.
Ở vào thời kỳ nầy nhiều chuyện lạ xuất hiện Thần Tiên giáng hạ cũng nhiều, trên đất nước Văn Lang.


Lúc bấy giờ ở trên Thiên Đình nơi Thiên Cung Đà La Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa đến dự hội. Phán xét Thiện Ác nơi cõi trần gian.
Đà La Ngọc Đế hỏi nghe nói dưới Hạ Giới có nhiều gia đình hết mực làm lành có đúng vậy không ?
Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa trả lời thưa Ngọc Đế đúng như vậy.
Ngọc Đế hỏi ở cõi Trời chúng ta có vị Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa nào phát tâm xuống trần thế bồi công lập đức cứu giúp chúng dân không ?
Ngọc Đế vừa hỏi xong thời có năm vị Đại Thánh chấp tay thưa rằng:  
Bẩm Ngọc Đế, nhân loại nhân gian là nhân loại con cháu Tiên Rồng đều mang trong mình Dòng Máu Cha Trời Mẹ Trời chúng ta là Ông Bà Tổ Tổ của chúng, chúng tôi nguyện xuống trần tận độ cứu khổ cứu nạn con cháu nơi chốn trần gian.
Năm vị Đại Thánh đó là:
Quang Minh Đại Thánh,  Đấu Chiến Đại Thánh, Phổ Hiền Đại Thánh, Thông Linh Đại Thánh,  Giác Linh Đại Thánh.

Sau khi dự đại hội Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa phán xét Thiện Ác nơi cõi nhân gian xong trở về Thiên Cung của mình.
Nơi tòa bảo tháp năm vị Đại Thánh phát tâm lập nguyện rằng:
Chúng con nguyện đầu thai xuống thế nơi nước Văn Lang bồi công lập đức cứu dân độ thế nguyện  sanh ra từ những gia đình nghèo khổ không đánh mất Cội Nguồn biết tu tâm dưỡng tánh hành thiện.
Xin Tổ Tiên Khai Hóa, Cha Trời - Mẹ Trời Ứng Hóa Chuyển Xây Hộ Độ dẫn đường cho chúng con.
Phát nguyện xong năm vị Đại Thánh nằm yên trong bảo tháp xuất hồn sanh xuống nhân gian.
Tạo hóa vần xoay khổ tai ương
Hết thịnh rồi suy thế sự thường
Mất Nguồn, Mất Cội, nhiều tai họa
Lạc đường lạc lối lắm thê lương
Thôi thúc lòng tà lòng ô trược
Ác lai ác báo mãi vấn vương
Cuộc sống thêm nhiều muôn cay đắng
Nói sao cho hết  cảnh đau thương.
**************


PHẦN 1

Nói về Bộ Nam Hải.
Dân chúng đúc đông, đất đai màu mở, nhờ các sông nhỏ bồi đắp phù sa, nên lúa, bắp, ngô, khoai, xanh tốt vô cùng năm nào cũng được mùa.
Đi ngang qua Nam Hải thời thấy cảnh miền thôn quê yên  lành êm ả xinh đẹp làm sao.
Đồng ruộng mênh mông những cánh dều
Luống cày còn mới gió hiu hiu
Lác đác xa xa người khôm cấy
Lưa thưa thôn nữ lội nắng chiều
Xốm làng lan tỏa làn lam khói
Cánh cò mây trắng núi chim kêu
Mục đồng thổi sáo nghêu ngao hát
Dừa, cau xanh biếc lũy tre yêu.

Bộ Nam Hải có bảy Châu, trong đó có Quận Hải Châu, Quận Hải Châu có bảy Huyện.
Huyện Gia Đông là có nhiều gia đình nghèo Xã Bàu, Làng Trũng lại có nhiều gia đình nghèo thê thảm.
Ai cũng biết nghèo thê thảm nhất ở làng Trũng chính là Thiện Ông Thiện Bà phải nói là rất nghèo, chẳng có nghề nghiệp gì cả, cũng không có ruộng đất, chỉ làm thê làm mướn sống qua ngày.

Nghe đâu trước đây đời Ông Cố, Ông Nội, Thiện Ông Thiện Bà giàu lắm, ruộng mẫu, trâu trăm kẻ ăn người ở đếm không xể. Không hiểu vì sao tới đời Thiện Ông Thiện
Bà thời nghèo mạt, nghèo đến nỗi không có gì cả.

Có người cho rằng giàu quá mà không biết lo hành thiện tích đức, nhất là cái giàu bất chính, thời con cháu phải bị tàn mạt.

Nếu đời con cháu biết tu tâm tích đức thời phát giàu trở lại có lẽ do sự ứng nghiệm lời dạy của người xưa.
( ăn ở có đức không sức mà ăn, cũng như câu: làm nhiều việc thiện thời đại họa sẽ hết, chuyển thành đại phúc.
Cũng như câu: đời Cha ăn mặn đời Con khác nước.
Cũng như câu: khen ai kiếp trước khéo tu, kiếp nầy con cháu võng dù nghênh ngang. Dầu rằng để của bằng non, không bằng để đức cho con ở đời vân. và . . . ).

Có lẽ thấm nhuần những lời dạy trên, nên Ông Bà Thiện không nghĩ gì đến việc làm giàu mà chỉ lo tu tâm tích đức, ai nhờ gì Ông Bà cũng giúp. Thậm chí có bữa nhịn đói để phần cơn mình cho người khác ăn, nhường áo cho người khác mặc, vì dốc sức hành thiện nên Ông Bà rất nghèo về vật chất cái nghèo không ai bằng. Nhưng lại được cái giàu Đạo Đức thời không ai sánh kịp, tiếng lành đồn xa ai ai cũng kính mến. Ông Bà Thiện lúc nào cũng nghĩ đến Cha Trời Lạc Long Quân, Mẹ Trời Âu Cơ. Lại thường hay cúng bái Quỉ Thần, nên được Quỉ Thần phù hộ che chở.  Nên tai qua nạn khỏi không biết bao nhiêu lần. Cuộc sống vợ chồng Thiện Ông Thiện Bà ngày tháng cứ trôi đi tuổi càng ngày càng cao mà không có con lấy làm buồn. Một hôm Thiện Bà nằm ngủ thấy trên trời sa xuống một tia hào quang trúng nhằm bà, Bà liền thấy trong người khác lạ. Từ đó Bà mang thai đêm lại niềm vui cho gia đình, hai Ông Bà lại càng làm lành hơn nữa.
Tâm hiền đức động lòng Trời Đất
Ban phước lành Tiên Thánh đầu thai
Lớn lên làm rạng Tông Môn
Vinh quan Dòng Họ cháu con sang giàu.

Thiện Bà mang thai mãi đến ba năm mà vẫn chưa sanh nở, Thiện Ông Thiện Bà không lấy đó làm buồn có người bảo Ông Bà nên rước thầy cúng ếm may ra mới sanh được, Ông Bà  như phớt lờ không nghe. Có lần Thiện Ông nói tu tâm tích đức làm phúc làm lành có Thần Linh phù hộ cần gì rước thầy rước bà, mọi sự việc ở đời đều có nguyên do của nó cả, cứ để theo tự nhiên không cần phải lo lắng cho mệt. Một hôm Thiện Ông thấy mệt trong người vừa nằm nghĩ thời thiếp đi không biết lúc nào, Thiện Ông thấy mình bay lên vô số tần mây. Vượt qua biển khí mênh mông nhìn xuống chỉ thấy mây và nước bay không bao lâu thời thấy trước mắt quang cảnh xinh đẹp lạ thường không bút mực nào diễn tả cho hết, non xanh nước biết đất đai vàng bạc châu báu khắp nơi.
Nơi đây vốn thật nơi nào
Đất đai châu báu sáng ngời thế kia
Đất vàng đất ngọc lưu ly
Kim cương lấp lánh  khắp thì  trân châu
Ôi thôi cõi nước sang giàu
Cung vàng điện ngọc đất trời đầy hoa
Tiếng đàn tiếng sáo tiếng ca
Hòa theo tiếng hát véo von lạ lùng
Phải chăng là chốn Non Bồng
Thần Tiên đến ở lòng trần lìa xa.

Thiện Ông ngơ ngác trước cảnh quan châu báu sang giàu kỳ lạ, hơn cảnh Vua Chúa trần gian hàng vạn lần.

Cung vàng điện ngọc tần tần cao vót kiến trúc cổ kính hoa văn cầu kỳ, vật liệu xây dựng toàn bằng vàng, bạc, trân châu, kim cương, pha lê, lưu ly, xà cừ  nguy nga tráng lệ, đẹp hơn cung vua trần gian gấp hàng trăm hàng nghìn lần, kỳ quan bảo tháp hào quang rực rỡ, đào tiên khắp nơi, đường sá dọc ngang cũng toàn bằng châu báu hoa thơm cỏ lạ hương thơm ngào ngạc, tiếng sáo du dương, tiếng đàn, tiếng hát, chim ca phụng múa, Thiện Ông thấy tâm hồn an lạc khoan khoái vui vẻ làm sao.

Thiện Ông thấy con người ở đây nam nữ không những xinh đẹp mà còn cao lớn lạ thường bổng Thiện Ông nhìn thấy một con chim Phụng Hoàng bay đậu lên mỏm đá ngọc tức thời hiện ra một tiên nữ xinh đẹp vô cùng.
Thiện Ông bạo dạn bay tới hỏi, thưa Tiên Cô nơi đây là cõi nào mà xinh đẹp vô cùng như vậy ?
Vị Tiên cô nói ở đây là cõi non Tiên, chưa phải là cõi trời đâu, cõi trời còn đẹp hơn cõi non Tiên đây gấp hàng trăm hàng nghìn lần. Ở cõi Non Tiên, sống mãi không chết, không ốm đau bệnh tật, cũng không phải làm lụng nhọc nhằn, vất vã, khổ cực tháng ngày như cõi trần gian. Chỉ lo vui chơi luận đạo, ngao du, ngoạn cảnh, thưởng thức hương hoa, nghe nhạc, ca hát, không có sự buồn sự khổ, không như trần gian đau ốm bệnh tật, tranh giành chém giết lẫn nhau. Sa vào con đường ác cuối cùng sa đọa xuống Địa Phủ bị hành hình đày đọa khốn khổ vô cùng không còn tự do để mà an vui tự tại nữa.

Những người sanh sống nơi Non Tiên phần lớn ở trần gian sanh lên, những  người yêu nước thương dân, tu tâm tích đức, hay giúp đở những người nghèo khó, khốn khổ, lại biết tôn thờ Cha Trời Mẹ Trời, Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ. Khi mãn kiếp trần gian đều sanh lên ở Non Tiên, Cực Lạc để ở nói xong vị Tiên Nương biến mất.

Nghe tiếng khóc Thiện Ông liền tỉnh dậy, thấy Thiện Bà nước mắt ràng rụa, kể lễ rằng Ông bỏ mình đi như thế sao, Ông ơi Ông tỉnh lại đi. Thiện Ông thấy vợ khóc dầm non dầm nước kể lể thê thảm như vậy liền mở mắt ra ngồi dậy Thiện Ông hỏi Bà khóc cái gì. Thiện Bà nói Ông đã bất tỉnh ba ngày ba đêm tôi tưởng Ông bỏ tôi mà đi nên tôi khóc cạn hết nước mắt, Thiện Ông hỏi lại đã ba ngày ba đêm rồi sao?  Thiện Bà nói chứ còn gì nữa.

Thiện Ông lẩm bẩm lạ quá tôi chỉ đi lạc lên Non Tiên một lác chớ mấy rồi Thiện Ông kể lại tất cả những gì Ông nghe thấy cho Thiện Bà nghe. Ông nói trần gian chỉ là cõi tạm Non Tiên, hay cõi trời mới thật là quê, tôi nghĩ thông suốt rồi, linh hồn con người có hai nơi để đến  một là lên Thiên Đàng hai là xuống Địa Phủ.

Từ đó Thiện ông càng ra sức làm lành lánh dữ giúp đở người nhiều hơn nữa. Một hôm Thiện Ông nói với Thiện Bà  tôi sắp về Non Tiên Bà ở lại trần gian thêm ít năm nữa sanh con nuôi con cho lớn, thời tôi trở lại dẫn bà đi. Qua mấy ngày sau Thiện Ông nằm ngủ rồi ngủ luôn không dậy nữa.
Đường sanh tử là con đường tạo hóa
Xác mất rồi nhưng hồn mãi tiêu diêu
Hồn thay xác trong hành trình chuyển kiếp
Lạ gì đâu nào có lạ gì đâu.

Thiện Ông qua đời hồn siêu sanh về Non Tiên Cực Lạc không bao lâu thời Thiện Bà sanh ra một bé trai trắng trẻo khôi ngô tuấn tú.
Đặc tên là Thành Nghĩa.
Thành Nghĩa không giống những em bé bình thường mới sáu tháng mà đã biết đi biết nói, Thành Nghĩa khỏe mạnh khác thường không biết đau biết ốm là gì.

Khi Thành Nghĩa lên 12 tuổi thời mẹ Thành Nghĩa kêu Thành Nghĩa đến nói Cha con sắp đến dẫn Mẹ đi con ở lại trần gian sống cuộc đời hiệp nghĩa luôn luôn là con người tốt, sống vì người hơn là sống vì mình dặn xong mấy hôm sau Bà vô bệnh qua đời, nhờ ăn ở hiền lành lại làm nhiều việc phước thiện nên làng trên xốm dưới lo đám tan Bà Thiện tử tế.
Thương người như thể thương thân
Ghét người như thể bỏ phân cho người
Sống cho có nghĩa có tình
Lòng vàng sáng chóa chẳng gì quý hơn.

Thành Nghĩa là người con hiếu thảo, ngày nào cũng đơm hai chén cơn cúng cha mẹ rồi mới ăn  và cho đến một hôm không may cho Thành Nghĩa năm ấy mưa bão lụt lội liên miên nước tràn vào nhà trôi hết đồ đạc không còn gì trong nhà trống trơn không còn gì nữa để mà sanh sống.

Biết làm gì hơn Thành Nghĩa vái lạy Cha Mẹ khấn vái rằng:
Cha Mẹ phù hộ cho con trên bước lưu lạc hầu mong có cái ăn cái mặc may ra được đổi đời, Thành Nghĩa vái  lạy vong linh Cha Mẹ lần cuối rồi bỏ nơi nghèo khổ ra đi.

Thành Nghĩa đi mãi đi mãi khác thời xin nước uống, đói thời xin cơm ăn cho đến một hôm Thành Nghĩa lưu lạc đến một thị trấn kẻ qua người lại đông đúc chợ búa quán xá cũng nhiều, Thành Nghĩa vừa đói vừa khác mặt mày lem luốt sạm nắng vì sương  gió những tháng  ngày qua.

Cặp mắt Thành Nghĩa bổng sáng lên vì trước mắt cách đường lớn vài chục mét là một khu biệt thự sang trọng bề thế giàu có lắm.

Thành Nghĩa liền đánh bạo đi đị vào cổng, thời một con chó lao ra  sủa chát chúa, cặp mắt nó như muốn nuốt sống Thành Nghĩa, con chó định lao tới cắn Thành Nghĩa một miếng.

Thành Nghĩa nói với con chó tao không phải là ăn trộm, mà là đi xin việc làm, con chó hình như biết tiếng người nó chỉ sủa không còn hung dữ như lúc nảy nữa.

Bổng có tiếng quát Lu Xi mầy sủa ai đó, Thành Nghĩa thấy người mới lên tiếng là một phụ nữ ra vẻ Bà Chủ khá xinh đẹp, nhưng không kém phần khoe của trời cho, ăn mặc theo kiểu mô đênh đời mới, may thiếu vải hết chỗ chê.
Thành Nghĩa lễ phép thưa.
Thưa Bà Chủ, tôi nhìn  thấy nhà cao cửa rộng bề thế thuộc hàng bậc nhất ở đây, người ăn kẻ ở chắc cũng nhiều, chăn bò, chăn trâu, chăn gà, chăn vịt, sai vặt chẳng thiếu nếu có thêm một người xin làm việc nữa cũng không sao nên tôi bạo gan vào đây xin đảm nhiệm công việc nào đó, chỉ cần kiếm hai bửa cơm là được.
Bổng có tiếng quát, thằng nhãi con mầy bao nhiêu tuổi xưng tôi xưng tớ với ai, Mẹ thằng nầy chỉ nhìn qua bộ gió cũng biết phường  đói rách lang thang  chẳng có hạt cơm để mà nhìn nói gì để mà ăn nhưng giọng nói phách lối quá, người mới lên tiếng là một cậu con trai trạc mười hai mười ba.

Bộ mặt Gã thật không dễ ưa chỉ nhìn cái mũi Gã quắp xuống như mỏ két, như mũi mụ Phù Thủy, da ngâm ngâm, môi chì, mặt bủng như búng chảy nước, tướng đi uốn khúc, cặp mắt lương ti hí, nhìn chăm chăm như muốn  móc ruột móc gan người ta, quả là một tay gian xão độc hiểm vô cùng.
Người phụ nữ nhìn cậu con trai mới đến nói:
Sầm Luân con.
Để mẹ hỏi xem thằng ở bờ ở bụi nầy từ đâu đến gốc gác nó ra sao rồi hể tính.
Ra vẻ Bà Chủ, Bà quát bây đâu đêm nghế ra cho Bà ngồi, có tiếng vân dạ thật khẽ, sau đó ghế được bê ra cho Bà ngồi Bà quan sát Thành nghĩa thật kỷ rồi hỏi mầy quê ở đâu ?
Thành Nghĩa lễ phép thưa.
Thưa bà chủ  tôi quên ở  Huyện Gia Đông, Xã Bàu, Làng Trũng,  Bà ngơ ngác hỏi lại nơi đó là nơi nào ?
Người bưng ghế thấy Bà Chủ tầm hiểu biết hạn hẹp ngơ ngác như  thế,  liền trả lời thay cho Thành Nghĩa, thưa Bà Chủ:
Cậu bé nầy nói quê cậu ở tận Quận Hải Châu, Bộ Nam Hải, Bà Chủ  nghe xong thời kinh ngạc xa đến như thế sao Bà nhìn bộ mặt lem luốt Thành Nghĩa hỏi lại có phải quê mầy ở đó không ?
Thành Nghĩa lễ phép trả lời dạ thưa phải, mụ Hồ Ly nghe xong như mừng thầm trọng bụng, thằng nầy đúng là lu linh lục địa rồi xài được đây.
Thế là Mụ Hồ Ly nhận Thành Nghĩa  làm  nô dịch phục vụ công việc cho Bà.
Thành Nghĩa ở hơn một năm thời hiểu rõ tất cả gia cảnh của Bà Chủ.

Thì ra Bà Chủ khu biệt  thự sang trọng bề thế nầy là vợ kế của một tên trùm ủy quyền ủy thế keo kiệt bóc lột sức lao động của những người làm thuê kẻ ăn người ở, cọng thêm với nghề buôn gian bán lận, nên lão ta giàu có vô cùng, không hiểu vì sao lão bổng chết đột ngột, bà vợ kế trở thành Bà Chủ quản lý hết thảy cơ nghiệp giàu có của Ông Chủ, Mụ xão quyệt keo kiệt hơn lão ta gấp nhiều lần.

Mụ có một thằng con không ra trò trống gì, với cái tánh lười biến, suốt ngày chỉ biết ăn không ngồi rồi, chơi bời lêu lổng tiêu xài phung phí, lúc nào cũng ra vẻ Cậu Chủ thậm chí đánh đập người ở không nương tay. Thành Nghĩa không may bước vào cuộc sống ác quái nầy gặp đủ kiểu tai ách. Bà Chủ, Cậu Chủ như hai tên cai ngục vừa tham lam, vừa keo kiệt, vừa tàn nhẫn. Dù cho Thành Nghĩa có làm cực khổ đến đâu, chân trâu, đốn củi, giả gạo, xay lúa, quần quật suốt ngày hết việc nầy tới việc khác  mà cũng không vừa lòng Bà Chủ Cậu Chủ.

Thành Nghĩa từ ngày vào ở đến nay đã hơn năm mà chưa ăn được một bửa cơm trắng cá tươi, mà chỉ ăn cơm hẩm cá thiu, áo quần rách rưới. Thế mà bên tai lúc nào cũng nghe tiếng chửi rủa của Mụ Chằn Hồ Ly, cùng cậu con trai như quỉ dữ. Đồ làm biếng, đồ bẩn thỉu, đồ ngu, đồ dốt làm gì cũng chậm như con rùa, ngu như con lợn. Có một hôm Thành Nghĩa bị đói lã người, nên làm có vẻ hơi chậm. Thế là trót trót Thành Nghĩa đã bị mấy roi, chuyện bị đòn roi đối với Thành Nghĩa là thường xảy ra như ăn cơm bửa.

Năm lên 14 tuổi Thành nghĩa đang ngồi nhớ về Cha Mẹ, cảnh nghèo khổ của Cha Mẹ cũng như cuộc đời cơ cực của mình tương lai mù mịt không khỏi rơi nước mắt. Nhìn lên trời than rằng Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ cứu con với sao đời con khổ quá. Bổng một tiếng quá tháo chói tai nổi lên, đồ thằng lười mầy muốn chết phải không. Muốn chết thời tao cho mầy chết, chát chát mấy bạt tai chí tử làm Thành  Nghĩa choáng váng cả mặt mày. Thành Nghĩa không nhịn được nữa chụp lấy tay Sầm Luân vẹn một cái như muốn gãy lìa. Sầm Luân đau quá la lên, mầy dám làm hổn với tao hả ? Thành Nghĩa nói thưa Cậu Chủ tôi không dám thế, nhưng vì Cậu chủ đánh tôi đau quá nên tôi mới mạo phạm thế nầy Sầm Luân tức muốn trào máu họng nhưng hai cánh tay đã bị Thành Nghĩa nắm chặt gỡ không ra. Gã trợn cặp mắt lương ti hí miệng Gã như nói không ra mầy mầy làm phản Thành Nghĩa thay vì trả lời siết chặc bàn tay thêm tí nữa làm Sầm Luân như muốn nát cả hai cánh tay. Sầm Luân vừa đau điến hồn vừa tức muốn bể lòng ngực, nhưng chẳng biết phải làm sao. Sầm Luân ngẩm nghĩ không ngờ thằng ăn mày nầy có sức mạnh đến như thế. Không khéo nó bẻ gãy hai tay mình mất, biết không làm gì được Thành Nghĩa.  Sầm Luân vội xuống nước.
**************


PHẦN 2

Tháng ngày bầu bạn cùng sông nước
Chài lưới kiếm cơm chẳng mơ sang
Bốn mùa trôi nổi trên làng sóng
Nước chảy thuyền đi khói sương tan
Thỉnh thoảng nhìn xem bầy tôm cá
Mặt nước lung linh sóng ngở ngàn
Trời cao đất rộng đời sương gió
Chiếc áo dày thêm nhượm nắng vàng.

Cùng thời điểm Thành  Nghĩa.
Ở Bộ Lục Hải, Hưng Châu, Huyện Hải Tân, Làng Chài.
Có hai vợ chồng đánh cá rất nghèo, ngày lại tháng qua đánh cá sinh sống, nếu có dư chút ít thời đem giúp cho người khốn khổ, người tàn tật, người già nua không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người đau bệnh.
Lúc nào cũng tôn thờ Cha Lạc Long Quân, Mẹ âu Cơ, cũng như cúng bái các Thần Linh,  nên được các Thần Linh gia hộ giúp đở, lòng thương người của hai Ông Bà xa gần ai cũng biết  nên được dân chúng yêu mến kính nể.
Dân Làng Chài thường gọi vợ chồng Ông Bà đánh cá là Ông Bà Hạnh Đức.
Ông Bà Hạnh Đức tuổi đã cao chưa có mụn nào cũng lấy làm buồn.
Một hôm bà nằm mơ thấy một vị Thiên Tiên hào quang rực rỡ đến nói Ta xuống trần đầu thai làm con bà. Khi bà thức dậy thấy trong mình khác lạ sau đó thời biết mình mang thai, hai vợ chồng Ông Bà mừng quá, cảm ơn Cha Trời Mẹ Trời, Cha  Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ.
Từ đó Ông Bà Hạnh Đức càng làm lành hơn nữa, trông cho mau đến ngày sanh, không ngờ Bà Hạnh Đức mang thai hơn ba năm mà chưa thấy sanh, ai cũng thấy làm lạ có người thương xót cho Ông Bà, họ nghĩ đáng lý ra hiền đức như hai Ông Bà thời phải gặp nhiều sự may mắn, nào ngờ gặp điều kỳ lạ như vậy, không biết Bà mang thai hay mang cái gì.

Bổng một hôm Ông Hạnh Đức nằm mơ thấy mình bay lên thiên đàng, lạc vào thế giới hoa thơm cỏ lạ nhà vàng vách ngọc Thần Tiên người nào người nấy xinh đẹp vô cùng  đất đai toàn là vàng, bạc, trân châu, kim cương, pha lê sáng chóa. Hoa thơm cỏ lạ nhà vàng vách ngọc kỳ quan bảo tháp, lâu đài cung điện, chim ca phụng múa, cảnh quan  đẹp lạ chưa từng thấy thế nầy bao giờ.
Ông gặp một vị Tiên Nhân hỏi, thưa ngài nơi đây là đâu mà cảnh quang đẹp quá chưa từng thấy bao giờ, sự giàu sang ở đây không bút mực nào diễn tả cho hết. Vị Tiên Nhân trả lời đây là cảnh Non Tiên Cực Lạc đương nhiên phải khác hơn cõi Trần Gian khốn khổ ô trược, suốt ngày cơ cực với cái ăn cái mặt. Những người không đánh mất Cội Nguồn lại hướng Thiện làm lành, thường hay giúp người khốn khổ khi trả xác phàm trần linh hồn sanh lên đây để ở, vị Tiên nói xong ngâm bài thơ rồi biến mất.
Bài thơ như vầy:
Sống giúp người bồi công lập đức
Tấm lòng vàng quý báu biết bao
Thương người đạo hạnh mới cao
Bồi công lập đức lên nào Non Tiên.

Bổng nghe có tiếng Chó sủa Ông Hạnh Đức giật mình tỉnh dậy thời mới hay mình nằm mơ. Ông liền đêm chuyện ấy kể cho Bà Hạnh Đức nghe từ đó Ông càng ra sức làm lành hơn nữa cho đến một hôm Ông thấy mệt trong người liền kêu Bà Hạnh Đức đến nói, tôi sắp về Non Tiên Cực Lạc Bà ở lại trần gian sanh con nuôi con khôn lớn rồi về Non Tiên Cực Lạc sau, tôi chờ bà trên đó, Ông dặn dò xong rồi qua đời, Ông có để lại lời dạy như sau.
Sống  giúp người tâm không sa đọa
Chớ ác gian gieo họa cho người
Thần Linh ghi rõ tội tình
Thiên đàng, Địa Ngục, Tâm nầy tạo ra.

Ông Hạnh Đức chết không bao lâu thời Bà Hạnh Đức sanh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Tiên Nhân.

Tiên Nhân lên bảy tuổi thời Bà Hạnh Đức, Mẹ Tiên nhân kêu Tiên Nhân đến dạy rằng Cha con sắp đến dẵn Mẹ về trời Con ở lại trần gian sống cho có lòng hiệp nghĩa trần gian chỉ là cõi tạm thiên đàng mới thật chánh quê, Con nhớ lấy nhớ lấy. Bà dặn dò xong thời linh hồn thoát ra khỏi thể xác bay theo Ông Hạnh Đức về Non Tiên Cực Lạc.

Bà Hạnh Đức khi còn sống hết mực giúp đở người, khi chết, làng trên xốm dưới đến rất đông lo đám tán cho bà tử tế.

Tiên Nhân tuy còn nhỏ nhưng thông minh hơn người, lại có sức mạnh kỳ lạ ngay cả những đứa trẻ mười bốn mười lăm tuổi cũng không mạnh bằng, Tiên Nhân sống mồ côi mồ cút một mình sống trong ngôi nhà, nhưng không chút sợ hãi, vẫn sống an nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

Gia tài chẳng có gì ngoài những tấm lưới rách mà thôi. Tiên Nhân vì còn nhỏ ngày ngày phải đi xin ăn, người ta thấy vậy cho rất nhiều, nên Tiên Nhân ngày nào cũng ăn no thời gian cứ thế trôi qua.
Sống đời không mẹ không cha
Xin ăn kiếm sống vượt qua tháng ngày
Cảnh trần con tạo khéo bày
Ba chìm bảy nổi, cuộc đời lênh đênh.

Cho đến một hôm Tiên Nhân gặp một người lịch sự tốt bụng dẫn về nuôi, Ông Ta là một phú gia giàu có bà vợ lớn qua đời, Ông cưới bà vợ kế còn trẻ lại sanh cho Ông một cậu con trai nên bà vợ kế muốn gì được nấy. Bà vợ kế đang ngồi sơn móng tay, nhìn thấy Ông dẫn về một đứa trẻ, Bà hết sức kinh ngạc nhưng sau đó thời nhảy đồng đổng lớn tiếng rằng Ông dẫn thằng bé không cha không mẹ nào về thế, nhà có dư cơm cũng không đến lượt nuôi nó đâu.

Ông nói tôi thấy nó mồ côi mồ cút đi lang thang xin cơm để ăn tội cho đứa trẻ quá, nhà mình bửa nào cũng dư cơm cho chó, cho gà, cho lợn, trẻ nhỏ mà ăn mấy chút. Hơn nữa có người để cho Bà sai vặt, Bà vợ kế nghe cũng có lý nên không la lối nữa. Tiên Nhân về  ở nhà phú gia hơn ba năm thời Ông chủ sau cơn lâm trọng bịnh rồi qua đời. Tiên Nhân từ đó chỉ ăn cơm thừa canh cặn ngủ xó hè nhưng phải làm rất nhiều công việc, nào là quét nhà lau chùi bàn ghế, cho gà, cho vịt, cho lợn ăn, thấy nuôi gà, nuôi vịt, nuôi lợn có lợi bà vợ kế nuôi thật nhiều. Vì thế Tiên Nhân quần quật suốt ngày không lúc nào nghĩ.
Tuy cuộc đời sớm hôm khổ cực
Vẩn còn hơn lang bạc ăn xin
Gian nan khổ cực biết bao
Trăm cay nghìn đắng náo nương cuộc đời.

Tiên Nhân thời suốt ngày quần quật khốn khổ, thậm chí không được nghĩ xả hơi, hết công chuyện nầy tới công chuyện kia.

Còn thằng con trai của Bà Vợ Kế tên là Trịnh Hạo, Trịnh Hạo lớn hơn Tiên Nhân bốn tuổi, suốt ngày ăn chơi lêu lổng lại hay đến chỗ đen đỏ, xúc lắc, tửu điếm, có khi chơi tới tối mới về.

Bà chủ không bao giờ la rầy mà chỉ nói con có chơi thời nên về sớm, để mẹ bửa nào cũng chờ cơm. Trịnh Hạo nói mẹ chờ không được thời ăn trước đi nói xong cậu ta càu nhàu bửa nay con không được vui, thua cháy túi.

Có một hôm Tiên Nhân đang bận rộn với công việc thời Trịnh Hạo ra đồng tìm gặp Tiên Nhân nói mầy bỏ bầy vịt lại đó đi với tao.

Tiên Nhân nói không đi được đâu, bà chủ đánh chết, Trịnh Hạo nổi quáu nói mầy sợ mụ chằng hơn sợ tao sao, tao mà nổi giận thời mầy hết đời, cực chẳng đã Tiên Nhân lừa vịt vào chuồng đi theo Trịnh Hạo.

Vừa ngồi lên xe ngựa Trịnh Hạo ra lịnh cho người ở cho xe chạy về thị trấn Tân  Bình, thế là xe ngựa lao đi không bao lâu thời tới thị trấn, ngựa xe tấp nập, quán xá khắp nơi người ta rộn rịp. Trịnh Hạo nói tấp vào chỗ đông kia, tức thời xe ngựa liền đến chỗ đó thì ra chỗ đông người ấy là chỗ chơi đen đỏ. Trịnh Hạo vừa bước xuống xe thời có năm ba thằng béo mập lớn hơn Trịnh Hạo kéo đến, hích hích cái mặt ra vẻ bậc anh chị nói mầy kiếm đâu ra tên đồng minh nhóc con nầy. Trịnh Hạo nói tao tới đây không phải chơi đen đỏ mà đò lại bạc các ngươi cướp lấy của tao, trả lại đây. Ba tay anh chị như xem thường trịnh hạo, chúng nói trước đây bọn tao sợ mầy, vì mầy có Ông Cha quyền thế bọn tao chẳng làm gì được, nên mới để cho mầy cỡi đầu cỡi cổ, đời mà cá ăn kiến, thời kiến ăn cá, cút đi không tao đánh cho bể mặt. Trịnh Hạo tức quá chửi đồ khốn tao cho bọn mấy biết tay.

Thằng to lớn hơn nói với hai thằng kia, hai đứa bây cho nó một bài học, để nó biết thế nào là vô lễ đến bề trên, tức thời hai tên nhỏ con hơn nhảy tới đấm vào mặt Trịnh Hạo mấy cái sưng cả mặt mày, Trịnh Hạo ra sức đánh lại nhưng không làm gì nổi bọn chúng, bị bọn chúng đánh đá tới tấp Trịnh Hạo như muốn ngã quỵ chảy máu miệng múa mũi.

Tiên Nhân sợ Trịnh Hạo bị bọn chúng đánh chết liền xông vào cứu Trịnh Hạo, chúng liền đánh vào mặt Tiên Nhân, Tiên Nhân liền chụp lấy tay bọn chúng vặn một cái chỉ nghe cái tách tay hai tên đánh Trịnh Hạo bị gãy xương, chúng khiếp quá la lớn gãy tay tao rồi, thằng to mập nhãy tới đá vào mặt Tiên Nhân. Tiên Nhân chụp lấy cái chân phải của tên to mập xếnh cho một đạp gãy luông chân trái, tên mập kinh hãi la lên gãy chân tao rồi khiếp kinh hồn vía bọn chúng khiêng nhau bỏ chạy.

Trịnh Hạo thắng một trận hả hê nói, thằng nào dám động đến Hạo Háo ta thời toi mạng,  tên ở đánh xe thấy hai bên đánh lộn dữ quá chun trốn dưới xe, thấy bọn anh chị bỏ chạy hết liền chui ra nghe cậu chủ nói mình là Hạo Háo thời lẩm bẩm Cậu Chủ cái gì cũng háo, háo ăn, háo uống, háo đánh lộn, háo đỏ đen, háo chơi bời trai gái tửu điếm, nói chung cái gì cũng háo. Hạo Háo cái tên nghe kêu quá mà cũng đúng y Cậu Chủ.

Xe vừa chạy vào sân thời nghe tiếng la mắn ôm sồm trong nhà vọng ra thằng chó chết đồ không cha không mẹ, dám bỏ gà bỏ vịt mà đi chơi, về đây thời biết tay với Bà, Bà cho mầy biết tay, vừa thấy xe ngựa vào sân Bà chạy ra xe nói con đi lôi đầu thằng chết dịch đó về đây cho tao trị tội.

Nhưng Bà bổng sững sốt rồi la lên, trời ơi ai đánh con thế nầy, thằng nào mà to gan như vậy. Tao sẽ mổ bụng nó, Bà nhìn bộ mặt đầy máu me của Trịnh Hạo. Bà gào lên tao phải đi báo quan, trời ơi là trời còn gì cái mặt vàng mặt ngọc của con tao thằng nào mà ác đến thế. Bà chợt nhìn thấy Tiên Nhân từ trên xe bước xuống. Bà gào lên thằng chết đâm Mầy ở đâu để cho Cậu Chủ ra thế nầy, sao Mầy không lấy thân ra đở cho Cậu Chủ, sao Mầy không chịu đòn thay cho Cậu Chủ, đồ vô ơn bạc nghĩa tao đánh chết Mầy, tao đánh chết Mầy. Trịnh Hạo nạt mẹ làm gì thế, nhờ Tiên Nhân con mới còn sống mà trở về thôi đừng chửi nó nữa,  từ nay nó làm hộ vệ cho con kiếm thằng khác mà chăn gà, chăn vịt, Bà chủ đối với ai thời làm trời làm đất, còn đối với Trịnh Hạo thời Bà chủ như con mèo ngoan ngoản nghe theo không dám hó hé làm trái ý cậu Ta. Thế là từ đó Tiên Nhân coi như đổi đời, không còn ăn cơm thừa canh cặn nữa, được ăn no ngủ yên Cậu Chủ đi đâu thời theo phò tá đến đó.
**************


PHẦN 3

Cùng thời Tiên Nhân.
Ở Bộ Gia Ninh, Thượng Tây Châu, Huyện Đại Lộc Làng Hạ.
Có hai vợ chồng tiều phu sống nghề đốn củi, lại biết chữa bệnh, nhưng không lấy một đồng bạc nào, chỉ chữa bệnh làm lành làm phước, nên gia đình rất nghèo, nhưng ai cũng kính nể, tiếng lành đồn xa, Ông Bà luôn nhớ đến Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ cũng như cúng bái các Thần Linh, nên Thần Linh thường gia hộ.
Dân làng, làng trên xốm dưới thường gọi hai Ông Bà tiều phu là Đức Ông, Đức  Bà.
Đức Ông Đức Bà lớn tuổi mà chưa có một mụn con lấy làm buồn, nhưng biết làm sao hơn mọi việc trong đời đều có số mệnh, nên Ông Bà không lấy làm buồn nữa.
Cho đến một hôm Đức Bà trong giấc ngủ thấy một vầng hào quang sáng chóa rồi hiện ra một người phụ nữ đẹp vô cùng nói ta là Mẹ Âu Cơ báo cho con biết có một vị đại Thánh sắp xuống đầu thai làm con của con, nói xong thời Mẹ Âu Cơ biến mất, Bà nhìn lên trời thấy một tia hào quang bay xuống chui vào bụng bà, Bà giật mình thức dậy mới hay chỉ ở canh ba.
Bà kêu Ông dậy và kể rỏ đầu đui câu chuyện, từ đó bà mang thai Ông Bà vui mừng không sao kể xiết lại càng lễ lạy Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ hơn nữa.
Đức Bà mang thai gần chín tháng. Thời có hai vợ chồng thương buôn ở Hồng Định Châu, chồng tên là Tá Di vợ tên là Bội Ngọc đi xe ngựa rất sang trọng đến nhà mang thật nhiều lễ vật nào là vàng bạc đến biếu, tạ ơn Ông Bà chữa bệnh nay đã có mang.
Đức Ông, Đức Bà không nhận, hai vợ chồng Tá Di nài nỉ mãi không được bằng nói, vợ chồng tôi nay đã có con là nhờ hai Ông Bà chạy chữa ơn như trời biển nay ông bà lại không nhận lễ vật nên vợ chồng tôi có lời thỉnh cầu như thế nầy.

Nếu vợ tôi sanh con trai, Đức Bà sanh con trai thời cho hai đứa kết làm anh em,  bằng Đức Bà sanh con trai vợ tôi sanh con gái thời hai đứa nó nên nghĩa vợ chồng, bằng ngược lại vợ tôi sanh con trai Đức Bà sanh con gái thời hai đứa nó cũng nên nghĩa vợ chồng, dù sao đứa con trong bụng vợ tôi cũng do Ông Bà chữa trị tạo nên. Nên vợ chồng tôi mới có ý nghĩ tác hợp nhân duyên cho hai đứa như vậy.

Đức Ông Đức Bà suy nghĩ cuộc đời mình đã nghèo khổ, không nên để cho con nghèo khổ nữa, nhìn bề thế gia đình người ta phải nói là rất giàu của ăn của để không hết, hơn nữa vợ chồng cũng khá xinh đẹp nhất là cô vợ xinh đẹp sắc sảo mặn mà vô cùng không đến nổi đẻ con xấu xí. Thế là Đức Ông Đức Bà chấp nhận, nhưng chẳng biết lấy gì làm lễ giao ước đính hôn, hai ông bà ấp úng mãi cuối cùng cũng phải nói ra sự thật nhà tôi nghèo quá chẳng có gì quý báu để mà đính hôn thôi lấy trời đất chứng tri cho cuộc hôn ước vậy.

Hai vợ chồng thương buôn nói trời đất chứng tri là chuyện phải có, thôi thì vợ chồng tôi có đôi ngọc bội rất quý giống nhau như đúc, có chạm hình cặp chim phụng hết sức tinh xão làm vật đính hôn cho hai đứa nó vậy.

Đức Ông Đức Bà bằng nhận ngọc bội thắp hương vái lên trời đất khấn rằng, nếu nhà chúng con sanh con trai thời đặc tên Trung Lương, còn sanh con gái đặc tên Mỹ Hạnh.

Đến lượt hai vợ chồng thương buôn cũng khấn vái như vậy, trước khi ra về hai vợ chồng Tá Di thương buôn nói khi nào con trẻ ra đời có điều kiện thời dẫn trẻ đến nhà thăm chơi cho hai đứa nó biết mặt.

Vợ chồng Đức Ông Đức Bà, tiển vợ chồng Tá Di một đoạn đường phải nói là hai gia đình hết sức quyến luyến thân mật. Đức Bà mang thai mười hai tháng mà chưa thấy sanh cảm thấy hơi lo, nhưng rồi cũng sanh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú đặc tên là Trung Lương.

Trung Lương không những mau lớn, mà còn khỏe mạnh khác thường, học đâu nhớ đó có những điều không học mà tự nhiên biết, Đức Ông Đức Bà lấy làm tự hào về sự thông minh của con mình, năm 12 tuổi Trung Lương theo Cha lên rừng đốn củi  phụ giúp cho Cha rất nhiều công việc. Thời gian cứ thế trôi qua, gia đình vẫn bình yên không có chuyện gì xảy ra.
Năm 14 tuổi hôm ấy Cha bị ốm không lên rừng đốn củi được, Trung Lương đi một mình.
Lên non đốn củi qua ngày
Xa xa  rừng núi điệp trùng đèo mây
Đại ngàn chim hót suối reo
Hoa khoe sắc thắm đá trèo sường non
Mấy hòn đá cuội con con
Lắng nghe gió thổi véo von núi rừng
Cuộc đời đốn củi cũng nhàn
Ngày qua tháng lại tâm hồn yên vui.

Trung Lương vừa quảy gánh củi trên đồi rừng xuống thời nhìn thấy một con chim to lớn đầy mình máu me, không biết là còn sống hay đã chết. Trung Lương để gánh củi xuống đến chỗ con chim nằm bất động thì ra là một con chim điêu to lớn chưa từng nhìn thấy bao giờ, con chim điêu to lớn nhìn Trung Lương như cầu cứu.

Trung Lương xem qua vết thương đầy mình hình như đã giao chiến với con vật nào đó, biết mình có thể chữa trị vết thương cho con chim Trung Lương liền vào rừng tìm cây thuốc quý chữa trị vết thương cho con chim, thuốc vừa đắp lên tới đâu thời vết thương con chim liền lành tới đó.

Bổng con chim đứng phất dậy đập cánh tức thời cuồng phong nổi dậy ào ào làm cho cây cối ngã đổ ầm ầm hai con mắt con chim phóng ra những tia hào quang rợn người Trung Lương lấy làm kinh hãi.
Con chim bổng cất tiếng nói đừng sợ đừng sợ ta chỉ thử sức lực ta hồi phục chưa thôi, con chim Điêu nhả trong miệng ra một viên ngọc rồi nói ta cho ân nhân viên ngọc tàn hình, khi nào nguy hiểm ân nhân hãy ngậm viên ngọc vào miệng, thời sẽ tai qua nạn khỏi ngay ân nhân không được nói cho ai biết điều nầy bằng không ân nhân sẽ gặp nhiều tai họa, nói xong con chim vụt biến mất, từ khi Trung Lương có viên ngọc thần tàn hình thời càng thông minh hơn nữa. Trung Lương gánh củi đêm xuống chợ bán thấy dân chúng mấy năm nay luôn thất mùa đói khổ cái nghèo vì thế cứ mãi đeo bám theo người nông dân Trung Lương lấy làm đau lòng xót dạ nhiều đêm không ngủ moi óc suy nghĩ tìm ra nguyên nhân của cái nghèo khi đất đai mênh mông bạc ngàn vì sao vì sao và cuối cùng Trung Lương cũng tìm ra giải đáp thiếu nước tất cả chỉ là thiếu nước, thế là Trung Lương đi khảo sát địa hình thượng nguồn khắp Huyện Đại Lộc thấy địa hình thuận lợi có thể ngăn nước đắp lên nhiều con đập bổi dẫn nước về tưới lên nhiều cánh đồng rộng lớn.
Từ trước đến nay đất đai cứ mãi bỏ hoang khi mưa thì ngập thúi đất, khi nắng thì khô nứt đất, trẻ chăn trâu chăn bò khắp nơi nhìn thấy Trung Lương ngày nào cũng đi khảo sát địa hình liền hỏi anh Trung Lương, anh làm gì đi khảo sát địa hình hoài vậy.

Trung Lương nói nầy các anh em chúng ta muốn ăn no mặc ấm hay là ăn đói mặc rách. Lũ trẻ chăn bò chăn trâu đồng nói chúng em muốn ăn no mặc ấm, Trung Lương nói nếu tất cả chúng ta đều muốn ăn no mặt ấm thời tất cả chúng ta phải trở nên anh hùng hiệp nghĩa, những anh hùng vì dân vì nước. Lũ trẻ chăn trâu chăn bò nói chúng em nào phải quân binh, nào có gơm có giáo làm gì trở thành anh hùng hiệp nghĩa được.

Trung Lương nói chúng ta sẽ trở thành những anh hùng hiệp nghĩa xây dựng quê hương bằng con đường lao động, nhưng không thua kém gì những anh hùng xông pha trận địa bảo vệ Tổ Quốc. Lũ trẻ chăn bò chăn trâu reo lên thế thì chúng em sẽ làm theo, Trung Lương nói muốn trở thành anh hùng hiệp nghĩa trước tiên chúng ta phải học đan, Trung Lương liền chặt tre chẻ lạt đan ky, đan thúng, lũ trẻ chăn bò chăn trâu làm theo, đan thật nhiều ky thúng, sau đó thời chặt thành những bó độn, và những cây cọc đóng giữ đất giữ độn không cho trôi. Lũ trẻ chăn trâu  chăn bò tuyên truyền nhau huy động lên đến hàng trăm và tiến hành cuộc ra quân đắp đập bổi ngăn nước,  hết đập bổi nầy tới đập bổi kia, đêm nước về đồng, thế là một cuộc đổi đời nhanh chóng dân chúng thi nhau canh tác trồng lúa nước, tỉa đậu, trồng ngô, trồng khoai, xanh tươi tốt mịt, tiếng đồn vang khắp, từ đất khô cằn trên cao đã biến thành ruộng lúa một mùa ăn chắc, còn các vụ màu không kể, dân chúng cuộc sống đổi đời phơi phới như mùa Xuân. Họ coi Trung Lương như là bậc Thánh. Trung Lương còn truyền cho dân những lời ca tiếng hát, hát những đêm trăng theo tiếng chày giả gạo, hát trong vụ mùa gặt hái, làm cho cuộc sống sinh động vui quên đi nổi mệt nhọc vật lộn với mưa nắng.
Trung Lương đức Trung Lương
Trí trời giúp muôn dân
Thoát cơ hàn nghèo đói
Rạng danh khắp quê hương
Chăn bò cùng chăn trâu
Cũng làm nên nghiệp lớn
Giúp dân thay đổi mới
Thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Nói về Huyện Đại Lộc xưa nay là huyện nghèo luôn là mua lúa gạo từ các huyện khác, nay bổng dưng lúa gạo trở nên dư ăn bán ra cho các huyện khác, một sự đổi đời chưa từng thấy. Những đêm trăng nghe tiếng giả gạo. Những ngày gặt hái tiếng hò tiếng hát của nam nữ .Vang vọng lan ra khắp vùng quê. Tiếng hò tiếng hát dưới đêm trăng vằng vặc trong sáng soi rõ mọi vật, những chòm sao lấp lánh, tiếng gió rì rào như  cùng hòa nhịp  lời ca tiếng hát du dương ca ngợi sự đổi mới đổi đời. Tiếng hát đang gặt hái dưới ánh nắng hoàng hôn nghe xao xuyến làm sao.
Hò hơ ơi hò
Ta nghèo là bỡi do đâu
Vì không giữ nước để cho đất cằn
Ý a ta lý tình tang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Hò hơ ơi hò
Ta nghèo là bỡi bỏ bê
Bỏ hoang ruộng đất dẵn nên đói nghèo
Ta lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang, ý a ta lý tình tang. Ta hố hò khoang
Giờ ta chung sức chung lòng
Ngăn mương đắp đập đổi đời ấm no
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Đổi đời nhờ biết chuyển xây
Khai hoang vở hóa chung tay cày bừa
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta hố hò khoang, ta lý tình tang ta hố hò khoang
Đổi đời đổi mới tư duy
Văn minh sản xuất khó chi làm giàu
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Lúa tốt nhờ khéo cày bừa
Cày sâu xốp đất nhớ chưa bạn đời
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Làm ruộng nhất nước bạn ơi
Nhì phân cọng với sớm trưa chuyên cần
Hố khoang ta hố hò khoang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Tứ giống chọn phải kỷ càng
Mới cho năng xuất đầy bồ đây sân
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Làm ruộng bốn đúng nhớ chăng
Đúng thời đúng tiết làm ăn mới giàu
Đúng kỳ phân bón xuống mau
Nước, phân, cần, giống, làu làu nhớ ghi
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Đổi đời nào phải có chi
Hiểu xong công thức lo gì ấm no
Ta hò ta lý tình tang, ý a ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta hố hò khoang.

Quan tri huyện bố chánh đại nhân cùng con gái là Thu Cúc đi xem xét thực tế thời thấy đồng ruộng mênh mông xanh mướt ngô bắp bạc ngàn. Có những thửa ruộng lúa chín vàng bông nặng triểu mùi hương lúa chín theo ngọn gió đồng làm cho con người thấyhưng phấn hẳn lên. Có  những thửa ruộng đang gặt tiếng hò tập thể, bên nam bên nữ nghe du dương hay làm sao. Quan Tri Huyện cứ ngở là một giất chiêm bao.  Ông cùng cô con gái đến xem các đập bổi một mô hình đổi mới làm mát mắt, không những ngăn được nước, mà còn hai vụ cá nuôi trên đập, cô con gái hỏi.  Thưa cha ai mà tài gỏi như thế nầy, người ấy còn trẻ hay già, quả là có trí huệ thần thông hơn người không ai sánh kịp. đã biến đất nghèo khô cằn bạc màu thành trù phú tốt tươi thế nầy người ấy là ai thế ? Cô chợt nghe tiếng hát vang lên.
Trèo lên đỉnh núi non nam
Xa xa trông thấy nàng tiên dạo đồng
Cánh hồng rực rỡ cánh hồng
Tóc nàng óng ả  tựa  nghìn, ngàn mây
Vầng trăng rực rỡ muôn hoa
Liễu buông vóc ngọc nhạn sa cá chìm
Đất trời khéo tạo nên hình
Nghìn xuân cũng phải nép mình thua xa
Ước gì thành gió theo chân
Biến thành ánh sáng để gần nàng hơn
Non xanh nước biếc quê hương
Trúc Mai  xuân hội vấn vương tâm tình.

Thu Cúc  nghe tiếng hát thấy lòng mình như bay bổng quả tim nhảy thình thịch, từ xa đi lại một thanh niên cở mười lăm mười sáu  tuổi khôi ngô tuấn tú tim nàng lại càng rung động hơn nữa, chàng trai lễ phép chào cha con quan tri huyện. Thu Cúc không biết vô tình hay cố ý đánh rơi chiếc khăn tay có thêu bông hoa cúc hết sức khéo léo sống động đẹp vô cùng.
**************

PHẦN 4

Chăn tằm dệt cửi hôm mai
Cho đời mặc ấm đức xây vạn tần
Tu tâm tích đức làm lành
Cầu cho đất nước thái bình an vui.

Cùng thời điểm với Trung Lương.
Ở Bộ Chu Diên, Thái Châu, Huyện Chân Chim, Làng Nghề.
Có hai vợ chồng nghèo chăn tằm dệt vải, làm thuê làm mướn cho Ông Chủ rất giàu có, tuy là nhà nghèo như lòng thương người vô bờ bến. Thường hay giúp đở người nghèo khổ, tai nạn, đói, đau, bệnh tật,  lúc sanh cũng như lúc tử.
Hai Ông Bà lúc nào cũng nghĩ đến Cha Trời Lạc Long Quân, Mẹ Trời Âu Cơ lại hay cúng bái các Thần Linh nên được các Thần Linh che chở tiếng lành đồn xa, khắp Huyện Chân Chim không ai là không biết, người ta thường gọi hai Ông Bà dệt vải là Quý Ông Phúc Bà tuổi cũng đã lớn mà không có con.
Ông Bà dệt vải định xin con đêm về nuôi, bổng một hôm bà nằm mơ thấy mình mang bầu sanh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú, bà mừng quá giật mình thức dậy rờ bụng thời không thấy gì cả, nhưng mấy ngày sau bà thấy trong mình khác lạ và biết mình đã mang thai, liền kể lại cho Quý Ông nghe, hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ. Và nghĩ Cha Trời Lạc Quân, Mẹ Âu Cơ đã cho vợ chồng Ông Bà một người con tuy không biết là trai hay gái nhưng cũng mừng không sao kể xiết, bụng bà càng ngày càng lớn dần niềm vui Ông Bà càng vui hơn nữa.
Qua chín tháng Phúc Bà vẫn chưa sanh Ông Bà lấy làm lo lắng đến 12 tháng bà sanh ra một bé trai khô ngô tuấn tú y như Bà thấy trong chiêm bao  đặt tên là Quý Nhân.

Quý Nhân chóng lớn mạnh khỏe hơn những đứa trẻ bình thường. Ở Làng nghề có một làng võ nổi tiếng Môn Phái Võ Gia, các võ sư gia hầu hết ở Bộ Chu Diên là từ Môn Phái nầy ra, mỗi khóa học năm năm lên đến cả trăm, cứ cuối mỗi khóa học thi đấu tìm ra người giỏi nhất phong võ sư, rồi  các Võ Sư  làng võ khắp nơi trong phái Võ Gia đấu với nau  phong danh hiệu Võ Gia.
Như vậy cứ năm năm là có một Võ Gia ra đời phần nhiều những người học võ nơi Võ Gia là những gia đình giàu có, quyền thế, được lựa kỷ có căn cơ để luyện võ công. Gia đình Quý Nhân nghèo khó mà xin vào đó, năm Quý Nhân lên mười tuổi.

Quý Nhân theo cha mẹ đến nhà Ông Chủ vừa đến cổng thấy hai cậu con trai rất lịch sự lớn hơn Quý Nhân cở một hai tuổi, cùng một cô con gái tuy còn nhỏ nhưng xinh đẹp vô cùng như một nàng công chúa nhỏ trong tranh cả ba cùng đi ra cổng cậu con trai mặt áo đỏ tỏ vẻ thân thiện nói với cậu trai áo xanh.
Anh Tạ Kính thường đến nhà em chơi nhé, Tạ Kính gật đầu nói đương nhiên, rồi quay sang nhìn cô bé gái xinh đẹp nói Anh về nghen Kim Cương dạo nầy ít thấy đến làng võ quá.
Thì ra cô bé gái tên là  Kim  Cương. 
Kim Cương nghe Tạ Kính nói thế liền nở nụ cười tươi như hoa tiếng nói như chim hoàng anh, em xưa rày bận học, không được rảnh như anh Kim Thanh ngày nào cũng đi đến Võ Gia để học võ.
Quý Nhân căm cụi theo chân mẹ đi qua không biết bao nhiêu dãy nhà, người làm công cũng như người ăn kẻ ở đếm không xể phải nói Ông Bà chủ khu dệt rất giàu.
Nhìn sự giàu có của Ông Bà chủ Quý Nhân không khỏi nghĩ đến cái nghèo của nhà mình, cũng như cái nghèo của bao nhiêu người khác. Nhìn cha mẹ lẫn khuất vào khu nhà dệt.

Quý Nhân vội vã trở ra không ngờ gặp lại Kim Cương, Quý Nhân lễ phép kính chào cô Chủ. Kim Cương nở nụ cười tươi như hoa bước tới nắm lấy tay Quý Nhân thân thiện nói, em biết rồi anh là con của Ông Bà Quý Phúc, ở lại đây chơi với em về làm gì. Kim Cương dắt Quý Nhân vào một ngôi nhà sang trọng những đồ dùng trong nhà cái gì cũng mát mắt, thuộc hàng xịn quý hiếm.

Quý Nhân tuy mới mười tuổi nhưng thông minh khôn khéo hơn người, lời ăn tiếng nói, biết lựa lời làm cho người ta vui, biết pha trò làm cho người ta thích, cọng thêm cái tánh không rụt rè dù trước mặt là một cô chủ giàu có, Quý Nhân như một người hiệp nghĩa dẫn dắt cô Chủ vui chơi.

Kim Cương tuy mới gặp Quý Nhân lần đầu nhưng rất thân thiện như đã quen nhau từ lâu. Cũng từ đây Quý Nhân thường tới khu chăn tằm dệt cửi dẫn Kim Cương dạo chơi bắt bướm hái hoa, có lần Tạ Kính bắt gặp trợn mắt nói ai cho phép mầy đến đây dẫn Cô Chủ đi chơi. Tạ Kính định đấm vào mặt Quý Nhân, Kim Thanh can đánh nó mà chi nó là thằng nhà nghèo rớt mồng tơi làm gì em đệ để ý đến hắn, thôi bỏ qua đi Tạ Huynh. Quý Nhân nhìn theo hai cậu con trai quyền thế nhất Huyện Chân chim không coi ai ra gì khuất lần sau con đường quanh co buôn tiếng thở dài.

Kim Cương vô cùng tức giận trước thái độ khinh người của anh mình với tên Tạ Kính ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp khinh thường Quý Nhân không khỏi đau lòng an ủi nói. Anh Quý Nhân anh đừng buồn muội không giống như họ đâu, muội chỉ quý tấm lòng vàng đạo đức thôi, nhà muội rất giàu muội mơ ước đến cái giàu để mà làm gì.  Kim Cương nắm lấy tay Quý Nhân dắt đi chơi, nhưng Quý Nhân không được vui như mọi ngày trầm tư suy nghĩ mãi.

Có một lần Quý Nhân thấy Tạ Kính đánh ngã mười mấy tên mập béo ở làng xã kế bên thời lấy làm mến phục. Định nói với cha mẹ xin vào Võ Gia để học võ, không may cho Quý Nhân năm13 tuổi. Quý Ông Phúc Bà đi làm về thời gặp một người đạo sĩ,  Đạo sĩ nhìn mặt Quý Ông rồi nói Ông sắp về non Tiên rồi, Đạo Sĩ quay sanh nhìn Phúc Bà rồi nói nhờ phúc đức tu hành thương người của gia đình nên bà hưởng phước thọ đến 80 tuổi con cháu đầy đàn mãn kiếp trần gian Bà theo Ông về non Tiên nói xong  Đạo Sĩ bỏ đi, Quý Ông nói với  Phúc Bà không biết đạo sĩ kia là ai mà đoán mò như vậy. Tôi  thấy trong người tôi còn rất khỏe mạnh Đạo Sĩ kia nhầm lẫn đoán bừa.

Sau đó mấy ngày Quý Ông cảm thấy hơi mệt  rồi qua đời, không bệnh hoạn gì cả, đến lúc nầy Phúc Bà mới tin lời Đạo Sĩ nói, con người sinh ra ở cõi trần đều có cơ duyên định mệnh, tất cả đều do nhân duyên nhiều khiếp trước, cũng như  hướng thiện làm lành ở khiếp nầy mà định mệnh có chiều thay đổi. Tất cả ai rồi cũng chết, chỉ ra đi trước đi sau mà thôi gặp lại nhau ở thiên đàng, hay là nơi cõi âm ti địa phủ.

Cha mất Quý Nhân không có cơ hội để xin vào Võ Gia. Một hôm Quý Nhân nói với mẹ, con đến Võ Gia học võ Bà nhìn con thương xót nhà mình nghèo không thể xin vào đó được đâu Quý Nhân nói cần gì xin, con chỉ cần đến làng võ lén nhìn họ luyện tập là học được chứ khó gì.

Nghe Quý Nhân nói Bà chỉ biết thở dài, từ đó ngày nào Quý Nhân cũng đến làng võ, đứng ngoài xa nhìn họ tập luyện.

Nói về Kim Cương hơn tháng nay không thấy Quý Nhân đến chơi lấy làm buồn không muốn ăn uống gì cả. Kim Cương vừa nhìn thấy Phúc Bà đi vào cổng liền chạy ra nắm lấy tay hỏi lia hỏi lịa Bác gái anh Quý Nhân đâu sao không thấy đến chơi. Phúc Bà nhìn Kim Cương triều mến nói nó đi học võ rồi.
Kim Cương hỏi anh Quý Nhân học võ ở đâu ?
Phúc Bà vốn không quen nói dối, nên nói Quý Nhân chỉ đi coi người ta luyện võ mà thôi. Kim Cương hỏi không lẽ anh Quý Nhân ngày nào cũng đi coi Bà gật đầu nó đi dồm lén người ta luyện võ. Kim Cương như chợt hiểu ra con hiểu rồi chỉ đứng ở xa xem lén người ta luyện võ, chuyện vui đây Kim Cương nói sao anh Quý Nhân không rủ con đi xem với, nghe Kim Cương hỏi Bà chỉ biết cười trừ cho qua chuyện. Nói về Quý Nhân hơn tháng không đến nhà Kim Cương cũng thấy nhớ, liền theo mẹ đến nhà Kim Cương, Kim Cương vừa nhìn thấy Quý Nhân thời mừng rỡ reo lên chạy ra nắm lấy tay Quý Nhân ríu ra ríu rít anh bửa nay không đi học võ phải không, Quý Nhân gật đầu Kim Cương dắt Quý Nhân đi bắt bướm xem hoa vui đùa suốt ngày.
**************


PHẦN 5

Nói về Quý Nhân bị người ta phát giác học lén võ công, liền bị túm cổ đưa đến Tạ Kính. Tạ Kính Quát à ra là mầy thằng nghèo mạt, đến xem lén bọn ta luyện võ công. Tạ Kính nhớ đến cảnh Quý Nhân thường chơi với Kim Cương liền nổi giận quát tháo, đồ Đỉa đói mà đòi đeo chân Hạt, không lo phận gối rơm, chiếu rách mà đòi chồm lên cao, bây đâu đánh thằng nầy mười hèo cho ta. Kim Thanh can thôi tha cho nó một lần đi. Tạ Kính nể mặt Kim Thanh nói tao tha cho mầy lần đầu lần sau tao bắt gặp không tha cho đâu.

Quý Nhân thấy Tạ Kính tha tội cho mình liền lạy tạ nói tôi không dám thế nữa. Tạ Kính quát cút đi tao cấm mầy không được đến chơi với Kim Cương nữa đồ hèn mạt. Bổng có tiếng nói chuyện gì thế, một lão gia xuất hiện hai con mắt sáng quắc cũng đã nói lên nội công của ông ta rất thâm hậu, Tạ Kính nói Thưa Cha thằng nầy đến xen lén võ học nhà ta con định trị tội nhưng nể cha mẹ nó nổi tiếng ăn ở có đức  khắp vùng nầy ai cũng biết nên không trị tội, nếu còn đến xem lén thời đừng có trách con.

Quý Nhân biết đây là cơ hội đến lạy Tạ Cung Lão Gia lừng danh khắp Chu Diên ai cũng biết. Quý Nhân vừa lạy vừa nói nhà con nghèo không có vàng có bạc thời xin đến đây quét nhà, tưới rau, nấu cơm, bửa củi, miễn là học chút ít võ công hậu thân sau nầy.

Tạ Cung thấy lòng thành muốn học võ của Quý Nhân liền nói còn hai năm nữa mới khai mở lớp mới. Ta bằng lòng nhận học trò làm đệ tử, nhưng phải đợi đến hai năm nữa Quý Nhân nói vãn bối có thể đến đây làm công việc bếp núp với  những nô gia giúp việc, chờ đợi hai năm nữa cũng không sao. Tạ Cung thấy Quý Nhân thành khẩn như vậy bằng gật đầu cho phép Quý Nhân vào ở trong làng võ giúp việc.

Quý Nhân mừng quá về khoe với mẹ là con được nhận vào Võ Gia, Phúc Bà nghe con nói lấy làm mừng cảm ơn Trời Đất, Mẹ Âu Cơ.

Từ ngày Quý Nhân được nhận vào làng võ, nấu cơm, xách nước, bửa củi, tưới rau, hơn một năm chưa một lần đến nhà Kim Cương vì sợ Tạ Cung đuổi ra khỏi Võ Gia còn nói về Kim Cương biết Quý Nhân vào được Võ Gia thời rất mừng chỉ cần năm năm nữa thời anh Quý Nhân sẽ thành tài, chừng đó ảnh sẽ đưa mình đi chơi, Kim Cương không gặp Quý Nhân rất buồn nhưng vì tương lai của Quý Nhân nên Kim Cương cũng ráng kìm chế lòng mình chú tâm theo Cha Mẹ học kỷ thuật chăn tằm dệt cửi  thấm thoát một năm đã trôi qua.

Một hôm Kim Cương nói với Kim Thanh nay em rảnh muốn theo anh đến Võ Gia, Kim Thanh muốn khoe với Kim Cương là mình đã lên cấp võ sĩ bậc nhất ở Võ Gia.

Chiếc xe ngựa vừa vào sân Võ Gia thời một nàng tiên xuất hiện,  hơn  trăm cặp mắt nhìn say sưa, trong đó không biết bao nhiêu là cặp mắt con nhà giàu, con nhà quyền thế, có cả con Tri Huyện, ai nấy cũng say mê trước sắc đẹp của nàng, người con gái ấy là ai thế  bổng có tiếng mừng rỡ reo lên, trời mọc hướng tây rồi em Kim Cương, Tạ Kính bước tới nắm lấy tay Kim Cương. Kim Cương khôn khéo rụt tay lại nói muội kính chào Tạ Huynh, Tạ Huynh dẫn muội dạo xem Võ Gia đi, được nàng tiên gợi ý Tạ Kính cùng Kim Thanh dẫn Kim Cương đi xem Võ Gia, đi xem tới đâu Kim Cương khen tới đó, nào Võ Gia giàu có nào Võ Gia  bề thế bậc nhất huyện chân chim Tạ Kính nghe Kim Cương khen tới đâu là lỗ mũi nở to tới đó. Kim Cương vào Võ Gia  mục đích là thăm Quý Nhân khi bước xuống xe nhìn qua hơn trăm võ sinh đang múa quyền luyện võ nhưng không thấy có Quý Nhân, liền có ý sinh nghi là Quý Nhân không được tôn trọng như những võ sinh khác, vì họ là những gia đình giàu có quyền thế.

Kim Cương có ý đi xem Quý Nhân tập võ ở đâu và nàng quá bất ngờ khi nhìn thấy một chàng thiếu niên đang bửa củi Kim Cương bổng hỏi trổng Quý Nhân không được tập võ sao ?
Kim Thanh trả lời thay, Quý Nhân không được học võ đâu chỉ là người ở suốt ngày bửa củi, xách nước, tưới rau, nấu cơm cho bọn anh ăn. Nếu có học cũng chẳng qua đứng xem các thí sinh luyện võ mà thôi, Tạ Kính bồi thêm còn hơn là xem lén bọn anh luyện võ công như trước đây, có lần bọn anh bắt gặp thằng khốn ấy  lạy bán sống bán chết.

Kim Cương nhìn thấy Quý Nhân không được học võ mà còn khốn khổ vô cùng thấy lòng đau xót lại nghe  những lời ngạo mạn xem người chẳng ra gì của Tạ Kính Kim Cương bầm gan tím ruột thương cho Quý Nhân.

Quý Nhân nhìn thấy Kim Cương nhưng không dám chạy đến chào hỏi, vì sợ Tạ Kính đuổi ra khỏi Võ Gia, giả lơ tập trung bửa củi mà thôi. Nhìn thấy sắc mặt Kim Cương không được vui Tạ Kính liền dẫn Kim cương đến nơi khác, Kim Cương ráng gắng gượng cho vui. Cũng từ đó hơn năm Kim Cương không đến Võ Gia nữa.

Nói về Quý Nhân sống chung với một lão nô gia, tuổi đã trên ngũ tuần, Ông rất thương Quý Nhân giảng giải những quyền cước cho Quý Nhân nghe, không ngờ Quý Nhân quá thông minh học đâu nhớ đó học một biết mười làm cho Ông phải kinh ngạ, Ông nói người luyện phải tập trung vào một môn luyện nào đó thời quyền cước mới có tác dụng đạt đến đỉnh cao.

Chẳng hạn như bửa củi, xách nước, tưới rau đều là những môn luyện võ cả và Ông biểu diễn cho Quý Nhân thấy, Ông cầm cái Búa bửa xuống khúc củi trước bửa chậm sau bửa nhanh mỗi nhác búa đều chính xác vô cùng, rồi nhanh đến nổi như cái máy, Quý  Nhân vô cùng kinh ngạc luyện võ học đơn giản như thế sao. Quý Nhân vào ở hai năm trong võ gia  cũng chưa được học một bài quyền nào chỉ trừ bửa củi, tới rau xách nước, còn chút thì giờ thời xem những thí sinh luyện võ  cũng như ôn luyện lại những bài quyền từ mấy năm trước học lén.

Một hôm khi mọi người đi vào yên giất,  Quý  Nhân lẳng lặng ra đằng sau nhà củi dưới ánh trăng Quý Nhân múa cái Búa thay cho Kiếm, khi ấy có một người đứng yên lặng nhìn xem.
Lão cứ mãi gật đầu, đúng là một kỳ tài trong võ học, đường búa lúc nhanh lúc chậm, những bài quyền học lén trước đây phát huy tác dụng như một đại cao thủ, tu luyện trên mười năm cũng không thể nào sánh kịp, sự kết hợp khéo léo trong các đường quyền võ học đã đạt đến tuyệt học của võ gia, chưa hẳn Cậu Chủ Tạ Kính đánh bại được Quý Nhân, và Ông cũng đã liên tưởng đến một võ gia đệ nhất cao thủ sắp ra đời. Ông  như  kinh hãi khi nhìn thấy đường búa Quý Nhân nhanh chóng biến hóa một cách kỳ lạ chém xuống khúc cây sau đó thời im bặt, Ông lẳng lặng trở vào phòng nghĩ như không hề hay biết nào cả, Ông Thấy Quý Nhân cũng nhẹ nhàng vào nghĩ Ông lắng tai chú ý bước chân đi của Quý Nhân, Ông càng thêm kinh ngạc trước bước chân nhẹ như con mèo, Ông tự hỏi không lẽ Quý Nhân đã luyện được khí công rồi sao?  nhưng Ông Lại lắc đầu không thể nào có chuyện đó, có lần Ông nhìn thấy Quý Nhân bê một tản đá lớn, Ông Không thể nào nhúc nhích nổi, có lẽ sức mạnh kỳ lạ của Quý Nhân là do trời ban, Ông đã nhìn thấy võ công tiến bộ vượt bậc của Quý Nhân không thể nào tưởng tượng được.

Hôm nay Ông dậy rất sớm ra chỗ khúc cây để xem thời ông vô cùng sững sốt, khúc cây đã bị chém trên ba mươi nhác búa chỉ trong vòng chớp mắt, ngay cả bản thân Ông cũng không bao giờ làm được dù cho luyện đến năm mười năm nữa. Ông Nghĩ chỉ còn một tháng nữa là mãn khóa học năm năm cũng là mở đầu cho năm học khóa mới và Ông nghĩ những chuyện gì sẽ xảy ra đây.

Mặt trời thức dậy bóng đêm tan biến vào hư không, ánh nắng vàng rực rỡ đêm về hơi ấm cho trái đất non sông, trong làng võ sự bận rộn có khác hơn mọi ngày, những đàn chim bay trên bầu trời gọi nhau đi tìm sự sống. Hơn ba mươi làng võ ở khắp đất nước Văn Lang về dự toàn là những người võ công cao cường, trong đó có mười Võ Gia, ba mươi võ sư. Ở Võ Ga thi đấu mấy bửa nay đã tìm ra được người nhất nhì chỉ cần sáng nay thi đấu một trận nữa thời tìm ra võ sư sau năm năm tập luyện.

Võ đài thi đấu đã hoàn thành hơn tháng nay khá rộng lớn, trước võ đài thi đấu ngồi hàng ghế trước là các Võ Gia, cũng như những người được mời tham dự là những bậc cha mẹ có con cái học ở Võ Gia. Đương nhiên Cha Mẹ của Kim Thanh cũng có mặt, cùng cô thiếu nữ đẹp như nàng tiên giáng trần, không ai là không trằm trồ tán tụng ca ngợi, các nhân tài trong hội võ ai cũng muốn được nàng chú ý sau hàng ghế Võ Gia là hàng Võ Sư, sau hàng Võ Sư là hàng đệ tử thuộc hạn nhất nhì sau nữa là những hàng đệ tử thuộc hàng võ công bậc khá đến từ khắp đất nước các làng võ gia thuộc ban phái Võ Gia. Đương nhiên Quý Nhân cũng có mặt để xem các  trận đấu.

Trên khán đài Tạ Cung thể hiện sự  oai phong  chưởng môn đời thứ 15 của Võ Gia với giọng trầm hùng Ông nói phái Võ Gia chúng ta lừng danh thiên hạ là nhờ sự cố gắng tập luyện của các môn sinh từng thế hệ nối tiếp cứ năm năm là hết một khóa, các làng Võ Gia khắp đất nước đã lựa chọn ra Võ Sư  hội tụ về đây thi đấu tìm ra võ gia, cũng như mọi lần không dùng đến binh khí, đối thủ bị quật ngã, hoặc đánh trúng vào người ba lần kể như thua, những người thắng tiếp tục đánh với người thắng và người thắng cuối cùng chính là Võ Gia, tôi tiên bố cuộc thi đấu tìm ra Võ Gia bắc đầu. Sau lời tiên bố của Tạ Cung chưởng môn phái Võ Gia là hồi Hồi chiêng trống khai mạc nổi lên.
**************


PHẦN 6

Cùng thời Quý Nhân .
Ở Bộ Cửu Đức, Trung Châu, Giang Tô, Phố Thuận Kiều có hai vợ chồng buôn bán sống qua ngày, có chút bạc dư dả thời giúp đở cho những người khốn khó. Người già cô đơn, trẻ mồ côi, người bệnh tật, người gặp hỏa hoạn thiêu rụi chẳng còn gì, tiếng lành đồn xa, hết lòng thờ phụng Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu cơ lại hay cúng kiến Quỉ, Thần, nên được Quỉ Thần thường theo phù hộ.
Có những lần ăn trộm vào nhà bị Quỉ, Thần làm cho khiếp hồn bạc vía.
Dân chúng xa gần thường gọi vợ chồng Ông Bà buôn bán là Hiền Ông Hiền Bà.
Hiền Ông Hiền Bà thường cầu mong Trời Đất Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ thương tình ban cho mụn con nhưng càng ngày càng lớn tuổi mà không có con Hiền Ông Hiền Bà lấy làm buồn, có lẽ vì lòng chí thành cầu nguyện Trời đã không phụ lòng của hai Ông Bà.  Một hôm Hiền Bà thấy một tia hào quang chui vào bụng bà, từ đó bà có mang Hiền Ông Hiền Bà lấy làm mừng cúng tạ ơn Trời Đất Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ. Hiền Ông ngày đêm trông cho Hiền Bà sanh nở thấy được mặt con nhưng hết năm nầy đến năm kia ba năm mà Hiền Bà vẩn chưa sanh, Hiền Ông lấy làm lo lắng vô cùng.
Một hôm Hiền Ông nằm chiêm bao thấy một người tới dẫn Ông bay đi đến một nơi tối tăm lạnh lẽo Ông không khỏi rùng mình vì nghe tiếng ré la thê thảm, bổng hai con mắt Hiền Ông bừng sáng lên Ông không khỏi kinh hãi, vì thấy Quỉ Dữ bắt vô số linh hồn, lột da, róc thịt, quăng linh hồn vào chảo dầu, có người bị Quỉ Dữ móc ruột moi gan máu chảy lai láng thật là kinh khủng. Ông  nhìn thấy vô số vô biên linh hồn sa đọa vào ngục lửa thiêu đốt  đau đớn khủng khiếp, ông cũng nhìn thấy vô số ngục lạnh ác phong  ram lạnh vô biên vô lượng linh hồn  nứt cả thịt da đau đớn vô cùng, khủng khiếp hơn nữa vô số linh hồn lặng hụp trong biển nước đen ngồm, bị đủ loài rắn cấu xé ăn thịt.
Hiền Ông liền hỏi người dẫn đường nơi đây là đâu mà khủng khiếp đến như thế ? những linh hồn làm gì mà bị hành hình như thế kia ?
Người dẫn đường trả lời những gì Ông thấy toàn là Địa Ngục cả. Những người ở trần gia hành ác làm nhiều chuyện thất đức làm hại con người khi chết đi Linh Hồn sa đọa xuống Địa Ngục, chịu sự hành khốn khổ, cho đến khi nào ác nghiệp trong tâm hết thời mới thôi, những Linh Hồn có làm chút ít phước thiện thời được sanh trở lại làm người.
Còn những Linh Hồn không có chút phước thiện nào, thời phải đầu thai làm cầm thú trở lại, những thú cầm gần người như  trâu, bò, heo, đê, ngựa, chó, mèo, gà, vịt, vân và vân. Mãn kiếp cầm thú mới sanh trở lại làm người.
Hiền Ông nghe người dẫn đường nói thế lấy làm kinh hãi thương xót cho những người làm ác phải trả cái giá khốn khổ biết bao.
Người dẫn đường lại dẫn Hiền Ông bay qua không biết bao nhiêu là biển cả hoa sen mọc khắp mặt biển, hương thơm ngào ngạt làm cho tâm hồn cảm thấy khoan khoái khỏe khoắn dồi dào sức lực an lạc vô cùng bay không bao lâu thời đến một thế  giới cảnh quan đẹp chưa từng thấy bao giờ, đất toàn là vàng, bạc, ngọc ngà, trân châu, kim cương, pha lê, hào quang rực rỡ, kỳ hoa dị thảo muôn màu muôn sắc rực rỡ khắp nơi.
Cảnh giàu sang gấp vạn lần vua chúa chốn nhân gian. Cung vàng điện ngọc, kỳ quan bảo tháp  trùng trùng điệp điệp kiến trúc xây dựng toàn bằng bảy thứ báu, vàng, bạc, ngọc ngà, trân châu, kim cương, pha lê, lưu ly. Nguy nga tráng lệ, đẹp lộng lẫy không bút mực nào diễn tả cho hết, đường sá ngang dọc nối liền từ nơi nầy đến nơi kia, cũng toàn bằng bảy chất báu, vàng, bạc, ngọc ngà, trân châu, kim cương, pha lê, lưu ly.
Hiền Ông nhìn thấy vô lượng vô biên Tiên nam Tiên nữ người nào người nấy xinh đẹp vô cùng hào quang rực rỡ ngồi chơi trên những cánh hoa sen to lớn trong ao thất bảo cũng như trên bờ ao lát vàng lát ngọc, những lọng tàng, câu báu, cây bằng vàng, cành bằng, lá bằng bạc, hoa bằng kim cương, quả bằng trân châu đẹp chưa từng thấy bao giờ.
Lại nghe tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát, tiếng nhạc du dương  từ  khắp nơi nghe mà mê mẩn tâm hồn, quên hết tất cả những gì khổ não, tâm hồn an vui không còn vướng bận gì nữa.
Hiền Ông hỏi người dẫn đường nơi đây là đâu, sự giàu có  xinh đẹp an vui đến như thế ?
Người dẫn đường trả lời cảnh giới mà Ông đang nhìn thấy chính là Non Tiên Cực Lạc, ở Non Tiên không có buồn rầu khốn khổ không có ốm đau bệnh tật, không già, không chết, không có cảnh chia ly, như chốn trần gian. Những người hướng thiện, thường hay giúp đở người khốn khó, người tàn tật, người già cả không nơi nương tựa, người cô thế, trẻ mồ cô, người bệnh, người chết, người khốn khổ lúc sanh, nói chung là hay giúp đở người nhặt gốp công đức làm giàu tấm lòng vàng của mình, lại không đánh mất Cội Nguồn thờ Cha Trời Lạc Long Quân, Địa Mẫu Âu Cơ khi mãn kiếp trần gian nhất định sẽ sanh lên Non Tiên Cực Lạc, hoặc sanh lên 28 tần trời hưởng phước.
Người dẫn đường nói mãn kiếp trần Ông sẽ siêu sanh lên Non Tiên Cực Lạc  mà Ông đã nhìn thấy, trần gian chỉ là cõi tạm, nói xong người dẫn đường biến mất.
Hiền Ông nghe tiếng ồn ào, có cả tiếng khóc của Hiền Bà Ông bậc ngồi dậy, ai nấy cũng đều thất kinh, Ông hỏi chuyện gì thế và Ông như chợt nhận ra họ chửng bị đậy nắp hòm khiêng Ông đi chôn.
Ông Bước ra khỏi hòm, nhìn bà con xung quanh với một tấm lòng biết ơn đầy thiện cảm Ông không có gì là ốm đau bệnh tật cả, người ông khỏe mạnh không giống người chết, ai nấy thấy chuyện người chết sống lại kỳ quái như vậy, có người sợ hãi.
Hiền Bà nói Ông chết hơn bảy ngày rồi, tôi quá thương Ông nên chưa cho chôn, nay đã hơn bảy ngày không thể để lâu được nữa chững bị đêm chôn thời Ông đã sống dậy chuyện nầy là làm sao Ông thử nói cho bà con làng trên xốm dưới khu phố thị trấn nầy nghe. Đã xảy ra chuyện gì làm sao Ông sống lại được ?
Thấy người ta lớp trong lớp ngoài, như muốn biết sự thật Ông nói nếu tôi kể ra thời tôi không  thể ở trần gian cõi tạm nầy được nữa, mà về Non Tiên Cực Lạc, có người  hỏi Non Tiên  Cực Lạc  ở đâu?  nơi đó có xa không ?
Hiền Ông thấy ai nấy đều muốn nghe mình kể, thời biết số kiếp trần gian mình đã hết, thôi từ bỏ trần gian cõi tạm trở về Non Tiên Cực Lạc sanh sống vậy.
Hiền Ông kêu Hiền Bà lại nói, trần gian chỉ là cõi tạm, nếu biết tu tâm tích đức làm nhiều việc phúc thiện thời về Non Tiên Cực Lạc để ở tôi chờ Bà trên đó. Còn nếu ăn ở độc ác thời sa đọa xuống địa ngục bị hành hình đau đớn vô cùng. Và Ông kể lại tất cả những gì Ông chứng kiến, nơi cảnh Địa Ngục, những gì chứng kiến nơi cảnh Non Tiên Cực Lạc, cảnh giới châu báu ngọc ngà, đất đai toàn bằng bạc, vàng, ngọc ngà, trân châu, kim cương, pha lê, cung vàng điện ngọc, kỳ quan bảo tháp, nguy nga tráng lệ, trùng trùng điệp điệp đẹp không bút mực nào diễn tả cho hết, cuộc sống trên châu báu, chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc, muốn gì được nấy, không đau, không bệnh, sống mãi không chết, không có cảnh chia ly, chồng vợ chung sống với nhau vĩnh viễn, con cái đầy đàn, phải nói Non Tiên Cực Lạc, hơn hẳn Trần Gian gấp hàng vạn lần.
Ông nói với bà con xốm làng. Hãy làm nhiều việc phước thiện lên Non Tiên để ở.
Kìa người ấy đã đến dẫn tôi đi, Bà ở lại sanh con nuôi con tôi sẽ trở lại dẫn Bà đi, nói xong mặt Ông từ từ tái đi rồi tắt thở lìa trần.
Bà con làng trên xốm dưới khu phố chứng kiến cảnh ấy ai cũng sững sốt, cái chết của Ông tiếng đồn ra khắp người ta kéo tới đông như ngày hội, đưa đám tang còn hơn cả Vương Quan.
Hiền Ông lìa trần ra đi về Non Tiên Cực Lạc không bao lâu, thời Hiền bà sanh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú đặc tên là Tiên Sanh.

Tiên Sanh không giống như những em bé khác, sáu tháng đã biết đi, biết chạy, biết nói, khỏe mạnh không đau ốm chi cả, thông minh kỳ lạ, thấy đâu biết đó, chỉ đâu nhớ đó học một biết mười, ai nấy cũng lấy làm kinh ngạc. Năm lên 13 tuổi Tiên Sanh xin mẹ cho đi theo một đoàn tiêu cục thương buôn để học hỏi,  Hiền Bà đồng ý cho đi.

Nói về đoàn thương buôn ở  Hợp Phố thường đi ngang qua phố Thuận Kiều. Trưởng đoàn là Tiến Phát khoảng độ 40 tuổi, võ nghệ cao cường, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, Tiên Sanh nghe tiếng từ lâu. Một hôm Tiên sanh nói với mẹ. Mẹ đến quán trọ Thuận Kiều nhờ Ông Chủ quán giới thiệu con vào đoàn thương buôn Hợp Phố. Nói đến Hiền Ông Hiền Bà thời phố Thuận Kiều không ai là không biết, nhất là Ông chủ quán trọ khi Hiền Ông còn sống Ông chủ quán trọ thường đến thăm chơi.Tuy Ông Chủ quán bận rất nhiều công việc nhưng vừa thấy Hiền Bà đến Ông lật đật chạy ra chào hỏi mời Hiền Bà vào nhà, Ông hỏi  Hiền Bà tìm tôi có chuyện gì không ?

Hiền Bà nói tôi có thằng con tên là Tiên sanh, Ông Chủ quán ngắt lời nói Tiên Sanh hay đến đây chơi trông nó khôi ngô tuấn tú thông minh lanh lợi khác thường tuy mới 13 tuổi nhưng khỏe mạnh vô cùng, có lần tôi thấy nó quật ngã chàng thanh niên mời tám mười chín tuổi. Nó nổi tiếng là có sức mạnh vô địch. Nhưng sao Hiền Bà định tìm cho nó công việc ổn định  làm ăn chăng ?
Hiền Bà nói tôi định nhờ Ông Chủ giới thiệu con tôi với một người, để nó theo học hỏi làm ăn. Ông Chủ quán hỏi người đó là ai, nếu tôi giúp được thời tôi sẽ giúp ngay.
**************


PHẦN 7

Đây nói về Thành Nghĩa mồ côi Cha mẹ, bỏ Làng bỏ Xã ra đi mong sao được đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo đói, trên bước đường lưu lạc không may xin vào ở cho một gia đình giàu có, nhưng lại độc ác tàn nhẫn vô cùng.

Một hôm Thành Nghĩa đang ngồi nhớ về Mẹ, nghĩ đến cảnh nghèo khổ của Mẹ làm lụng suốt ngày mà không đủ ăn đủ mặt. Thành Nghĩa sanh ra không thấy mặt Cha, chỉ sống với người Mẹ hiền nghèo khổ vô cùng, thiếu thốn đủ thứ, nhưng rồi người Mẹ cũng rời bỏ cõi trần mà ra đi, Thành Nghĩa nghĩ đến cuộc đời mô côi không Cha không Mẹ lưu lạc khắp nơi tương lai mờ mịt đâu như những đứa trẻ con nhà giàu còn Cha còn Mẹ, được Cha Mẹ bảo bọc trong tình thương che chở muốn gì được nấy. Nghĩ đến đây Thành Nghĩa không khỏi rơi nước mắt.

Bổng  một tiếng quát tháo nổi lên đồ thằng lười, thằng bẩn thiểu, thằng lu linh lục địa không cha không mẹ, ai cho phép mầy ngồi mơ mộng. Mầy muốn chết phải không chát chát Thành Nghĩa bị mấy bạt tai chí tử hai con mắt đổ đôm đốm, choáng váng cả mặt mày.

Thành Nghĩa nhỏ nhẹ nói thưa Cậu Chủ tôi làm lụng nặng nhọc mệt quá nghĩ một chút xả hơi Cậu Chủ tha cho tôi. Thằng khốn mấy dám hổn láo trả  treo với tao như vậy sao cho mầy chết nè chát chát, cho mầy biết mùi lợi hại của Cậu Chủ nè chát chát. Sầm Luân vừa chửi vừa đánh, nhưng lần nầy cánh tay Sầm Luân bị giử chặc.  Sầm Luân cố sức vùng vẫy nhưng không thể nào thoát ra nổi trước đôi bàn tay rén chắc của Thành Nghĩa. Sầm Luân kinh hãi la lớn mầy dám chống trả lại tao sao?   Sầm Luân hăm dọa.

Thưa Cậu Chủ Thành Nghĩa nói tôi không dám thế,  nhưng vì Cậu Chủ đánh tôi đau quá buột tôi phải tự vệ mà thôi nói xong Thành Nghĩa nắm chặc bàn tay mạnh hơn Sầm Luân đau quá như muốn gãy nát cả hay tay.

Sầm Luân vừa đau, vừa tức muốn trào máu họng. Thằng khốn nầy phản rồi  Sầm Luân nghĩ, nếu còn dọa nạt nó, nó bốp nát hai tay mình mất bằng xuống giọng nói, buông tay tao ra, tao  không đánh mầy nữa.

Thành Nghĩa nói, thưa Cậu Chủ nơi nào có áp bức tàn bạo thời nơi đó có phản kháng chống trả mạnh. Chẳng hạn như ở đây Thành Nghĩa vẹn tay một cái hai cánh tay Sầm Luân như muốn gãy lìa.

Sầm Luân đau quá van xin ngươi tha cho ta đi, ta không dám ăn hiếp mầy nữa.

Thành Nghĩa nói bửa nay tôi bẻ gãy hai cánh tay Cậu Chủ để Cậu Chủ không còn đánh tôi được nữa nói xong Thành Nghĩa làm ra bộ bẻ gãy thiệt.  Sầm Luân sợ điến cả hồn tè ra ước cả quần. Nhìn ánh mắt tuy khiếp sợ  của Sầm Luân nhưng vẩn lộ ra ánh mắt gian manh xão trá hiểm độc. Thành Nghĩa hiểu rõ lòng dạ xấu xa âm mưu đen tối của Sầm luân sẽ có ngày làm hại mình. Nhưng không lẽ giết chết hắn, nên Thành Nghĩa thả Sầm Luân ra.

Sầm Luân được thả ra nhưng hai cánh tay vẩn còn đau điến Sầm Luân nghĩ không ngờ thằng ăn mày ở đợ nầy có sức mạnh đến như thế, không thể dùng bạo lực đàn áp nó được phải dùng mưu dùng chước hại nó vậy. Sầm Luân nói thầm trong bụng rồi đây mầy biết tay tao.

Lúc ấy mặt trời cũng vừa xuống núi, Mụ Chằng Tinh từ xa chạy lại hỏi chuyện gì thế chuyện gì thế.  Theo sau Bà Chủ là con chó Lu Xi ngoe nguẩy cái đuôi vừa sủa, vừa nhảy giống hệt Mụ Chủ lúc ra oai.  Có chuyện gì vậy  có chuyện gì vậy. Sầm Luân chạy đến nói nhỏ vào tai Mụ Chủ. Chỉ thấy Mụ Chủ lắc đầu nói tiếc lắm tiếc lắm, một mình nó làm bằng mười người, nhưng chỉ tốn bằng một người ăn mà thôi. Sầm Luân nghe Mẹ nói cũng phải nên bỏ qua chuyện Thành nghĩa hổn láo với mình. Sầm luân không những là tay thâm hiểm xão quyệt mà còn là tay ăn chơi trác tán, lúc nào cũng ra dáng giàu có, vàng đeo đầy mình, nhất là những ngón tay đeo đầy nhẫn lúc nào cũng bắt bẻ làm ra vẻ thông thái. Tay luôn cầm cái quạt ra vẻ là người phong lưu, ra vẻ người sành điệu, môn chơi nào cũng biết, nghề ngón nào cũng thông Cầm, Kỳ, Thi, Họa, Văn, Võ có thừa. Nhưng chỉ cần để ý một chút  thời Hắn chỉ là một con Cáo Già chuyên lừa phỉnh nhưng cô gái thiếu hiểu biết. Nhìn bộ dạng chai lì, hành động không kể hậu quả. Không biết hổ, không biết thẹn. Bộc lộ tính cách mất lịch sự, thiếu tư cách đứng đắn. Hay chê người,Tướng đi như rắn bò, cặp mắt ti hí đão qua đão lại. Không khác gì chú hề đóng tuồng quân tử. Có lẽ vì cái mã giàu có ra phết của Hắn che lấp hết tất cả những khuyết điểm làm cho bao cô gái, chết mê chết mệt vì Hắn, để rồi Hắn cho những cú xốc bật ngữa ê chề ân hận suốt đời.

Nói về Sầm Luân nhân một chuyến chơi xa đến đầm Bàu Sen, Núi Bà là thắng cảnh phía nam Bộ, Châu, Hợp Phố, nơi đây là cảnh quan du lịch nổi tiếng lâu đời  không thiếu gì cô chiêu, cậu ấm, đến đây để hát hò đối đáp, lời qua tiếng lại, tiếng hát du dương ngọt ngào tình tứ  dẫn đến kết duyên chồng vợ.

Sầm Luân đang say sưa ngắm cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầm, hồ, non nước hửu tình, cũng như chiêm ngưỡng các hoa khôi tứ xứ vùng miền đến đây du lịch. Sắc áo  rực rỡ hoa văn bay bướm  lộng lẫy muôn màu muôn sắc. Sầm Luân bổng nhìn thấy một chiếc thuyền xuất hiện có sức thu hút kỳ lạ bỡi một nàng con gái đẹp như Tiên giáng trần. Vẻ đẹp của nàng chim sa, cá lặng, hoa nhường, nguyệt thẹn, nghiêng nước nghiêng thành. Bên nàng có nhiều tay võ gia cận vệ theo hầu rất khó mà tán tỉnh. Sầm Luân như chết mê chết mệt, mê mẩn cả tâm thần. Từ đó sầm Luân quên ăn bỏ ngủ, cho người theo dõi ngày đêm, biết nàng mấy hôm nữa sẽ đi về Hợp Phố đi ngang qua khu rừng đa vì rừng nầy cây đa rất nhiều. Sầm Luân tìm những tay sát thủ siêu đẳng võ nghệ cao cường, hể ra tay là đối thủ phải ngã gục, đâu đó gọn sạch không để lại dấu vết nhưng muốn thuê được những người nầy thời phải trả cái giá rất cao. Không mấy ai thuê nổi một phi vụ cũng lên đến hàng chục lượng vàng.

Nói về  Thành Nghĩa quần quật suốt ngày những công việc nặng nề vất vả, đang lúc khuân vác lúa, ngô, thời Sầm Luân xuất hiện nói mầy muốn làm ít công việc lại có thời giờ rảnh rỗi mà mơ mộng lại được ăn no mặt ấm thời mầy phải làm cho tao một việc. Thành nghĩa nghĩ Sầm Luân xưa nay chưa bao giờ làm việc gì tốt cả toàn là những chuyện tổn hại đến người khác, nay Hắn đến đây nhờ mình phải nói chuyện nầy to tác lắm đây. Có lẽ Hắn đã mến mùi tài năng lợi hại của mình, nên Hắn mới đến nhờ cậy giúp đở. Thành Nghĩa nghĩ Hắn vừa giàu, vừa có quyền thế Tổng Trấn Lộc Điền nầy ai dám đụng đến Hắn, xưa nay Hắn muốn làm gì thì làm hắn đã nổi tiếng là Sầm Bạo chuyện gì cũng dám làm.

Thành Nghĩa cẩn thận hỏi, Cậu Chủ muốn tôi làm chuyện gì nếu chuyện không chính đáng tôi không làm đâu.  Sầm Luân nghe Thành Nghĩa nói thế thời giận lắm, nhưng Hắn đã biến thành con người hiểm độc xão quyệt, Hắn không giận mà có vẻ ngọt dịu Hắn nói chuyện chẳng có gì đâu, ngươi giúp ta một lần nầy thôi.

Thành Nghĩa lấy làm lạ sao hôm nay Sầm Luân không những giõi nhịn, lại ăn nó có vẻ biết điều. Có lẽ mặt trời mọc hướng tây rồi chăng. Sầm Luân lại nói nếu việc nầy thành công, thời tao cho mầy mấy lượng vàng tha hồ mà xài sung sướng, Sầm Luân lại đệm thêm một câu nữa nếu thành công thời mầy muốn gì cũng được. Thành Nghĩa nói được tôi sẽ làm theo lời Cậu Chủ. Sầm Luân tươi nét mặt nói  tới giờ tao sẽ cho mầy biết mầy sẽ làm gì. Thế là ba ngày sau Sầm Luân kêu Thành Nghĩa nói mầy đi theo những người nầy. Thành Nghĩa không khỏi lấy làm kinh dị, vì những người nầy toàn là tay Sát Thủ giang hồ, không lẽ cậu chủ định giết người, nhưng giết ai họ là người lành hay kẻ gian ác.
**************


PHẦN 8

Thành Nghĩa theo lời Sầm Luân lên ngựa đi theo những tay Sát Thủ giang hồ, đi không bao lâu thời đến một cánh rừng cách xa nơi làng xốm, bọn Sát Thủ  chọn khúc đường rừng hoang vắng không một bóng người phục kích ở đó. Thành Nghĩa hỏi tay Sát Thủ  chúng ta phục kích ở đây làm gì ? Tên Sát Thủ mang đao nói Cậu Chủ chưa nói với ngươi sao, phục kích bắt một cô gái nghe đâu sắc nước hương trời, đẹp như Tiên giáng trần đi ngang qua đây.

Thành Nghĩa nghe bọn Sát Thủ nói thế thời hết hồn hết vía hỏi, con gái ấy là con cái nhà ai ?  bọn sát thủ nói làm gì bọn ta biết được. Tên mang đao nói cần gì biết con cái nhà ai hể có vàng bạc cho nhiều là bọn tao ra tay.

Thành Nghĩa nói rủi chúng ta bắt nhằm con quan lớn thì sao ? bọn sát thủ nói làm gì có chuyện đó không lẽ Cậu Chủ nhà ngươi điên. Không biết người mình bắt là con cái nhà ai sao, tên mang kiếm nói đồ nhác gan cứ hỏi hoài. Nếu sợ thời về đi lôi thôi hỏi nầy hỏi nọ làm gì.

Thành Nghĩa vô cùng ân hận sao lại nhận lời khi chưa hiểu sự vụ ra làm sao. Bọn Sát Thủ nói đến rồi, Thành Nghĩa nhìn xa xa nơi đường rừng vắng một chiếc xe ngựa sang trọng xuất hiện từ từ đi tới, đến lúc nầy Thành Nghĩa đã nhìn khá rõ chiếc xe ngựa đang đi tới vô cùng sang trọng, sang trọng còn hơn xe Cậu Chủ ở nhà bốn người theo sau bảo vệ, tên đánh ngựa nữa là năm. Thành nghĩa như linh tính người con gái trong kiệu kia chính là con nhà Quan, vì những người bảo vệ xe kiệu tuy cải trang thành dân thường nhưng cũng nhận ra là quan binh, những cao thủ võ gia. Tên Sát Thủ mang kiếm nói vụ nầy khó làm ăn đây vì những tên hộ tống là những tay võ nghệ cao cường có thể nói là những tay cao thủ võ gia. Tên đầu sỏ nói sợ cái gì chúng ta có mê hồn hương rất lợi hại, chỉ cần tung ra thời bọn chúng bất tỉnh ngay, hơn nữa chúng ta đã nhận hơn một trăm lượng vàng của Sầm Luân trót lọt vụ nầy chúng ta còn nhận thêm năm mươi lượng vàng nữa, không hiểu người con gái kia thế nào mà Sầm Luân trả giá cao đến như thế. Chiếc xe ngựa đến càng lúc càng gần Thành nghĩa vô cùng hồi hộp. Bổng màn xe ngựa vén lên một cái đầu thò ra nói tiểu thơ cảnh rừng chiều đẹp quá bổng trong xe vọng ra tiếng ngâm thơ trong như ngọc như vàng anh hót ban mai.
Rừng quê nhượm ánh hoàng hôn
Đường rừng  hoang vắng ngựa dồn chân đi
Xa xa ngọn núi chim bay
Hiu hiu gió thổi rừng nghe đượm buồn
Trời mây nhìn nắng ốm vàng
Một vùng rừng thẳm bạt ngàn xa xa
Trời xanh sâu thẳm bao la
Bốn phương mây trắng  đượm pha nắng hồng.

Tiểu thơ bài thơ hay quá, tiểu thơ mới sáng tác phải không Thành Nghĩa đang say sưa bỡi lời thơ tiếng hát, thời nghe tiếng ra lịnh hành động đi thôi. Tức thời mười tên sát thủ từ chỗ ẩn núp bịt mặt lao ra chém tới tấp vào bốn tên hộ vệ bốn tên hộ vệ võ nghệ cao cường chống trả quyết liệt, hai tên sát thủ bịt mặt lao nhanh vào xe bắt hai người con gái. tức thời tên đánh ngựa nhanh như chớp rút đao chém chết hai tên sát thủ, tức tốc vẽ gì đó không biết lao nhanh đến lồng chim thả ba con chim Bồ Câu bay lên không. Hành động chớp nhoáng của tên đánh ngựa, làm tên trùm sát thủ kinh hãi chúng thả chim bồ câu đưa tin rồi, phải nhanh tay kẻo quan binh kéo đến thời toi mạng. Bọn Sát Thủ không ngờ chỉ có năm tên hộ vệ tưởng là làm gọn sạch nhẹ nhàng êm thấm. Nào hay đâu năm tên hộ vệ võ nghệ cao cường chống trả lại bọn chúng không lấy gì làm khó khăn bọn sát thủ sắp mất mạng đến nơi, tên trùm Sát Thủ liền tung mê hồn hương ra tức thời năm tên bảo vệ xe ngựa lăn ra bất tỉnh bọn sát thủ nhanh chóng giết sạch vứt xác năm tên bảo vệ vào rừng xóa đi tất cả dấu vết, chúng bắt hai cô con gái bỏ vào bao rồi mang đi.

Thành Nghĩa chứng kiến tất cả những hành vi tàn độc của bọn người Sát Thủ, Thành Nghĩa không những không ra tay với số người Sát Thủ bịt mặt mà chạy đi báo quan. Qua ngày hôm sau Thành nghĩa trong lòng lo lắng không yên, không hiểu người con cái kia số phận ra sao, Thành nghĩa cũng không thấy Cậu Chủ đâu thời càng thêm kinh hãi, không lẽ Cậu Chủ đang vùi hoa dập liễu rồi, Ta biết phải làm sao đây, không lẽ đi báo quan lần nữa,  đã báo quan rồi kia mà, sao không nghe thấy động đậy gì hết. Những tên Sát Thủ bị bắt chưa, sao thị trấn vẩn yêm liềm như không có chuyện gì xảy ra.

Thành Nghĩa đang nghĩ lung tung, lúc ấy trời cũng đã xế chiều nơi cổng ngỏ có nhiều  chiếc xe ngựa chạy vô nhà Bà Chủ. Họ đều ăn mặt theo kiểu quan binh. Chiếc xe vừa tới sân, thời từ trong xe bước xuống một vị quan, Ông quan có vẻ vội vã không cần lên tiếng nhanh chóng bước vào nhà Bà Chủ  như nhà của mình.
Với tính cách không cần lên tiếng vội vã bước vào nhà Bà Chủ như nhà của mình, thời cũng biết Bà Chủ với Ông Quan kia là thân lắm.
Bổng Thành Nghĩa hoảng hồn vì đã nhận ra vị Quan kia Chính là Quan Tổng Trấn, Thị Trấn Lộc Điền nầy. Vị Quan mà Thành Nghĩa báo cáo.
Họ đã tới bắc Cậu Chủ sao. Hình như là không phải vì quan binh không đá động gì đến Cậu Chủ cả.
Khi ấy người ta trông thấy Bà Chủ, tiếp vị Quan thật chu đáo, sự mời mọc với  bộ dạng lã lơi, làng da trắng nỏn nữa hở nữa kín. Những tay háo sắc ham muốn của lạ thời khó mà thoát khỏi nanh vuốt khéo khoe của báu, của mụ Hồ Ly. Hai người họ xầm xì với nhau như có điều gì quan trọng lắm, sau đó thời chia tay.
Có lẽ vị Quan thấy tiếc  miếng mồi mà người ta đã dâng tới họng, trước khi chia tay Bà Chủ vị quan nói  tiếc quá, tiếc quá, vì phải tiếp đón quan trên nên đành phải chia tay vậy Quan Tổng Trấn vội vã ra xe cùng quân binh ra về.
Chờ cho quân binh đi xa Bà Chủ hớt hơ hớt hãi bộ mặt lộ rõ vẻ hoảng sợ la toán lên chúng bây đâu mau kiếm Cậu Chủ cho ta, mau lên mau lên. Những người đầy tớ ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng cũng vội chạy tông chạy tột tìm kiếm.
Sắc mặt Bà chủ càng lúc càng lo sợ, miệng kêu lên Sầm Luân ơi là Sầm Luân mầy làm hại cả nhà rồi.
Trong số kẻ ăn người ở, có một tay sát thủ giết người không gớm tay, thường đi theo làm hộ vệ cho Sầm Luân thấy Bà chủ có vẻ lo sợ  kinh hãi.
Liền nói thưa Bà Chủ, Bà Chủ đừng lo không ai làm gì được Cậu Chủ đâu. Cậu Chủ đang vui vẻ có lẽ giờ nầy cậu chủ đang ngây ngất lên tận các tần mây.
Bà Chủ nghe như sấm nổ bên tai, kinh hãi kêu lên thôi rồi họa đến nơi rồi. Bà hét lên mau tìm Cậu Chủ dừng tay lại, hại ai không hại, hại con nhà quan.
Thành Nghĩa biết quá rõ con người Sầm Luân là tay háo sắc, đã từng hại không biết bao nhiêu là con gái nhà lành, thôi rồi cô gái ấy đã bị Sầm Luân hại rồi. Nhưng Sầm Luân giam nhốt cô gái ở chỗ nào, như nhớ ra phải rồi nhà kho bị bỏ hoang từ lâu. Thành Nghĩa ba chân bốn cẳng phóng chạy đi như tên bay.

Nói về Sầm Luân cho người quét dọn sữa sang lại ngôi nhà bỏ hoang từ nhiều năm từ thời cha Sầm Luân chết đi. Hắn nhìn ngôi nhà sạch sẽ đầy đủ tiện nghi sanh sống Hắn gật gật cái đầu ra chiều thích thú. Ta sẽ nhốt nàng ở đây vĩnh viễn có trời mà biết được. Hắn đi đi lại lại nóng lòng chờ đợi, tiếng ngựa từ xa vọng tới lòng Hắn rộn lên vì của báu đã về tay Hắn. Bọn Sát Thủ lao nhanh đến bê hai cái bao vào nhà chúng chỉ hai cái bao nói. Sầm Chủ chúng tôi đưa đến hai người con gái Sầm Luân như hiểu ý nói Tôi sẽ thêm vàng cho các vị Sầm Luân hỏi bắt có đúng người không ?
Tên trùm sát thủ thay vì trả lời mở hai cái bao lôi hai người con gái ra, Sầm Luân vừa nhìn thấy thời biết là bọn Sát Thủ bắt đúng người, tức thời mở tủ lấy ra một bao đựng vàng nói ta thêm cho các hai mươi lượng nữa. Tên trùm Sát Thủ mở bao vàng ra đếm thấy bảy mươi lượng chúng ra hiệu rút lui. Bọn Sát Thủ đến cũng nhanh, đi cũng nhanh nháy mắt chúng biến sạch.
**************


PHẦN 9

Đây nói về Tiên Nhân sống cuộc đời cơ cực, một mình làm việc bằng sáu bảy người nuôi mấy bầy heo, hàng trăm con gà, hàng nghìn con vịt quần quật suốt ngày. Cơm không đủ no áo không đủ mặt cực khổ trăm bề thế mà quanh năm suốt tháng bị Bà Chủ  chửi bới không ngớt nào là nuôi heo lâu lớn, nào là nuôi gà ít đẻ, làm gì cũng chậm như rùa, chỉ giỏi cái ăn còn cái làm thời chẳng ra gì. Tiên Nhân vốn đã quen cảnh chửi bới ấy nên không lấy gì làm buồn nữa.

Tiên Nhân nghĩ người ta đem đồ dơ bẩn tới cho mình, mình không nhận thời họ tự mang về, Bà Chủ chửi Bà Chủ nghe, mình nghe làm gì cho mệt. Từ đó Bà Chủ chửi Bà Chủ nghe, Tiên Nhân tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Đôi lúc Bà Chủ lấy làm lạ tự lẩm bẩm thằng không cha không mẹ nó điếc chắc mình chửi như thế mà nó tỉnh bơ, hay là nó bị mác rồi. Cho đến một hôm Tiên Nhân đi theo Trịnh Hạo, Trịnh Hạo bị bọn anh chị đầu trộm đuôi cướp đánh cho nhừ tử nhờ có sức mạnh hơn người Tiên Nhân nhảy vào đánh cho bọn anh chị đầu trộm đuôi cướp một trận nên thân cứu Trịnh Hạo. Trịnh Hạo nhờ thế mà thoát chết, Trịnh Hạo là tay  máu mặt mưu mô xão quyệt, tính già tính non thấy Tiên Nhân lợi hại như vậy, nên bắt Tiên Nhân phục vụ cho mình. Từ đó Tiên Nhân không còn quần quật tối ngày với bao đàn gà, đàn heo, đàn vịt,  Cậu Chủ đi đâu thời theo đến đó.

Năm tháng cứ thế trôi qua, hết chỗ cá độ nầy đến chỗ cá độ khác, hết chỗ đỏ đen nầy đến chỗ đỏ đen kia, trà đình, tửu điếm, ăn chơi trị lạc không thiếu món chi. Nhìn Cậu Chủ hôm nay ăn diện khác với mội khi Tiên Nhân không dám hỏi mà chỉ biết đi theo. Trịnh Hạo xuống xe móc ra ít bạc vụn nói với  người hầu đánh xe mầy đi vào đô thị ăn chơi gần chiều đến rước tao. Trịnh Hạo móc ra ít bạc vụn đưa cho Tiên Nhân nói ngươi cũng thế đi vào đô thị ăn chơi chiều đến đây đợi tôi xong việc rồi về. Nhìn Trịnh Hạo đi vào một ngôi nhà không đơn sơ không có chi là giàu có. Tiên Nhân đã từng thấy cậu chủ vào nhà đây nhiều lần không biết Cậu Chủ làm gì trong đấy. Cậu Chủ đã nỗi tiếng là Hạo Háo chuyện gì Cậu Chủ không làm, Cậu Chủ không háo, thậm chí lấy vợ người ta Cậu Chủ cũng làm kia mà. Cậu Chủ làm gì thì làm mình vào Đô Thị chơi cho thoải thích.

Tiên Nhân tuy sanh ra ở Huyện Hải Tân nhưng chưa bao giờ đến đô thị Hưng Châu. Châu Phủ Hưng Châu nằm trên địa bàn Huyện Hải Tân, Đô Thị Hưng Châu rất lớn, dân chúng đông đúc nhà nhà sang sát được mệnh danh là Đô Thị Biển. Cửa biển Tân Châu lúc nào thuyền bè cũng ra vào tấp nập. Tiên Nhân đi trên đường phố thấy chỗ nào cũng đông, thấy chỗ nào cũng lạ nhìn hết chỗ nầy đến nhìn chỗ khác vô tình đụng phải một người làm cho người đó muốn té ngữa Tiên Nhân giật mình chấp tay xin lỗi. Cậu công tử định mắn vài câu, nhưng vô cùng sững sốt vì người đụng mình là một thanh niên còn rất trẻ, khôi ngô tuấn tú điểm trai chưa từng thấy bao giờ, với cặp mắt sáng  như sao có sức thu hút kỳ lạ, Tiên Nhân cũng ngạc nhiên không kém vì người mình đụng là một công tử mãnh mai đẹp còn hơn cả con gái môi đỏ như son, da mịn như trứng gà bóc vỏ, nhất là cái miệng đẹp làm sao, Tiên Nhân ấp a ấp úng xin lỗi, Tại Hạ không có ý xin công tử bỏ qua cho. Nhìn bộ dạng của Tiên Nhân, thời biết Tiên Nhân không cố ý đụng mình, nên bỏ qua Tiên Nhân cảm ơn rồi bỏ đi hết nhìn chỗ nầy đến nhìn chỗ khác, cậu công tử cứ nhìn theo Tiên Nhân chừng nghe người thanh niên ở bên cạnh nói Lan muội Hắn đi xa rồi còn nhìn theo mà làm gì. Thì ra câu công tử kia là gái cải nam trang, thảo nào mà chẳng đẹp như vậy, cậu công tử tên là Lan muội nói Lý Ca hắn giống như một thằng ngốc chẳng khác nào như người trên núi mới xuống thấy cái gì cũng muốn dòm, con người gì kỳ cục như vậy đụng người ta rồi xin lỗi là xong.

Nói về Tiên Nhân đi dạo chơi đã đời nhìn thấy trước mắt có một nhà hàng vô cùng sang trọng có thể nói là sang trọng nhất đô thị Hưng Châu. Tiên Nhân thấy mình đã đói bụng liền vào nhà hàng sang trọng để ăn. Tiên Nhân nhìn quanh nhìn quất thấy người mình đụng ban sáng cũng vào đây để ăn, Tiên Nhân nghĩ chỉ có hai người mà họ bưng lên cũng khá nhiều đồ ăn món nào cũng lạ mắt vừa nhìn thấy thời ruột đã cồn cào ngay. Tiên Nhân đến cái bàn đối diện với hai người mình dụng ban sáng, người phục vụ đến hỏi công tử dùng gì ?  Tiên Nhân làm thinh một lác vì chẳng biết kêu món gì cả, bằng chỉ cái bàn kế bên nói, những món ấy, người phục vụ làm y theo lời chỉ của Tiên Nhân, người phục vụ bưng lên món nào là Tiên Nhân xào ngay món đó vừa ăn vừa khen ngon, nấu ăn kiểu gì mà ngon thế, thịt gì lạ quá. Trong khi ấy bàn đối diện cặp mắt đen láy cứ nhìn mãi Tiên Nhân, quên cả ăn. Tiên Nhân ăn một hơi uống một hơi rờ xuống cái bụng của mình no quá đã quá, Tiên Nhân tự nói một mình không ngờ ở đây nấu ăn ngon quá ước gì đến đây ăn vài ba bửa nữa. Tiên Nhân kêu người phục vụ đến hỏi bao nhiêu, người phục vụ nói thưa công tử một lượng bạc. Tiên Nhân nghe một lượng bạc thời điến cả hồn. Tiên Nhân nói với người phục vụ có tính lộn không đó, tại hạ thường thấy Cậu Chủ nhà tôi vào quán ăn chỉ trả chút ít bạc lẽ, chỉ chừng nầy mà thôi Tiên Nhân móc túi lấy một ít bạc vụn. Người phục vụ tỏ vẻ hơi giận công tử không nên giởn như thế mấy bạc vụn nầy không trả nổi một món, công tử đã ăn hết bảy món, dị chi đúng một lượng bạc. Tiên Nhân chẳng biết làm sao hơn năng nĩ người phục vụ, cho tôi nợ, tôi về nhà xin Cậu Chủ đêm đến trả được không tôi chỉ có bấy nhiêu bạc thôi.

Người phục vụ chẳng nói chẳng rằng vào kêu Ông Chủ ra. Ông Chủ nhìn Tiên Nhân rồi hỏi, ngươi quê quán ở đâu cha mẹ là ai.
Tiên Nhân lễ phép thưa, thưa Ông Chủ.
Tôi ở Làng Chài, Cha Mẹ đều qua đời, tôi theo hầu cậu chủ tôi là Trịnh Hạo. Ông Chủ nói ngươi không có bạc trả thời ta phải báo quan để xử lý, chừng nào Cậu Chủ ngươi đến đây đưa lượng bạc chuộc ngươi về. Tiên Nhân năng nỉ, Ông Chủ tha cho tôi, tôi nhất định kiếm bạc trả cho Ông, Ông Chủ nói trói Hắn lại giải Hắn đi.
Bổng có tiếng người lên tiếng, Ông Chủ thả anh ấy ra tôi sẽ trả thay cho anh ấy, Ông Chủ quay sang nói với người thanh niên Thiếu Gia đã lên tiếng thời coi như việc nầy đã xong, Ông Chủ quay sang những người phục vụ nói thả Hắn ra.

Tiên Nhân bước tới lạy hai người thanh niên nói, tôi là Tiên Nhân nguyện đời đời nhớ ơn cứu mạng nầy, nhà nhị vị công tử ở đâu tôi sẽ dành dụm bạc khi nào đủ tôi tới hoàn trả lại. Nhìn thấy bộ dạng Tiên Nhân quá tội nghiệp, chàng công tử mảnh mai bước tới đở Tiên Nhân dậy đừng làm thế lượng bạc mà có nghĩa gì đâu. Đến lúc nầy công tử lớn tuổi mới nhìn rõ ràng Tiên Nhân quả là chàng thanh niên trẻ tuổi khác thường, không những khôi ngô tuấn tú mặt mày sáng láng, mà còn lộ rõ anh hoa phát tiết ra ngoài, người nầy đúng là một con Rồng trong thiên hạ nên không dám coi thường. Chàng công tử lớn tuổi mời Tiên Nhân đến ngồi chung vào bàn. Tiên Nhân không khách sáo gì cả đến ngồi chung với hai người. Lời ăn nói khéo léo cũng như tư cách ứng xử của Tiên Nhân, khác thường tôn sùng người khác nhưng không rụt rè, lời lẽ tuy khiêm nhã nhưng khí phách ngang tàn không mất, lúc nào cũng dưới người ta nhưng tư cách thời lại trên người ta công tử lớn tuổi hơn vô cùng kinh ngạc, không hiểu Tiên Nhân là bậc như thế nào, càng nói chuyện thấy Tiên Nhân càng dễ ưa, nên  ba người càng hợp nhau. Nhất là công tử trẻ tuổi càng thấy yêu mến Tiên Nhân vô cùng. Tiên Nhân biết cách nói chuyện làm cho người đối diện vừa lòng nên người càng tiếp xúc với Tiên Nhân càng thấy ưa thích, hai chàng công tử kia cũng không ngoại lệ. Ba người ra khỏi nhà hàng, đi chơi chỗ nầy chỗ kia vui vẽ lúc nầy ba người không còn khách sáo nữa, mà xưng Đệ, xưng Ca, xưng Muội, với nhau.

Ba người đang đi trên đường phố  bổng nhìn thấy trước mặt là một khu đất rộng khá đông người ta khoảng vài trăm người tiếng cổ vũ, vổ tay không ngớt, ba người tò mò đến đó xem, thời ra nơi đây có cuộc thi tài sức mạnh, ai mạnh nhất người đó sẽ được giải thưởng năm lượng bạc. Vật nặng là một tản đá 300 cân ai bê nổi tản đá lên khỏi đầu đi giáp vòng tròn đường kính rộng 20 mét thời được một lượng bạc đi hai vòng thời lấy hai lượng, ba vòng thời lấy ba lượng, nếu đi được năm vòng không những lấy năm lượng mà còn thưởng cho một lượng vàng.

Từ sáng đến giờ chỉ có hai người bê nổi tản đá đi giáp một vòng tròn là hai người thanh niên lực lưỡng đang còn ngồi chờ phát bạc. Cuộc thi đấu cũng sắp kết thúc vì trời đã xế chiều. Tiếng người điều khiển cuộc thi thử sức nói, còn ai thử sức nữa không ?

Tiên Nhân thấy đây là dịp may hiếm có nào chịu bỏ lở cơ hội liền lên tiếng tôi thử sức. Hàng trăm cặp mắt quay lại nhìn người mới lên tiếng, họ chỉ thấy một thanh niên trẻ tuổi trạc mười lăm mười sáu tuổi khôi ngô tuấn tú không có gì là lực sĩ thời ai nấy cũng kinh ngạc chàng thanh niên trẻ tuổi ấy giỡn chơi chắc. Lan Đệ nắm lấy tay Tiên Nhân nói đừng vì mấy lượng bạc ấy mà Tiên Ca phải bị gảy tay gảy xương. Tiên Nhân nói Lan Đệ dừng lo để Huynh thử sức. Tiên Nhân ghi tên vào bản thử sức  bước tới tản đá 300 cân trước sự hồi hộp của mọi người nhất là Lan Đệ. Tiên Nhân hít một luồng chân khí vào đan điền quát lên một tiếng khồm xuống bê tản đá lên Tiên Nhân tưởng là ráng lắm mới bê nổi nào hay đâu tản đá nhẹ không như bên một con chó nhỏ, Tiên Nhân bê tản đá đi giáp năm vòng tròn mà không hề đổ giọt mồ hôi trước sự thám phục của hàng trăm người, nhất là Trung Lý không khỏi khiếp đảm không ngờ người mình mới quen có sức mạnh Thần Thánh như vậy. Bổng từ trong đám đông một người xuất hiện dẫn theo một người con gái xinh đẹp như hoa Phù Dung ban mai, không người nào là không  mơ ước làm chồng cô ta.

Có người nói Ông Chủ đến, Ông chủ nhìn Tiên Nhân một hồi gật gật đầu nói, công tử quả là có sức mạnh Thần Thánh, tôi không những trao giải  thưởng năm lượng bạc, một lượng vàng, mà còn trao thêm cho công tử mười lượng vàng, nếu công tử đến làm xưởng tàu tôi. Trước lời đề nghị bất ngờ nầy Tiên Nhân có vẻ sững sốt.

Nói về Trung Lý vừa nhìn thấy ông chủ xuất hiện thời vô cùng kinh ngạc, người ấy không ai khác hơn là Ông Chủ Kim Hoàng hảng ghe thuyền lâu nay cạnh tranh với hảng ghe thuyền của nhà mình, nhưng vẫn không tranh lại. Trung Lý tới vái chào Ông Chủ nói Vãn bối kính chào Kim Hoàng Ông Chủ. Ông Chủ Kim Hoàng hơi ngạc nhiên hỏi cậu là ai mà biết tôi, Trung Lý nhìn Phù Dung rồi lễ phép thưa vãn bối là Trung Lý, con của Trung Thiên Bá. Phù Dung ra hiệu cho Trung Lý coi như hai người không quen biết nhau. Ông Chủ Kim Hoàng nhìn kỷ Trung Lý một hồi nói thảo nào trông công tử  khác thường, thì ra công tử là con thương gia chủ hảng thuyền lớn nhất vùng Hưng Châu nầy. Trung Lý khiêm nhường nói Ông Chủ quá khen không dám không dám.
**************


PHẦN 10

Đây nói về Trung  Lương ngày ngày đi trên những con đập bổi từ xa đi tới thấy Cha Con quan Tri Huyện  cùng một số binh lính, đi tham quan sự kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống của người dân. Từ đất bỏ hoang khô cháy, biến thành những cánh đồng mênh mông bạt ngàn, màu xanh bát ngát của lúa. Màu Xanh trải rộng của Ngô, Rau, Củ, Quả thi nhau vươn mình phơi phới. Tất cả đều nhờ sự sáng kiến phát minh của Trung Lương. Nhất là Thu Cúc luôn miệng trằm trồ khen ngợi mãi, người gì mà tài như vậy biết vận dụng thiên nhiên làm thay đổi cuộc sống của dân, từ chỗ đói nghèo thiếu ăn trở thành no cơm ấm áo. Nàng theo Cha tham quan những cánh đồng xanh mướt tràn đầy sức sống, đến tham quan những con đập bổi. Nàng càng sững sốt trước làn nước bị ngăn lại dâng cao tưới về những cánh đồng không những thế bầy cá tung tăng có con lên đến cả mấy cân, những giống cá được lựa chọn thả nuôi trên đây, biến núi non thành biển cả.

Thu Cúc nói thưa Cha con người nầy trí tuệ yên bát quá biết vận dụng ưu thế thiên nhiên, tự nhiên thành nguồn tài nguyên vô tận biết xử dụng mạch nước của núi rừng, cho đắp nhiều con đập bổi biến cuộc sống đói nghèo thành cuộc sống giàu có, không hiểu con người nầy ra sao anh ta là người thế nào mà tài ba như vậy, Thu Cúc vừa nói xong thời nghe tiếng hát từ xa vang lại.
Trèo lên đỉnh núi non nam
Xa xa  trông thấy nàng Tiên dạo đồng
Cánh Hồng rực rỡ cánh Hồng
Tóc nàng óng ả tựa nghìn ngàn mây
Vầng trăng rực rỡ muôn hoa
Liễu buông vóc ngọc nhạn sa cá chìm
Đất Trời khéo tạo nên hình
Nghìn xuân cũng phải nép mình thua xa
Ước gì thành gió theo chân
Biến thành ánh sáng để gần nàng hơn
Non xanh nước biếc quê hương
Trúc Mai xuân hội vấn vương ân tình.

Nghe tiếng hát lời thơ tán tỉnh thanh cao ngọt ngào làm sao nàng tưởng mình như đang bay trên những tần mây, bổng nàng nhìn thấy một chàng thanh niên từ xa đi tới. Dáng đi như hổ, tim nàng đập thình thịch vì người thanh niên ấy khôi ngô tuấn tú, có sức thu hút lạ thường nhất là cặp mắt sáng như sao của chàng. Thu Cúc vô tình hay cố ý liền đánh rơi chiếc khen tay, có thêu bông hoa cúc hết sống động khéo léo vô cùng, mùi hương từ chiếc khen tay lan tỏa quyến rủ làm cho Trung Lương nhớ đến dáng hình cũng như khuôn mặt tuyệt đẹp của nàng, Trung Lương liền cất tiếng hát.
Bóng Hồng biến mất xa rồi
Lá vàng rơi rụng biển trời nhớ Thu
Cúc Vàng xuất hiện trên non
Rực Hồng lan tỏa hương thơm khắp đồi
Thương ai chín đợi mười chờ
Biến thành cơn Gió  đi tìm Nàng Mây
Ước gì Anh gặp Em đây
Trăm năm đầu bạc đắp xây ân tình
Vầng Trăng lơ lững giữa trời
Cho Anh ngắm mãi cuộc đời ngắm Trăng.
Thu Cúc khi ấy đi chưa xa nghe tiếng hát lời thơ ấy thời quả tim rung động bồi hồi như muốn quay trở lại ôm lấy người hát kia mãi mãi. Trong lúc rộn lên vì yêu  thời một người nông dân từ xa đi tới nàng lễ phép chào người nông dân rồi hỏi, thưa bác người vừa hát kia là ai vậy, người nông dân lễ phép thưa, thưa tiểu thơ người vừa hát chính là Cậu Trung Lương. Nàng lặp đi lặp lại mãi Trung Lương, bác nông dân vừa đi vừa hát.
Trung Lương Đức Trung Lương
Trí trời giúp muôn dân
Thoát cơ hàn nghèo đói
Rạng danh khắp quê hương.

Từ khi gặp Trung Lương, Thu Cúc bổng trở nên trằm lặng suốt ngày ít nói ít cười thường ngồi một mình suy tư ốm đi thấy rõ. Quan Tri Huyện đại nhân biết con gái mình yêu Trung Lương sâu đậm, bằng cho người đến tìm hiểu gia đình Trung Lương, thời biết Trung Lương đã có hứa hôn với người khác. Quan Tri Huyện Đại Nhân lấy làm tiếc, và cũng lấy làm thương cho con gái mình vô cùng, nhiều lúc Ông muốn nói Trung Lương hứa hôn với người khác rồi, nhưng Ông không sao nói được, vì sợ con gái đau lòng.

Nói về Đức Ông Cha Trung Lương một hôn thấy trong mình không được khỏe nằm ngủ bổng thấy người Cha trở về, Ông mừng quá kêu lên Cha. Cha hiện giờ ở đâu Ông nội Trung Lương nói, nhờ con hết lòng làm lành cắt thuốc trị bệnh không lấy bạc, lại thường hay giúp đở người khốn khổ nên Cha được siêu sanh về Non Tiên Cực Lạc từ lâu, kiếp trần con đã mãn, ba hôm nữa Cha đến rước linh hồn con về Non Tiên Cực Lạc, nói xong Ông Nội Trung Lương biến mất. Ông giật mình tỉnh dậy kể rõ những gì Ông nghe thấy cho Đức Bà nghe. Quả đúng y vậy ba ngày sau Ông qua đời. Đám tang của Ông lớn chưa từng thấy vì khi còn sống ông đã cứu không biết bao nhiêu người. Cũng như Trung Lương giúp dân thoát nghèo nên dân chúng đến đưa đám tang rất đông ấm cúng vô cũng người ta nhìn thấy trong đám tang của Đức Ông có cả Quan Tri Huyện và còn có cả con gái Quan Tri Huyện Thu Cúc.

Thu Cúc giúp Trung  Lương lo liệu tất cả  đều nầy làm Đức Bà cảm động vô cùng, nhưng Bà cứ thở dài mãi mỗi khi Bà nhìn Thu Cúc. Có lúc Bà nắm lấy ta Thu Cúc nước mắt Bà rơi xuống. Thu Cúc hỏi Bà không nói Bà chỉ thở dài. Cho đến một hôm Đức Bà thấy trong mình khác lạ hơi mệt tưởng là mình sắp theo ông về Non Tiên Cực Lạc bằng kêu Trung Lương đến nói Mẹ sắp về trời theo Cha của con, đáng lý ra mẹ dẫn con đến gặp vợ con hai gia đình đã hứa hôn khi hai con còn nằm trong bụng mẹ. Bà kể lại tất cả đầu đuôi câu chuyện hứa hôn của hai gia đình, bà nói nếu hai gia đình đồng sanh con trai thời năm lên 10 tuổi thời gia đình thương buôn ấy dẫn con trai đến đây kết nghĩa huynh đệ anh em với con, nếu gia đình thương buôn sanh con gái, mẹ sanh con trai thời năm con lên 16 tuổi thời  mẹ dẫn con đến ra mắt  Nhạc Gia, Nhạc Mẫu, nay con đã 17 tuổi trể hẹn một năm là vì cha con mất, chờ mãn tang hết ba năm, nay đã mãn tang cũng là lúc Mẹ sắp về trời, con đến gặp vợ con dẫn vợ con về đây cho Mẹ thấy mặt con dâu  trước khi Mẹ  qua đời. Nhạc Phụ con tên là Tá Di, Nhạc Mẫu con tên là Bội Ngọc, vợ con tên là Mỹ Hạnh. Gia đình vợ con ở Hồng Định Châu. Bà vào bàn thờ Ông  lấy miếng bội ngọc khắc hình chim Phụng thật tinh xão, cùng với ba lượng bạc mà Bà đã dành dụm tự bấy lâu nay, Bà nhìn thấy áo quần Trung Lương quá củ đã bạc hết màu, Bà lấy làm đau xót định may cho Trung Lương bộ đồ mới nhưng không còn kịp nữa, vì Bà nghĩ là Bà sắp ra đi như chồng Bà hồi đó. Bà nói vợ con cũng có một miếng bội ngọc giống hệt như thế nầy. Con hãy giữ miếng bội ngọc hết sức cẩn thận nếu đánh mấy thời không cách gì gặp được vợ con đâu. Trung Lương nhận miếng bội ngọc từ biệt Mẹ lên đường vì sợ Mẹ qua đời không gặp được con dâu. Trung Lương quá nghèo khổ nên chưa mua nổi con ngựa nên đành phải đi bộ. Tính đi tính lại cũng mất hai ngày vừa đi vừa về.

Trung Lương sức khỏe hơn người nên đi ròng rả suốt một ngày tới thị trấn  Hồng Định Châu. Bổng nghe thấy tiếng la kêu cứu lửa cháy đỏ trời bớ làng xốm cứu con tôi con tôi bị bao vây trong đám lửa rồi bớ người ta cứu con tôi tiếng la kêu cứu thê thảm Trung Lương chạy đến thấy một đứa trẻ trong nhà sắp bị lửa  thiêu  đứa bé ra tro. Trung Lương liền phóng vào trong biển lửa trước sự kinh hoàng của mọi người ngôi nhà lửa cháy ngùn ngụt, ngọn lửa đỏ rực, hơi nóng lan tỏa khủng khiếp, tiếng sụp đổ ầm ầm, ngôi nhà sắp đổ ập xuống ngọn lửa bốc lên cao khói lửa cuồn cuộn nghi ngút Trung Lương lấy thân mình che chở cho em phóng trở ra, mặt Trung Lương bị phỏng mấy chỗ nám đem. Trung Lương không lấy đó làm buồn vì mình đã cứu được mạng người. Trước sự chứng kiến đông đảo bà con dân chúng, ai nấy đều ca ngợi tinh thần hiệp nghĩa của Trung Lương, nhất là gia đình có con được Trung Lương cứu sống, họ lạy sống Trung Lương.

Trước khi Trung Lương từ giả bà con lối xốm hỏi thăm nhà Tá Di, Bội Ngọc thời có người thưa rằng gia  đình  Ông Bà Tá Di không còn ở thị trấn nầy nữa hơn mười năm rồi đến Bộ Châu Hợp Phố sống ở đó. Ông Bà Tá Di, Bội Ngọc từ khi Ông Bà sanh ra người con gái thời giàu tới luôn, nghe đâu giàu nhất nhì ở hợp phố. Nói về Trung Lương mặt không còn  sáng láng như trước nữa, vì có mấy chỗ nám đen, ai cũng tiếc cho bộ mặt khôi ngô tuấn mà bị sạm đen mất mấy chỗ. Trung Lương đi hơn năm ngày thời tới Bộ Châu Hợp Phố Bộ Châu Hợp Phố sự giàu có không thua kém gì Kinh Đô Xích Quỷ. Có rất nhiều thương gia giàu có ở đây, nhiều tiêu cục vận chuyển hàng hóa ở Hợp Phố cũng nhiều hơn những nơi khác. Sự giàu có nước Văn Lang thời đó, phải kể là Kinh Đô Văn Lang, Kinh Đô Xích Quỷ,  Bộ Châu Hợp Phố. Ở Bộ Châu Hợp Phố có dinh thự Hầu Tôn Vương nằm trong dòng tộc của Vua Hùng thế lực rất lớn.
**************


PHẦN 11

Nòi về Trung Lương cuối cùng cũng đến Bộ Châu Hợp Phố sự giàu có không thua gì Kinh Đô Xích Quỷ, dòng người tấp nập, ngựa xe rộn rịp, nhà nhà sang sát, quán xá khắp nơi, Phố Thị nhộn nhịp sắc màu rực rỡ dòng người chen chúc nối đuôi nhau, kẻ qua người lại, nam thanh nữ tú có cặp có đôi. người mua kẻ bán, kẻ bôn ba, người kiếm sống, dập dìu, đông người, lắm người ăn chơi trác tán, cũng không ít người dạo phố vui chơi.
Phố thị đúc đông cảnh dập dìu
Dòng người qua lại ngựa xe reo
Cuộc sống lấn chen âu có khác
Đâu như Làng, Xốm cánh cò chiều
Lũy tre đồng ruộng xanh bát ngát
Trăng, sao, mây, gió, rộn chim kêu
Thôn Quê, Thành Thị hai cảnh giới
Yên tỉnh, đua chen, trái ngược  chiều.

Trước cảnh phồn hoa đô hội. Nhưng Trung Lương cảm thấy mình cô đơn trống trải, một nỗi buồn đơn chiếc, lê thê trên bước đường dài quyết tìm cho ra người vợ đã hứa hẹn trăm năm. Bổng Trung Lương nhìn thấy một cặp thanh niên nam nữ cỡi hai con ngựa đi song song với nhau trông họ thật tình tứ người con gái có vẻ đẹp kiêu sa. Họ vào một nhà hàng sang trọng, Trung Lương nghĩ mấy bửa nay mình hà tiện ăn qua loa nhịn đói nhịn khác không dám ăn sợ hết bạc với số bạc mà Mẹ dành dụm cả đời. Nhìn nhà khách hàng sang trọng Trung Lương thấy kẻ ra người vào cũng đông thôi thì mình vào nhà hàng sang trọng kia ăn một bửa cho biết, khi về quê kể cho Làng Xốm nghe. Trung Lương hăn hái bước vào nhà khách hàng sang trọng, người gác cửa chận lại. Trung Lương kinh ngạc hỏi thế nầy là thế nào? Trung Lương chỉ hai người mới bước vào  sao họ vào đây được, người gác cửa nói hãy xem lại mình đi, quê mùa bẩn thiểu như thế mà vào đây để ăn ư , hãy đi chỗ khác mà ăn đi.

Trung Lương dằn cơn tức giận định bỏ đi thời thấy một người ăn mặt hết sức sang trọng theo sau có bốn người hầu bước vào nhà hàng sang trọng. Tên gác cửa cuối đầu lễ phép chào, Trung Lương liền bước theo những người ấy người gác cổng liền chận lại lần nầy Trung Lương nổi nóng thật sự ngươi khinh thường ta quá, Ông Kia vào được mà ta không vào được sao ánh mắt Trung Lương bổng sáng lên một cách lạ thường, tên gác cửa vừa chạm vào ánh mắt đầy uy lực đó liền khiếp sợ xuống giọng nói, Ông ấy là Ông chủ nhà hàng Tá Di thịnh quán nhà hàng nầy, công tử thông cảm.

Trung Lương liền hỏi vợ Ông ta là Bội ngọc phải không Trung Lương hỏi bừa như vậy, không ngờ tên gác cửa gật đầu, Trung Lương mừng rỡ hỏi con gái ông Chủ là Mỹ Hạnh phải không ?

Tên giữ cửa không trả lời nhưng thái độ cung kính khác thường, lễ phép nói thì ra các hạ có quen biết Ông Chủ Trung Lương nhìn thái độ cung kính của người gác cửa thời cũng đón ra nhà khách hàng sang trọng nầy là của Nhạc Phụ, Nhạc Mẫu cha mẹ vợ của mình, nhưng Trung Lương không ra mặt nhận vội vì sợ còn nhầm người trùng tên, người gác cửa không còn xem thường Trung Lương nữa, liền mời Trung Lương vào bên trong. Trung Lương không khỏi choáng ngộp trước sự trang trí  sang trọng cầu kỳ của nhà hàng nhìn cái gì cũng mát mắt cũng mới lạ, cũng quý hiếm. Nhìn đi nhìn lại quả thật không có một người khách nào ăn mặt giống như mình, mà toàn là những khách sang trọng, nhà hàng rộng lớn thế mà không còn mấy chỗ trống để mà ngồi.

Trung Lương không nhìn thấy cặp thanh niên nam nữ vừa bước vào nhà hàng đâu cả. Trung Lương chọn một cái bàn trống để ngồi người phục vụ đến hỏi đại gia công tử dùng gì. Trung Lương không biết món gì để mà kêu nói bừa món gì đặc biệt nhất thời dọn lên đây, không bao lâu người phục vụ bưng lên một đĩa thịt gà. Trung Lương ăn thấy ngon quá Trung Lương nghĩ có lẽ mình ăn tạm bợ nhịn đói mấy ngày nên mới thấy ngon như thế. Trung Lương ăn hết sạch kêu người phục vụ tới nói cho thêm một đĩa nữa, người phục vụ trố mắt nhìn Trung Lương kinh ngạc, nhưng rồi cũng nói thưa đại gia công tử, công tử muốn ăn món đó phải chờ mấy ngày nữa mới có.

Trung Lương nói không có thì thôi vậy, người phụ vụ nói đại gia công tử uống gì ?  Trung Lương nói cho bình nước giải khác thượng hạng không bao lâu người phục vụ mang lên một bình. Trung  Lương uống vài ngụm liền thấy trong người mát lạnh, không còn thấy mệt mõi gì nữa sức lực  dồi dào trong người khoan khái lạ thường.

Chợt nghe tiếng nói Mỹ Hạnh muội, muội định trở về nhà thật sao ?  Hồ Huynh muội hôm nay tự nhiên thấy trong người không được khỏe, thôi để ngày mai đi chơi vậy, đến lúc nầy Trung Lương mới nhìn kỷ người con gái tên Mỹ Hạnh xinh đẹp nầy, mới thoạt đầu nhìn thời thấy rất đẹp nhưng nhìn kỷ thời nét đẹp ấy không được tự nhiên cái đẹp do trang điểm khéo léo, hơn nữa người đẹp vì lụa, cái đẹp cái sang của nàng một phần do áo quần, lụa là trang sức làm cho nổi bậc xem đi xét lại nàng chỉ là loài Công, còn Thu Cúc như loài Phụng Hoàng, Trung Lương chỉ biết thở dài, tất cả đều do số trời sắp định cặp thanh niên nam nữ đi rồi Trung Lương mới kêu người phục vụ đến tính tiền người phục vụ nói thưa đại gia công tử bốn lượng bạc. Trung Lương tưởng là mình nghe lầm, hỏi lại bốn lượng bạc, người phục vụ nói thưa vân bốn lượng Trung Lương điến cả hồn, Trung Lương nói chỉ có một đĩa thịt, một bình nước mà đắc đến như thế sao ?

Người phục vụ như không bằng lòng với câu hỏi trả lời nầy nên nói đại gia công tử chưa ăn món nầy sao ? Trung Lương nói  thứ thịt gà nầy ta ăn hoài có gì là lạ đến lượt người phụ vụ ngơ ngác tự nói gà rừng chín cựa ở đâu mà nhiều thế, Trung Lương nghe đến gà rừng chín cựa thời giật mình vì Trung Lương nghe nói đến loài gà rừng quý hiếm nầy rồi, đến lúc nầy Trung Lương như chợt hiểu ra tất cả, Trung Lương bưng bình nước lên uống cạn không còn một giọt hỏi có phải bình nước nầy là loại sâm nghìn năm không ?  người phụ vụ tỏ vẻ hài lòng câu hỏi nầy nói thưa đại gia công tử đúng vậy.

Trung Lương không nói thêm gì nữa móc bốn lạng bạc trả cho người phục vụ, với số bạc mà mẹ dành dụm cả đời. Trung Lương hỏi nhà Cô Chủ ở đâu ?  Người phục vụ hơi kinh ngạc nghĩ người nầy thật lạ ở đô thị Hợp Phố nầy ai không biết nhà cô chủ, nhưng cũng trả lời nhà cô chủ ở khu biệt thự Mỹ  Hạnh khu  phố một.

Trung Lương hỏi người đi với Cô Chủ là ai thế ? Người phục vụ lại thêm một lần kinh ngạc, nhưng cũng trả lời người đi với Cô Chủ là công tử con Bố Chánh Đại Nhân quận 1 Hồ Bá Lợi. Trung Lương cảm ơn rồi đi ra khỏi nhà khách hàng sang trọng, người gác cửa thấy Trung Lương trong nhà hàng đi ra cuối đầu chào lễ phép. Trung Lương ra khỏi nhà khách hàng sang trọng chen chúc vào dòng người tìm đến khu biệt thự Mỹ Hạnh gần Tổng Nha Quận 1. Trung Lương tìm không bao lâu thời thấy bên kia đường là Tổng Nha Quận 1, dinh thự rộng lớn quân canh lính gác biết đây là  nơi ở của chàng thanh niên công tử khá đẹp trai Hồ Bá Trạo.

Trung Lương đi hơn một dặm nữa thời đến một khu dinh thự  Mỹ Hạnh  rộng lớn còn hơn cả khu dinh thự Tổng Nha chỉ nhìn sơ qua cũng biết đây là Ông Chủ vô cùng giàu có, nhìn cảnh xe cộ ra vào tấp nập, thời cũng biết thu nhập đến mức độ nào. Trung Lương chần chừ chưa muốn bước vào vì biết ăn nói sao đây  khi gia đình người ta quá giàu như vậy, cũng vừa lúc ấy một chiếc xe ngựa vô cùng sang trọng không khác gì xe ngựa của vương quan theo sau có bốn người cỡi ngựa lưng mang kiếm có lẽ nhưng người hầu bảo vệ Ông Chủ. Trung  Lương cũng đã thấy qua những người nầy biết là Ông Chủ từ nhà khách hàng sang trọng về mạnh dạng bước theo vào thời người gác cổng chận lại hỏi vào đây làm gì ?

Trung Lương trả lời tại hạ vào đây tìm Ông Bà Chủ, người gác cổng nhìn Trung Lương một hồi hỏi, các hạ có lầm nhà không ?  Trung Lương trả lời không lầm. Cùng lúc ấy có một xe ngựa vô cùng sang trọng vừa vào cổng, xe vừa đứng lại thời từ trong xe bước xuống một người phụ nữ khá xinh đẹp, trông ra vẻ Bà Chủ lắm vì ai nấy cũng lễ phép cuối đầu chào. Trung Lương cũng đoán biết bà ấy chính là Mẹ Vợ Nhạc Mẫu của mình. Trung Lương thấy người gác cổng chạy đến lễ phép cuối đầu chào Bà Chủ  rồi nói gì đó không biết chỉ thấy Bà chủ quay đầu nhìn Trung Lương. Người gác cổng đi trở ra nói với Trung Lương các hạ chờ đợi ở đây Bà Chủ cho vào gặp hay không là tùy ở Bà Chủ. Trung Lương chờ đợi không bao lâu thời có một người hầu gái đi ra nói ai là người muốn gặp Ông Chủ Bà Chủ, Trung Lương lên tiếng tôi đây,  cô hầu gái nhìn Trung Lương một hồi rồi nói đi theo tôi.  Cô hầu gái dẫn Trung Lương đi qua nhiều khu nhà rồi đến ngôi biệt thự sang trọng to lớn chạm rồng trổ phụng, nhà cửa láng bóng. Vừa bước vào căn nhà Trung Lương nghe mát lạnh bỡi sự thiết kế theo kiểu phong thủy, cọng thêm bàn ghế đồ dùng trang trí như hoàng cung. Trung Lương như choáng ngộp trước sự giàu sang  của Bố Vợ Mẹ Vợ, Nhạc Phụ Nhạc Mẫu. Cô Hầu gái nói các hạ ngồi chờ ở đây. Trung Lương không dám ngồi lên bộ ghế bành chạm rồng trổ phụng sạch bóng không gợn một chút bụi đứng xó ró chờ đợi.  Trung Lương nhìn thấy từ một ngôi nhà sang trọng còn hơn ngôi nhà Trung Lương đang đứng, Ông Bà Chủ từ ngôi nhà đó đi ra, Trung Lương hồi hộp chờ đợi.
**************


PHẦN 12

Cùng thời điểm Trung Lương đến khu biệt thự Mỹ Hạnh. Thời ở Huyện Chân Chim, Làng Nghề, đang nở ra cuộc thi đấu cuối niên khóa năm năm của môn phái võ gia, các chi nhánh phái Võ Gia khắp đất nước văn lang. Nhất là Thái Châu có tới 20 chi phái võ đường đồng loạt thi đấu chọn ra võ sư. Rồi các Võ Sư của mỗi nhánh hội tụ về Võ Gia thi đấu chọn ra Võ Gia. Tiền lệ của Môn Phái Võ Gia, năm năm chọn ra một Võ Gia, khi thì ở chi nhánh võ đường nầy, khi thời ở chi nhánh võ đường khác, vì đạt đến cãnh giới Võ Gia là người thắng cuộc sau cùng, người thắng cuộc cuối cùng chưa ai có thể biết trước là ở chi nhánh võ đường nào.
Cuộc thi đấu giữa các võ sư trọng đại nầy.
Đương nhiên Quý Nhân cũng có mặt để xem, biết rằng Quý Nhân chưa nhập môn phái Võ Gia.
Các võ sư thi đấu với nhau, chỉ dùng quyền cước, không dùng binh khí. Đối thủ bị quật ngã. Hoặc đánh trúng vào người ba lần là kể như đã bị thua. Từng cặp võ sư đấu với nhau. Người thắng Cuộc lại tiếp tục đấu với người thắng cuộc, và đấu cho đến khi nào người thắng cuộc cuối cùng thời người đó chính là Võ Gia.
Lần tuyển chọn thứ 16.
Sau lời tiên bố thi đấu của Tạ Cung Chưởng Môn phái Võ Gia là hồi chiêng trống khai mạc nổi lên. Hồi chiêng trống chấm dứt, thời  từng cặp võ sư lên võ đài thi đấu.

Nói về Kim Cương như nàng Tiên rực rỡ sắc nước hương trời xuất hiện trong  hội võ đài hơn 30 vị võ sư từ khắp các võ đường trằm trổ mãi, ước gì nàng trở thành vợ của ta, nên võ sư nào võ sư nấy đều quyết tâm thể hiện tài năng của mình để cho nàng Tiên chú ý. Trên khán đài lần lượt các trận đấu vô cùng sôi nổi hấp dẫn có thể nói làm say sưa những người ham thích võ học.

Ngồi bên Cha Mẹ Ông Bà chủ khu dệt. Kim Cương không để ý gì đến chuyện thi đấu, mà chỉ nhìn xem Quý Nhân ngồi chỗ nào. Nàng nhìn thấy Quý Nhân ngồi cách nàng không xa bên lão Nô Gia, trông chàng thật tội nghiệp. Kim Cương không hiểu mình yêu Quý Nhân tự lúc nào, chỉ biết xa Quý Nhân là lòng thấy nhớ. Quý Nhân buồn là nàng buồn theo. Quý Nhân vui là lòng nàng thấy sung sướng vô cùng.
Yêu chàng từ thuở xa xôi
Nhớ chàng từ thuở Hồng Hoang lâu rồi
Hình chàng sống mãi trong lòng
Xa chàng lạc lỏng cuộc trần bơ vơ.

Trên khán đài những trận đấu vô cùng sôi nổi, kim Thanh đã vượt qua vòng loại thứ nhất vòng loại thứ nhì vòng loại thứ ba. Giờ chỉ còn lại có bốn võ sư trong đó có Kim Thanh bốn võ sư đó là :
Bạch Tu  : võ đường , Châu An
Đổ Ngũ :   võ đường , Châu hiệp
Bảo Ngọc :  võ đường , Châu Hưng
Kim Thanh :  võ đường , Võ Gia
Bạch tu đấu với Đổ Ngũ.  Hai người tuổi bằng nhau tuổi 19 cân nặng như nhau vai u thịt bắp cuồn cuộn hai đối thủ đánh nhau tiến thủ ra đoàn đều chính xác với chiêu Kim Cang Phục Hổ, Bạch Tu ra tay nhanh như chớp. Đổ Ngũ nào chịu kém ra đòn chống như điện xẹt với chiêu Xung Cước Quyền hóa giải.  Bạch Tu đảo lộn người vô cùng đẹp mắt phản đòn chiêu Đại Bàng Hạ Sơn, hai quả đấm nhanh như tia chớp đấm vào mặt vào người Đổ Ngũ. Đổ Ngũ lạng người né tránh. Ra đòn phản công với chiêu Thôi Tâm Chưởng định hạ gục Bạch Tu.
Hai bên ra đòn càng lúc càng nhanh. Quyền pháp, chưởng pháp mỗi lúc một lợi hại.  Dễ bị nốc ao đo ván trong đường tơ kẻ tóc.

Lúc đó nếu có ai để ý đến Quý Nhân, thời thấy chàng ta như xuất hồn không còn biết gì xung quanh nữa nhìn từng thế võ của hai đối thủ ra đòn. Đôi Khi còn múa tay như một thằng điên. Nếu để ý lắng nghe thời nghe Quý Nhân lẩm bẩm nếu đánh thế nầy thời hay biết mấy, nếu đánh thế kia thời địch thủ sẽ bị nốc ao. Chỉ cần hơn mười chiêu nữa thời Đổ Ngũ sẽ hạ gục Bạch Tu. Lão Nô Gia ngồi bên cạnh Quý Nhân, nghe Quý Nhân nói thế thời nữa tin nữa ngờ lão đếm tới chiêu thứ chín thời nghe Đổ Ngũ hét lên một tiếng. Xử dụng liền ba chiêu cùng một lúc Càn Quét Yêu Tà, tấn công vào hạ bộ, trung bộ của đối thủ. Bạc Tu có vẻ xem thường dùng chiêu Hồi Phong Cước hóa giải chiêu Càn Quét Yêu Tà của Đổ Ngũ không ngờ chiêu Càn Quét Yêu Tà của Đổ Ngũ chuyển sang chiêu Truy Yêu Tróc Nả, Bạch Tu lúng túng, chưa kịp ra chiêu chống đở thời bị Song Chiêu Tuyệt Cước liên hoàn, liên tiếp đá trúng mấy đá vào người Bạch Tu. Bạch Tu trúng phải mấy cước ngã sắp xuống sàng đấu, tiếng hoan hô dậy cả một vùng.

Cặp đấu chung kết vòng loại thứ ba chỉ có hai cặp. Cặp Bạch Tu và Đổ Ngũ. Cặp thứ hai là Kim Thanh và Bảo Ngọc,  Kim Thanh và Bảo Ngọc cao bằng nhau, tuổi ngang nhau 18 tuổi. Đến lúc nầy Kim cương lo cho anh mình không biết đánh có lại Bảo Ngọc không. Không Chỉ Kim Cương lo cho Kim Thanh mà Ông Bà chủ khu dệt cũng lo cho con mình vô cùng. Kim Thanh ra đòn trước với chiêu Mãnh Hổ Hạ Sang hai tay hai chân nhanh như chớp tấn công vào đối thủ. Bảo Ngọc tức thời ra đoàn với chiêu Kim Kê Độc Lập chống trả nhanh như chớp phản đòn ra chiêu Kim Ô chuyển lực, hai tay nhanh như tia chớp đấm vào mặt Kim Thanh. Kim Thanh nhanh chóng dùng chiêu Mãnh Hổ Hạ sang tung người lên cao, quay người trở xuống song cước đá vào đối thủ, Bảo Ngọc kinh hãi, lạng người né đòn, dùng chiêu Tảo Địa Hoành Thiên đá vào chân phải Kim Thanh. Kim Thanh bình tỉnh dùng chiêu Phi Thân Hồ Ly xoay người nhanh như chớp bất ngờ phi người lên đánh vào thượng, trung, hạ, đánh vào mặt, vào ngực, vào bụng của Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nào chịu kém ra đòn chống trả. Hai bên ra chiêu  biến chiêu thật tài tình, ra đoàn thần tốc khá chính xác đấu nhau hơn mười hiệp bất phân thắng bại. Quý Nhân khi ấy tập trung theo dõi cuộc đấu giữa Bảo Ngọc với Kim Thanh đến xuất thần Lão Gia Nô cố ý xem tài phán đoán của Quý Nhân bằng hỏi ai sẽ thắng. Quý Nhân đáp, chỉ cần năm hiệp nữa thời Bảo Ngọc sẽ bị đánh bại, lần nầy Quý Nhân nói hơi lớn có nhiều người nghe, trong đó có cả Ông Bà chủ khu dệt, cũng như Kim Cương. Kim Cương nhìn Quý Nhân mỉm cười, có người nói ngươi mà biết cái gì mà phán đoán. Quý Nhân như không nghe những lời phê phán đó chú tâm theo dõi trận đấu, rút ra những chiêu hay, kết hợp những chiêu lợi hại. Khi ấy trên võ đài đã đến hiệp thứ mười lăm bổng Kim Thanh hét lên một tiếng, thân hình duy chuyển nhanh chóng chiêu Uyên Ương song chưởng, đánh ra như tia chớp. Bảo ngọc có ý xem thường chiêu nầy dùng Đảo sơn cước chống trả, nào ngờ Kim Thanh tung người lên cao thân trên không Nhị Phong cước đá ngược xuống. Bảo Ngọc lúng túng chưa kịp ra chiêu chống đở, thời Liên Hoàn Thất Cước nhanh như chớp đá liền bảy cái. Bảo Ngọc liền bị trúng đoàn hai đá lăng cù. Tức thời tiếng hoan hô vang dậy một góc trời. Kim Cương mường rở reo lên anh hai Ca Ca thắng rồi Quý Nhân đoán không sai. Ông Bà Chủ Dệt May vui mừng khôn xiết.

Trận đấu được nghĩ xả hơi trong giây lác. Không ngờ Kim Thanh vừa ngồi nghỉ thời bệnh tim lại tái phát mặt mày tái ngắt xây xẩm. Ông Bà chủ dệt kinh hãi bệnh tim nó tái phát rồi mau lấy thuốc cho nó uống. Kim Thanh từ nhỏ đã bị bệnh tim ốm yếu luyện võ mới bớt lần vì nổ lực quá sức trận đấu vừa rồi nên bệnh tim tái phát nhờ uống thuốc trúng bệnh nên Kim Thanh hồi phục nhanh chóng nhưng không thể đấu được nữa ít nhất chữa trị mấy tháng mới hồi phục được.

Tạ Kính nói với cha con có thể thay thế Kim Thanh đấu trận cuối cùng nầy không ? Tạ Cung nói phái Võ Gia ta không có tiền lệ nầy, Thiếu Chủ phái Võ Gia không thể đấu với hàng đệ tử trong bản môn mà chỉ biểu diễn thần công mà thôi.
Bổng có người lên tiếng tôi sẽ đấu thay cho Kim Huynh tất cả những người có mặt đều đổ đồn về người mới lên tiếng. Tức thời một trận cười chế nhạo được nổi lên, loại đệ tử nhận hờ chưa nhập môm, chỉ học lén vài ba miếng võ công mà cũng đòi thi đấu với đệ nhất danh gia võ sư, đồ điên khùng không biết trời cao đất dày là gì. Tạ Kính thấy đây là cơ hội hạ nhục Quý Nhân trước mặt người đẹp Kim Cương, và cũng thể hiện ta đây là Thiếu Chủ Phái võ gia. Tạ Kính nói người chỉ cần đánh thắng một người trong đệ tử Võ Gia thời ta có thể xét lại lời nói của ngươi.

Quý Nhân nói, thật ra vị võ sư Đổ Ngũ kia võ công tuy rất cao nhưng chưa phải là đối thủ của tôi đâu.  Vì võ công của Đổ Ngũ, Tôi đã học hết rồi, lại thêm một trận cười dậy trời dậy đất, ở đâu xuất hiện ra một thằng ngố như thế, một chú hề con làm trò vui cho cuộc tỉ võ hôm nay. Kim Cương thấy Quý Nhân điên như thế thời đau lòng vô cùng định chạy tới biểu Quý Nhân không nên làm trò cười cho người ta nữa. Kim Cương vừa đứng lên thời có một bàn tay nắm lại thưa tiểu thơ hãy tin tưởng quý nhân, Kim Cương hỏi lão bá là ai, lão lễ phép trả lời lão là nô gia của Võ Gia chuyên việc nấu cơn xách nước bửa củi cho Võ Gia, lão từng chung sống với Quý Nhân hai năm. Kim Cương định hỏi nữa lão đã bỏ đi trở lại chỗ ngồi.

Tạ Kính nghe quý Nhân nói học hết võ nghệ của Đổ Ngũ nên không còn ai là đối thủ quát tháo nói, Cha Ta nghĩ người là đứa biết điều hiểu lẽ nên mới hứa mở khóa học mới, cho ngươi nhập môn, không ngờ đầu óc ngươi quá điên cuồng ngạo mạng hổn láo không biết cao thấp gì cả có ý xem thường võ công phái Võ Gia, ngươi chỉ xem qua mà học được sao. Ta phải cho ngươi một bài học để ngươi nhớ đời Tạ Kính định ra tay.

Quý Nhân nói không lẽ Thiếu Chủ định đấu với tôi ? thế thì hay quá có lẽ Thiếu Chủ mới xứng đáng là đối thủ của Tôi. Nếu được đấu với Thiếu Chủ một cách minh chính thời hay biết mấy có chết cũng không ân hận. Nghe lời nói của Quý Nhân làm Tạ Kính tức điên lên quát đồ hổn láo có nhiều người giật mình không cho Quý Nhân điên nữa, người điên không thể có lời nói thách đấu khôn khéo bình tỉnh đến như vậy.

Có người muốn xem thực hư của câu chuyện cũng như xem võ công Thiếu Chủ Võ Gia cao đến mức độ nào. Tạ Kính quay sang nói với Cha, Cha thấy rồi đó nó hổn láo thách đấu với con. Ta Cung thở dài nói con nhớ là nhẹ tay cho nó. Tạ Kính nhìn Quý Nhân nói ngươi chửng bị cái chết đi, rồi quay sang nói với Kim Cương, Kim muội thấy đó huynh không đấu với Quý Nhân thời đâu có được. Nếu có lở tay thời  Kim Muội cũng không nên oán hận huynh  Kim Cương chỉ biết  cuối đầu không nói một lời mà chỉ nhìn lão nô gia chỉ thấy lão tỉnh bơ. Để biểu diễn tài nghệ của mình Tạ Kính phi thân bay lên khán đài như một con đại bàng trước con mắt đầy thám phục của mọi người. ai nấy cũng đều hoan hô tán thưởng kinh công đạt đến thượng thừa chỉ hàng Võ Gia trên 20 năm mới làm nổi. Hơn 30 võ sư đồng thanh nói võ công Thiếu Gia quả thậthàng võ sư không ai bì nổi. Tạ Cung nói nhờ ăn quả tiết liên nên Tạ Kính đã luyện được thập bát chưởng đao pháp, bí truyền của Võ Gia.
**************


PHẦN 13

Nghe Tạ Cung nói, Tạ Kính đã luyện được Thập Bát Chưởng Đao Pháp, thời hàng Võ Gia ai nấy cũng đều kinh hãi. Vì loại võ công thượng đẳng nầy rất khó tu luyện chỉ truyền cho hàng chưởng môn mà thôi, không truyền cho hàng Võ Gia các hàng Võ Gia chỉ nghe nói chưa bao giờ được thấy. Đây là cơ hội cho hàng đệ tử Võ Gia được thấy loại võ công nầy. Tất cả hàng đệ tử Võ Gia ai cũng nghĩ rằng, Quý Nhân đã tới số chết vì dám thách đấu với Thiếu Chủ, chưởng môn nhân tương lai của Võ Gia. Quý Nhân từ từ đi đến võ đài bước chân có vẻ nặng nề chứng tỏ chưa bao giờ luyện kinh công. Ông Bà Chủ khu dệt thở dài thương cho Quý Nhân không biết trời cao đất rộng là gì. Khó mà thoát chết dưới tay của Tạ Kính. Quý Nhân bước lên khán đài chấp tay nói với Tạ Kính mong Thiếu Chủ nương tay cho. Tạ Kính không nói không rằng xử dụng ngay Kim Cang Trảo một tuyệ học trong Võ Gia nhanh như chớp chụp tới Quý Nhân kình lực tuôn ra ù ù các hàng đệ tử Võ Gia cũng như các võ sư kinh hãi, nghĩ rằng với chiêu nầy Quý Nhân chết là cái chắc. Kim Cang trảo vô cùng lợi hại ngay các võ sư cũng không thể nào chống đở nổi, huống chi một người chưa luyện võ công ngày nào như Quý Nhân. Kim Cương hồi hộp vô cùng, nào hay đâu Quý Nhân xử dụng bộ pháp nhập môn Võ Gia né tránh một cách tài tình. Nhiều người la lên với bộ pháp nhập môn mà tránh được Kim Cang Trảo tài tình quá. Tạ Kính không ngờ Quý Nhân tránh được chiêu pháp của mình cho đây là một sự may mắn. Tạ Kính tức giận vô cùng liền xử dụng một chiêu tuyệt học nữa Tý Phong Chưởng, chưởng ảnh trùng trùng phong tỏa ba bên đánh vào Quý Nhân có người nói thôi rồi mạng Quý Nhân đã hết vì trong Võ Gia ai không khiếp sợ chiêu tuyệt học nầy. Lại một lần nữa không ai có thể ngờ được. Quý Nhân dùng một chiêu giản dị bình thường nhập môn Ngọa Thế hóa giải thoát ra khỏi Tý Phong Chưởng, một cách tài tình, nhiều người la lên đó không phải là Ngọa Thế võ công nhập học của Võ Gia sao. Thế mà hóa giải được chiêu tuyệt học Tý Phong Chưởng kỳ lạ quá. Tạ Kính càng đánh càng tức giận không làm gì được Quý Nhân, Lão Nô Gia gật đầu nói đây mới đích thực võ học của Võ Gia. Quý Nhân càng đánh càng hay quyền pháp mỗi lúc mỗi biến hóa lạ kỳ, ai nấy như muốn nín thở sững sốt trước những tinh hoa võ học. Các võ sư nhìn những chiêu pháp Quý Nhân đang xữ dụng, toàn là những chiêu thức các võ sư thi đấu. Quý Nhân xử dụng các chiêu thức ấy khéo léo biến ảo vô cùng. Không nói Quý Nhân mới chính là bậc thầy của họ. Giờ đây các võ sư mới nhận thấy võ học của họ đã bị Quý Nhân học hết, mà còn xử dụng ra chiêu kỳ ảo hơn họ nữa là khác. Đổ Ngũ đến lúc nầy mới thật sự biết mình không phải là đối thủ của Quý Nhân. Trên khán đài Tạ Kính quát ngươi cứ giỏi né tránh thử tấn công vào ta mới đáng mặt anh hùng. Quý hét xem đây với chiêu Hồng Tâm Xạ Trận Quý Nhân đấm vào mặt Tạ Kính. Tạ Kính xem thường dùng Đảo Sơn Thế chống trả. Không ngờ từ chiêu Xạ Trận chuyển hóa thành chiêu Tiên Nữ Hạ Phàm Quý Nhân ra đòn nhanh như chớp kết hợp khéo léo thủ pháp cũng  như Quyền pháp. Tạ Kính bị Quý Nhân đánh trúng liền một đấm, tiếng hoan hô vổ tay lại nổi lên có người nói kết hợp chiêu thức hay quá. Nói về Kim Cương không còn ngồi được nữa đứng dậy vổ tay tán thưởng liên tục đánh hay lắm, đánh hay lắm.  Lời khen của Kim Cương đối với Quý Nhân làm Tạ Kính tức điên lên tấn công tới tấp vào Quý Nhân. Các Võ Gia, võ sư quá bất ngờ trước tài năng hi hửu nầy. Sự kết hợp khéo léo các chiêu pháp trở thành Võ Học mới lạ không phải Võ Học của Võ Gia nữa điều nầy đã làm cho Tạ Cung tái mặt. Phái Võ Gia phải mờ nhạc trước con người nầy.

Tạ Kính càng đánh càng lếp vế, xử dụng toàn những chiêu tuyệt học Hổ Nhập Lâm, Đại Bàng Vượt Mây, Hoàng Lâm Nhập Hải, Phích Lôi Thượng Thiên, Đại Bàng Sát Thủ, đánh tới tấp kình phong tuôn ra ù ù quyền pháp lợi hại vô cùng, các võ sư giờ đây mới biết võ học của mình còn kém quá xa với võ học Tạ Kính. Cũng như võ học của Quý Nhân. Tạ Kính hét lên một tiếng. Xử dụng chiêu Chấn Cước Tam Chưởng, hai cánh tay Tạ Kính biến ảo kỳ lạ, Quý Nhân hơi bất ngờ trúng ngay một chưởng, tiếng vổ tay lại nổi lên vang dậy chiêu pháp hay quá. Tạ Kính đánh trúng Quý Nhân một chưởng khí thế hừng hực nổi lên chưởng phong đánh ra tới tấp. Dồn ép Quý Nhân vào một góc khán đài. Quý Nhân hét lên một tiếng xử dụng chiêu Liên Hoàn Bửa Củi không phải là chiêu pháp của Võ Gia. Tạ Kính thấy chiêu pháp quái lạ chưa biết phải chống đở như thế nào thời bị Quý Nhân đánh trúng liền bảy tám cái Tạ Kính lão đảo như muốn ngã xuống sàn đấu, ai nấy cũng đều kinh hãi trước chiêu pháp kỳ lạ như vậy. Tạ Kính máu huyết đảo lộn như muốn trào ra đứng không muốn vững. Tạ Cung đứng phất dậy liền lấy viên thuốc quý hiếm của Võ Gia sai người đưa đến cho Thiếu Chủ uống. Tất cả những người có mặt trong Võ Gia không ai là không kinh hãi. Tạ Kính nhờ viên Thần Đan nên  hồi phục trở lại nhanh chóng. Đến lúc nầy Tạ Kính mới thật sự kinh hãi đối với Quý Nhân. Tạ Kính hỏi ngươi mới vừa xữ dụng chiêu pháp gì ?

Quý Nhân nói đó là chiêu liên hoàn bửa củi. Tạ Kính nghe xong lấy làm kinh hãi nói bửa củi mà cũng có chiêu pháp sao ?  Quý Nhân nói đúng vậy bửa củi cũng chính là một trong những phương pháp luyện võ công. Những người có mặt trong võ hội không khỏi lấy làm kinh dị. Kim Cương lẩm bẩm bửa củi mà cũng luyện được võ công cao đến như thế sao. Tạ Kính hỏi không lẽ ngươi cũng đã nghiêng cứu ra chiêu xách nước, chiêu nấu cơm ?

Quý Nhân nói đúng vậy Tạ Thiếu Chủ chửng bị mà chống đở. Tạ Kính nói bửa nay ta quyết hạ gục ngươi trừ đi hậu họa ta với ngươi chỉ có một người sống. Quý Nhân nói cứ dở hết tài năng ra đi, tôi có chết dưới tay thiếu chủ cũng không lấy gì làm ân hận. Kim Cương đến lúc nầy mới nhìn ra chân tướng của Quý Nhân, tự nói một mình thì ra Quý Nhân Ca là một con Rồng võ học trong loài người. Đã là Rồng thời ai làm gì được Quý Ca nào, Nàng khinh bỉ tính cách tiểu nhơn của Tạ Kính. Kim Cương nhìn Quý Nhân như một người hùng anh dũng hiên ngang trên võ đài Anh Hoa phát tiết sáng ngời, còn Tạ Kính chỉ là một kẻ tiểu nhân không đáng để nàng quan tâm. Kim Cương nghĩ Quý Nhân Ca đã trưởng thành rồi. Nam Tử Hán trong thiên hạ. Khi ấy trên võ đài Tạ Kính nói trước khi chết ngươi có trăn trối gì lại không. Kim Cương nghe Tạ kính quyết giết Quý Nhân thời kinh hãi liền đến bên Kim Thanh hỏi Ca Ca Tạ Kính định giết chết Quý Nhân Thiệt sao ?

Nói về Kim Thanh theo dõi trận đấu của Quý nhân với Tạ Kính mới biết mình chỉ là con đom đốm trong võ học, khổ luyện hơn năm năm không bằng Quý Nhân chỉ cần nhìn người ta thi đấu, cũng hơn hẳn mình gấp hàng chục lần. Quý Nhân quả là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trong tương lai người nầy sẽ trở thành đệ nhất tôn sư võ học. Kim Thanh nói ai chết nào ai biết trước được, muội không thấy đó sao Quý Nhân nào phải con người dễ đối phó. E rằng Tạ Kính bị đánh chết không chừng.

Nói về Tạ Kính trên khán đài bổng bộ mặt trở nên khác thường sát khí ngùn ngụt. Lão Gia Nô lẩm bẩm không ngờ Thiếu Chủ Gia cũng đã luyện được Thập Bát Chưởng Đao Pháp. Thế thì nguy cho Quý Nhân. Tạ Kính quát lên một tiếng toàn thân Tạ Kính phát ra một luồn kình lực kỳ lạ, các vị Võ Gia kinh hãi Thiếu Chủ Gia đã luyện được Thập Bát Chưởng Đao Pháp, tuyệt học của Võ Gia, nhìn cách xuất chiêu hết sức kỳ lạ. Không Ngờ Thiếu Chủ Gia tuổi còn rất trẻ mà đã luyện được võ công thượng thừa nầy. Quý Nhân cũng biết Tạ Kính sắp xử dụng tuyệt học của Võ Gia nên hết sức chú tâm đối phó. Người Ta nhìn thấy Tạ Kính phi thân bay lên cao như con giao long lượn mình tấn công con mồi dùng chiêu Thái Cực Chưởng đánh xuống. Quý Nhân biết mình không chốn đở nổi dùng thân pháp để né tránh ầm một tiếng võ đài sàng đấu bị thủng một lỗ, ai nấy đều kinh hoãng. Tạ Kính vừa chạm chân xuống đất. Thời Liêu Chưởng, Băng Chưởng, Âm Chưởng đánh tới chưởng phong cuồn cuộn hai bàn tay Tạ Kính như Ma Quỉ biến ảo kỳ lạ. Các Võ Gia say sưa ráng nhìn kỷ những tuyệt học nầy.  Quý Nhân vừa né tránh vừa để hết tâm xem coi. Thấy chưởng pháp, chưởng quyền, chưởng thế, vô cùng ão diệu, chưởng phong quyền pháp lợi hại vô cùng. Người ta nhìn thấy Quý Nhân xử dụng một thân pháp vô cùng kỳ lạ lúc bên đông lúc bên tây Tạ Cung dưới khán đài cũng phải kinh hãi. Từ Khi Quý Nhân xem trận đấu của các võ sư thấy bước duy chuyển của mỗi võ sư mỗi người một khác liền nghiêng cứu chế ra một bộ pháp Mê Tung Quỷ Ảnh Bộ Pháp. Quý Nhân xử dụng mỗi lúc một thuần thục thân hình càng lúc biến hiện như Quỉ Ma. Tạ Kính thi tiển hết mười lăm chiêu tuyệt học Thập Bát Chưởng Đao Pháp mà chưa hạ gục được quý Nhân thời lấy làm kinh hãi. Tạ Kính nghĩ chỉ còn có ba chiêu nữa mà không hạ gục được thằng nầy thời không còn mặt mủi gì nữa chỉ còn cách tự sát mà thôi, bằng kết hợp ba chiêu cuối cùng chưởng phong gào thét, chưởng pháp trùng trùng Tạ Kính quyết giết chết Quý Nhân trong ba chiêu cuối cùng nấy nên tâm ý hợp theo chưởng pháp. Quý Nhân tối tăm mặt mày không biết đâu mà chống đở chỉ còn nắm mắt chờ chết, thời nghe ầm ầm đùng đùng đinh tai nhứt óc Kim Cương như muốn ngất xỉu.
**************

PHẦN 14

Nói về  Kim Cương nhìn thấy Quý Nhân không hóa giải được chưởng phong của Tạ Kính nhắm mắt chờ chết thời điếng cả hồn, lại nghe ầm ầm đùng đùng đinh tai nhứt óc Kim Cương như muốn ngất xỉu.
Bổng Nghe Tạ kính la lớn sao cha lại cứu nó. Quý Nhân thoát chết quỳ lạy Tạ Cung.
Tạ Cung nói ngươi hãy đi đi. Đi thật xa ra khỏi Thái Châu càng tốt, Vì Tạ Cung biết thế nào con lão cũng giết chết Quý Nhân vì Quý Nhân sống thời con lão phải chết, vì thế Quý Nhân khó mà sống được.
Quý Nhân cũng đã tỉnh ngộ, Quý Nhân biết mình không thể ở lại, Huyện Chân Chim, Thái Châu nầy được nữa, quay nhìn sang Kim Cương lần cuối phi thân xuống khán đài lao vút biến mất. Đến lúc nầy lão Nô Gia mới thở phào nhẹ nhổm con Rồng đã về biển, con Hổ đả về rừng. Ta Cung nhìn theo Quý Nhân nói lẩm bẩm mong về sau tha chết cho con lão. Nói về Quý Nhân phi thân ra khỏi Võ Gia trở về nhà nói lại tất cả với Mẹ.  Phúc Bà nói con cứ ra đi Mẹ vẩn còn sức khỏe tốt, hơn nữa Ông Chủ Bà Chủ dệt  đối đải với Mẹ rất tốt, con yên tâm mà ra đi gầy dựng tương lai của mình. Phúc Bà lấy ra năm lượng bạc nói con cầm lấy mà tiêu, Quý Nhân nói con có đôi tay khỏe mạnh Mẹ đừng lo. Mẹ cứ giữ lại số bạc mà hậu thân. Quý Nhân thắp hương cho Cha, Lạy Phúc Bà rồi ra đi. Quý Nhân ra khỏi Huyện Chân Chim, trên bước đường ra khỏi Thái Châu. Quý Nhân thấy lòng mình nhẹ nhổm, dù  trên bước đường phiêu lưu vô định.
Bao la trời đất mênh mông
Bước chân vạn dặm tương lai mịt mù
Nghĩ đời càng nghĩ càng buồn
Trò đời lắm cảnh phủ phàng đắng cay
Hai năm bửa củi nấu cơm
Trở thành  công cốc còn tuôn lệ dài
Cạn nhân , cạn nghĩa , cạn tình
Thôi thời mình lại tự mình lập thân.

Quý Nhân bước những bước chân vô định, vừa ra khỏi Thái Châu. Quý Nhân đi qua những vùng quê nghèo khổ, trong khi những cánh đồng mênh mông. Nhưng lại bỏ hoang quá nhiều. Còn đất đai bị cỏ tranh phủ khắp. Quý Nhân ghé vào một tiểu quán kêu một đĩa cơm đạm bạc ra ăn. Ăn xong Quý Nhân hỏi sao vùng nầy dân chúng lại nghèo như vậy ? Tiểu quán thưa các hạ từ xa đến đây nên không biết đó thôi. Nếu có làm ra lúa gạo, ngô bắp, thời mùa mưa đến cũng bị ước hư hết, lại bị nước cuốn trôi, nên làm đủ ăn, nếu làm dư ra thời cũng bán đổ bán tháo, lỗ công. Tiểu quán nói, công tử thấy đó tiểu quán nầy cũng đã có nhiều chỗ dột những chẳng biết lấy gì để lợp. Lá lợp nhà mua đắc lắm hoạc phải đi xa mới có. Quý Nhân vét óc suy nghĩ muốn giãi phóng cái đói cái nghèo thời phải biết phát huy nguồn lợi tìm năng sẳn có của chính quê hương mình. Lòng thôi thúc muốn giải phóng cái đói cái nghèo cho dân Quý Nhân đi khảo sát khắp nơi ngoài cỏ tranh mọc khắp nơi thời không còn lá gì để lợp nhà được. Nhìn những mạch nước ngầm quanh năm suốt tháng chảy xuống những cánh đồng phải nói là làm giàu dễ như không, thế mà dân chúng cứ chịu mãi cảnh đói nghèo. Quý Nhân thấy loài chim dồng dộc nơ cỏ tranh đan tổ khéo léo vô cùng, quý nhân rứt một chiếc tổ xuống xem thấy cỏ tranh rất chắc chịu đựng được sự nắng mưa lâu mục. Quý Nhân liền đến dùng cỏ tranh để lợp nhà, nhưng làm cách nào đây. Quý Nhân đến một gốc cây ngồi vét óc suy nghĩ bổng ngủ thiếp đi lúc nào không hay liền thấy mình lạc đến một non cao có hai vị Tiên đang đánh cờ, đưới ngôi nhà tranh hai vị tiên đánh cờ say sưa không hề hay biết có người đến bổng thấy vị Tiên áo vàng sắp thua vị Tiên  áo xanh.

Quý Nhân nói với người áo vàng đi nước nầy tức thời nước cờ liền trở ngược, quân xanh bị bao vây không lối thoát. Hai vị Tiên dừng cuộc chơi nói công tử quả là kỳ nhân trong thiên hạ, vị tiên áo vàng liền rút trong mình ra một quyển sách nói đây là tiên thiên bí lục thần công, nay ta trao cho công tử nghiêng cứu võ học đem tài năng phục vụ cho đời. Vị Tiên áo xanh rút ra một quyển sách nói về cách làm nhà sàng chống lũ, cũng như cách kết cấu bệnh thành những tấm tranh để lợp nhà, chống mưa chống nắng bảo quản lúa gạo, ngô, bắp, củ, khoai, được lâu dài, hai vị tiên ông trao hai quyển sách xong thời biến mất.

Quý Nhân tỉnh dậy, nghĩ lại giất mơ thời thấy trước mặt mình có hai quyển sách thật. Quý Nhân thấy một cuốn đề là Tiên Thiên Bí Lục, một cuốn sách nói về Kĩ năng, tài năng về kĩ thuật đánh tranh, kĩ thuật làm sàng chống lũ, kĩ thuật phơi khô nông sản bảo quản lâu dài.  Quý Nhân mừng quá, trở về ngôi quán nói lên nguyện vọng của mình Tiểu Quán mừng quá nói nếu công tử quả thật có tài năng như vậy, thời tôi sẳng lòng phục vục những gì công tử cần, Quý Nhân theo  kinh sách chặt tre chẻ hôm, cắt cỏ tranh phơi cỏ tranh, chẻ lạc cột tập trung nghiêng cứu làm theo lời chỉ dẫn trong sách. Cuối cùng cũng ra được thành phẩm là những tấm tranh thật đẹp, chủ quán xách tấm tranh lên mừng rở nói quả là không thể nào tưởng tượng được từ nay không còn lợp nhà bằng lá nữa mà lợp nhà bằng tranh, muốn mấy có mấy không cần phải tìm kiếm đâu xa.

Một hôm Quý Nhân nói với chủ quán hãy thông báo với tất cả bà con làng xã  muốn có lá để lợp nhà thời đến đây. Chủ Quán tức thời đi thông tin khắp làng xã ai muốn có lá lợp nhà thời đến tiểu quán của tôi. Bà con Làng trên Xốm dưới khắp nơi kéo đến tiểu quán cả hàng trăm người. Họ không thấy lá đâu cả mà chỉ thấy một đống tranh thật lớn, mấy chục bó cỏ tranh phơi khô, mấy chục bó hôm bằng tre, mấy chục bó lạt lớn lạt nhỏ. Bà con có người hỏi tiểu quán, lá lợp nhà ở đâu sao không thấy ?   Tiểu quán nói bà con ráng chờ một tí vị Kỳ Nhân tráng sĩ sẽ về đến ngay. Lời nói Tiểu Quán chưa được bao lâu thời bà con Làng Xốm nói kìa ai mà mạnh khủng khiếp đến thế vác hơn mấy chục cây tre. Tức thời hàng trăm người nhìn theo hướng người đã thấy. Ai nấy cũng đều sững sốt thấy một người  thanh niên trai trẻ vác một lần mấy chục cây tre ai cũng kinh hoàng khiếp vía. Khi Quý Nhân đến nơi ai nấy cũng đều trằm trồ vì trước mắt họ là một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú vô cùng, mặt mày sáng như gương, nhất là đôi mắt như hai vì sao.  

Họ thấy Quý Nhân vác hơn mấy chục cây tre mà chẳng lấy làm gì là mệt cả bà con ai cũng nghĩ Quý Nhân là người trời nên hết lòng thành kính. Quý Nhân hất nhẹ mấy chục cây tre xuống đất, chấp tay chào bà con dân chúng Quý Nhân nhìn bà con dân chúng nghèo khổ, phần nhiều là không có bạc để mua lá lợp nhà, dột lên dột xuống đến mùa mưa thời ước như chuộc lột. Lúa thóc ước sạch, dẫn đến cái nghèo triền  miên.

Quý Nhân nói  thưa bà con chúng ta từ nay không cần dùng lá để lợp nhà, thay thế lợp nhà bằng thứ khác, không những bền hơn lợp lá mà còn chống được mưa bão, chúng ta muốn mấy có mấy, không cần tìm  kiếm đâu xa, Quý Nhân chỉ đống tranh to lớn nói trong đó là những tấm tranh đã đánh sẳn, bà con hãy đến gỡ từng tấm ra mà xem.Bà con dân chúng thi nhau gỡ những những tấm tranh mà Quý Nhân đã đánh sẳn để đó. Ai nấy đều nhìn say sưa có người thốt lên tài quá, khéo quá. Tất cả đều vui mừng reo hò, chúng ta hết khổ rồi, bà con ơi chúng ta hết khổ rồi.

Quý Nhân cầm tấm tranh lên nói đây là những tấm tranh để lợp nhà. Không những che mưa che nắng rất tốt, mà còn bềnh lâu hơn lợp lá rất nhiều. Bà con khỏi cần tốn bạc để mua, chỉ cần chịu khó một chút là chúng ta có tranh lợp nhà ngay có người không kìm nổi sự vui mừng la lớn. Cảm ơn Trời Đất, Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ cho người đến cứu khổ cứu nạn chúng con. Quý Nhân nói bà con hãy phá cái quán nầy đi, chúng ta làm lại cái quán mới trong chốc lác, khang trang sạch đẹp hơn. Bà Con Dân chúng nhìn Tiểu Quán. Tiểu Quán nói cứ làm theo lời dạy của Kỳ Nhân Tráng Sĩ. Thế là mỗi người một tay phá tiểu quán củ, dựng lên quán mới Quý Nhân chỉ bày cách làm mè làm rui, xuôi rui  mè dọc, thanh rui thưa, thanh mè dày để nân đở tấm tranh. Quý Nhân chỉ cách lợp cho đẹp. Lợp cho đúng kỷ thuật. Với số đông mỗi người một tay chỉ trong chốc lác là lợp xong nhà quán rộng lớn gấp ba lần trước kia, Quý Nhân lại chỉ cho dân chúng hớt mái tranh, làm những tấm phên dừng,  dừng xung quanh nhà. Bà con dân chúng nhìn ngôi nhà quán mới làm rộng rãi đẹp vô cùng, họ cứ mãi trằm trồ khen ngợi. Quý Nhân lại giảng dạy cách làm chòi gác sát bên nhà để chất lúa chất ngô, chất khoai, nói chung là các thứ nông sản không cho mùa lụt đến trôi đi. Còn những nhà giàu có thời gánh đất đổ nền nhà cho cao hơn mực nước lụt. Từ đó dân chúng thi nhau làm ruộng, thi nhau làm nhà tranh, thi nhau canh tác. Nhà tranh mọc lên khang trang sạch đẹp.
Quê hương nay đã đổi đời
Nhà tranh vách đất thoát nghèo khang trang
Ruộng đồng xanh tắp bạt ngàn
Trăng quê cũng phải ngỡ ngàng đổi thay
Phần đông nhà tới ba giang
Nhà trên nhà dưới đàng hoàng biết bao
Lúa ngô phơi chật đầy sân
Sắn, khoai, từng đống giàu lên từng ngày
Gió quê về đến Xốm Làng
Để nghe tiếng hát ngập tràn ấm no
Mây nhìn từng nóc nhà tranh
Thấp, cao, lúm xúm, xa gần, gần xa
Người chi mà lắm tài ba
Giúp dân thoát khổ vượt qua đói nghèo
Nổi danh hiệp nghĩa lẫy lừng
Tiếng thơm lan tỏa khắp cùng nước non.

Quý Nhân không những truyền dạy cho người dân biết cách làm nhà tranh, làm nhà chống lũ. Mà còn truyền dạy cho dân chúng những câu hò câu hát, hát trong lúc làm nhà cũng như lao động sản xuất, ngoài đồng ruộng, cũng như những đêm trăng giả gạo, làm cho cuộc sống người dân chúng thêm phần phong phú vui tươi hạnh phúc những câu hò câu hát du dương khắp làng quê.
Hò hơ ơi hò
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang ta hố hò khoang
Muốn cho đời sống đi lên
Phát huy nội lực còn thêm học nghề
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tính tang
Con Gà chẻ lạc quăng tranh.
Con Cu dựng cột, còn thêm dựng kèo
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Hò hơ ơi hò
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Con Heo hôm chẻ, đánh tranh
Con Mèo nối kết, đồng dông, cột, kèo
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Con Trâu làm rui, làm mè
Con Bò chung sức làm nhà cho nhanh
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Hò hơ ơi hò
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Chó thời ra sức cắt tranh
Vịt, Gà, Dê, Ngổng, chung tay góp phần
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang
Trời sanh vạn vật khắp nơi
Chỉ cần kết hợp, đổi đời khó chi
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Hò hơ ơi hò
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Nhà chòi chống lũ bình yên
Nền cao chống lũ càng thêm vững bền
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Nông sản ta chất lên trên
Lụt về ta ngủ bình yên sợ gì
Tre Làng cùng khắp thiếu chi
Chặt về  nhà dựng lo gì nắng mưa
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Hò hơ ơi hò
Ba lý tâm tình mà nghe, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Thi đua lao động vươn lên
Đổi thay cuộc sống làm nên sang giàu
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang, ta hố hò khoang.

Nói về Quý  Nhân tiếng tăm lừng lẫy, kẻ xa người gần tìm đến càng về sau càng đông, kẻ cho thứ nầy người biếu thứ kia làm cho bận rộn tiếp khách suốt ngày.

Đây nói về Huyện Giang Hạ có rất nhiều gia đình giàu có, trong đó có một Phú Ông giàu có nhất nhà cao cửa rộng nghe đồn ở Huyện Giang Tây dân chúng lợp nhà thay tranh bằng lá, giá thành rất rẻ, nhưng lại bền đẹp hơn lợp lá nhiều. Phú Ông, cũng như các nhà giàu có ở Huyện giang Hạ cho người đến Huyện Giang Tây xem thực hư thế nào. Người nhà trở về ca ngợi không hết lời nào là lợp tranh rất đẹp, nào là lợp tranh rất bền, nào là hạn chế được gió to bão lớn gây ra, nào là giá thành rất rẻ hơn lá gấp mười lần. Thế là Phú Ông, cũng như các gia đình giàu có ở Huyện Giang Hạ cho người đến Huyện Giang Tây đặc mua thật nhiều những tấm tranh đã được đánh sẳn. Chở về để lợp, lợp xong hết sở nhà của Phú Ông, Phú Ông thấy đẹp mắt quá, mái tranh hớt thẳng tắp, bước vào trong nhà thấy mát mẻ hơn lợp lá nhiều. Phú Ông tính tới tính lui lợi hơn 30 lượng bạc và ông đem 30 lượng bạc đó biếu cho Quý Nhân, Phú Ông nghe nói Quý Nhân còn rất trẻ khôi ngô tuấn tú vô cùng, nên Phú Ông dẫn theo con gái út, tên là Út Hiền. Nói về Quý Nhân thấy ngày nào cũng có đông người đến thăm biết là không ở đây được nữa sắp ra đi, thời có một xe ngựa đến từ trên xe bước xuống là một Phú Ông cùng cô gái cũng khá xinh đẹp. Tiểu Quán nói nhỏ với Quý Nhân, chỉ thấy Quý Nhân gật đầu rồi bước tới trước Phú Ông thi lễ vãn Bối là Quý Nhân xin ra mắt đại Phú Ông, Quý Nhân lại chấp tay hướng về cô gái, xin chào Cô Chủ. Út Hiền vừa nhìn thấy Quý Nhân như bị hút hồn mê đắm ngay, cô nói không ra lời chỉ ấp a ấp úng.
**************


PHẦN 15

Đây nói về Tiên Sanh ở Huyện Giang Tô, Phố thuận kiều, cha mất. Nhờ mẹ là Bà Hiền, đến gặp Ông Chủ quán Tấn Tài Nhờ Ông Chủ quán giới thiệu giúp đở Tiên Sanh đi theo thương đoàn, thương buôn ở Hợp Phố, thường đi ngang qua Phố Thuận Kiều. Trưởng đoàn thương buôn là Tiến Phát khoảng độ 40 tuổi võ nghệ cao cường, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Tiên Sanh ham mộ từ lâu, Ông Chủ quán Tấn Tài nhận lời hứa giúp đở.

Một hôm thương đoàn Tiến Phát đến Phố Thuận Kiều dừng nghĩ ghé vào nhà trọ Ông Chủ quán Tấn Tài tầm cở lớn nhất ở Phố Thuận Kiều món ngon vật lạ gì cũng có. Ông Chủ quán Tấn Tài vừa nhìn thấy Tiến Phát thời vồn vã niềm nở chào hỏi có vẻ thân thiện lắm quý mến lắm khác hơn mội khi. Tiến Phát thấy vậy cười ha hả nói có lẽ Ông Chủ quán muốn đổi đời giàu lên kết xù nên bửa nay niềm nở có khác, đã là Tấn Tài còn thêm Tiến Phát thời còn gì hay bằng muốn ăn nên làm ra đây. Ông Chủ quán cười vui vẻ nói đã là Tấn Tài mà thiếu Tiến Phát thời khó mà giàu lắm, làm ăn phát đạt cũng nhờ bốn chữ Tấn Tài Tiến Phát xưa nay vẩn là thế mà. Nhìn thấy chủ quán bưng dọn lên toàn là cao lương mỹ vị Tiến Phát ngạc nhiên hỏi tôi nào có kêu những món nầy Ông Chủ quán Tấn Tài nói bửa nay tôi đãi. Tiến Phát chủ đoàn thương buôn, hết ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, nhưng rồi cũng nghĩ ra là Ông Chủ quán có điều cần nhờ mình. Nhưng cần nhờ việc gì thời chưa rõ.

Tiến Phát Ông Chủ đoàn thương buôn đã trải qua nhiều kinh nghiệm không những là tay sành điệu về ăn uống, mà còn là hiểu dụng ý người tiếp xúc với mình rất tài liền hỏi Ông Chủ Tấn Tài muốn nhờ Tiến Phát giúp chuyện gì thời nói ra đi thời Tiến Phát tôi mới nuốt trôi những thứ cao lương mỹ vị  nầy. Tấn Tài nói thật ra tôi có một người cháu muốn đi theo thương đoàn Tiến Phát trước thời kiếm cơm ăn sau học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Tiến Phát nói tưởng chuyện gì chứ chuyện đó thời quá dễ vì tôi cũng đang cần người. Nhưng thằng cháu Tấn Tài Ông Chủ có chịu khó đi đây đi đó dầm mưa dãi nắng không nghề thương buôn vận chuyển không những gian khổ gian lao vất vả mà còn nhiều nguy hiểm khi gặp phải bọn cướp lớn. Nghe Tiến Phát nói thế Tấn Tài hơi khựng lại một lác, nhưng rồi cũng nói không sao đâu thằng cháu tôi nó chịu khó lắm nói đến nghề nghiệp sanh sống thời nghề nghiệp nào không vất vả. Để tôi gọi nó đến ra mắt Ông Chủ thương đoàn, Tấn Tài chủ quán liền cho người gọi Tiên Sanh đến.

Tiến Phát ăn xong ngồi uống nước không bao lâu thời Tiên Sanh đến. Tấn Tài dắt tay Tiên Sanh đến trước mặt Ông Chủ thương đoàn giới thiệu đây là Tiến Phát Ông Chủ thương đoàn mà con muốn đi theo. Tiên Sanh rất thông minh lanh lợi liền quỳ lạy Tiến Phát thưa rằng,  con là Tiên Sanh từ lâu ham mộ thương đoàn của Ông Chủ, nên mơ ước theo thương đoàn Ông Chủ làm việc học hỏi, xin Ông Chủ thu nhận cho. Tiến Phát vừa nhìn thấy Tiên Sanh thời ưa thích ngay không những Tiên Sanh trông có vẻ khỏe mạnh, mà còn khôi ngô tuấn tú nhất là hai con mắt sáng ngời điều ấy đã nói lên con người nầy không những giàu nghị lực mà còn thông minh khác thường. Lại nhìn thấy Tiên Sanh có lễ phép, khéo ăn nói, ưng bụng mười phần ưng hết mười liền đở Tiên Sanh dậy nói đi theo nghề thương buôn bôn ba khắp nơi gian khổ lắm. Tiên Sanh nói có gian khổ mới thành thân hơn nữa một ngày đi đàng học một tràng khôn.

Từ đó Tiên Sanh đi theo hầu hạ Tiến Phát trông coi thương đoàn đi hết nơi nầy đến nơi khác. Đi qua không biết bao nhiêu Đô Thị, Thị Trấn, Châu, Quận, Huyện, Làng, Xã. Tiên Sanh thấy sự phát triển xã hội có sự ngăn cách lớn quá, nơi quá giàu, nơi quá nghèo nguyên nhân gút mắt ở đâu, có cách gì tháo gỡ được không. Khi thương đoàn đi qua những Huyện nghèo thời Tiên sanh nói với Trưởng đoàn Tiến Phát thưa thúc phụ, con muốn nghiêng cứu tình hình dân chúng ở đây sao mà họ nghèo như vậy, trong khi đất đai phì nhiêu, ruộng đồng mênh mông, đáng lý ra nơi đây giàu lên mới phải. Trưởng đoàn thương buôn Tiến Phát rất tin tưởng ở tài trí Tiên Sanh vì từ ngày Tiên Sanh theo thương đoàn thời thương đoàn phát triển rất mạnh luôn luôn mở mang sự cung cầu, chan hòa đa dạng hàng hóa đêm chỗ thừa cung cấp cho chỗ thiếu phục vụ khắp các miền đất nước, từ Thị Trấn đến các vùng miền nông thôn. Thương Đoàn Tiến Phát nhờ thế giàu lên nhanh chóng. Được lòng tin lớn Ông Chủ Tiến Phát, nên Tiên Sanh đề đạt ra điều gì thời Ông Chủ Tiến Phát đồng ý ngay. Tiên Sanh một mình tìm hiểu các huyện nghèo, cuối cùng cũng phát hiện tìm ra nguyên nhân là do bảo thủ mãi sự lạc hậu tư liệu phương tiện sản xuất nên chậm phát triển dẫn đến cái nghèo. Tiên Sanh đến các trưởng Làng, Trưởng Xã, thông qua các quan Huyện là thay đổi cơ cấu sản xuất, những dụng cụ sản xuất thô sơ lạc hậu bải bỏ thay thế vào đó là những dụng cụ sản xuất tân tiến, cũng như chuyển đổi hạt giống chọn những hạt giống cho năng xuất cao,  sự chu cấp những thứ ấy do thương đoàn Tiến Phát  đầu tư hai bên cùng có lợi, khi dân chúng làm trúng mùa bán cho thương đoàn Tiến Phát cũng như sự trả góp không gây khó khăn cho bà con nghèo giàu gì cũng chuyển đổi được.

Sự tính toán Tiên Sanh không sai, khi dân chúng thay đổi công cụ phương tiện sản xuất tân tiến, cũng như chuyển đổi hạt giống có chất lượng,  dân chúng ở những Huyện nghèo liền trúng mùa to, lúa, bắp, ngô, khoai, củ, quả, dư thừa ăn không hết có vô số gia đình chuyển sang ngành chăn nuôi, vì lúa thóc, ngô, củ, quả, dồi dào các Quận Huyện xưa nay nghèo xơ xác nay giàu lên thấy rõ. Tiên Sanh không những phục vụ cung cầu chuyển đổi phương tiện sản xuất tân tiến. Chuyển đổi hạt giống, loại bỏ những giống thái hóa, xử dụng những giống có chất lượng cao. Mà Còn truyền dạy câu hò câu lý kích động tinh thần lao động, tăng gia sản xuất. Làm cho dân chúng phấn chấn  trong lúc hội hè, cũng như trong lúc lao động tăng gia sản xuất. Nhất là trên những dòng sông thường nghe tiếng hát câu hò đối đáp giữa nam và nữ khắp Làng khắp xã vui tươi du dương vô cùng.
Tình tang, tang tính tình tang, ý a a ý à y
Làm giàu nào phải khó chi
ý a a ý bỏ đi lỗi thời
Tang tình tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang
Ta hố hò khoang
Phương tiện lạc hậu bỏ rồi
Thế thay tân tiến cuộc đời lên hương
Tính tang, tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang ta hố hò khoang
Ý  a a ý à y
Sản xuất lạc hậu bỏ đi
Chuyển đổi sản xuất sợ chi đói nghèo
Tính tang tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Ý a a ý à y
Văn minh sản xuất đổi đời
Thoát nghèo thoát cả hết rồi lầm thang
Tính tang tang tính tình tang, ta hò ta lý tính tang, ta hố hò khoang
Ý a a ý à y
Hạt giống cần phải đổi thay
Ý a a ý  trắng tay cũng giàu
Tang tình tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Ý a a ý à y
Đổi luôn phương thức cày bừa
Trâu, Bò thay thế sức người mới cao
Ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang ta lý tình tang
Ý a a ý à y
Văn minh cày cấy ngựa xe
Chở chuyên  chuyên chở thế thay con người
Tang tình tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang
Ý a a ý à y
Sắn, Ngô, Lúa, Nếp  đầy nhà
Cũng nhờ giống mới đổi đời ấm no
Ta hò ta lý tình tang, tang tính tình tang, ta hố hò khoang
Ý a a ý à y
Chuyên cần trời đải trời cho
Cùng nhau vượt khó giàu lên mấy hồi
Cung cầu trao đổi kịp thời
Ý a a ý  thoát nghèo khó chi
Tang tình tang tính tình tang, ta hò ta lý tình tang, ta hố hò khoang, ta lý tình tang.

Điệu lý câu hò đi vào cuộc sống làm cho người dân quên đi bao nổi nhọc nhằn, cọng thêm nhờ chuyển đổi phương tiện sản xuất. Chuyển đổi hạt giống đêm lại sự no cơm ấm áo. Thương Đoàn Tiến Phát vì thế mà nổi tiếng như cồn. Phần lớn nhờ Tiên Sanh hiến kế thay đổi nếp sống sản xuất lạc hậu của dân, làm cho đời sống của dân thoát nghèo tiến lên làm giàu danh tiếng lẫy lừng, trở thành thương đoàn đại phát. Ông Chủ Tiến Phát trở nên giàu có vô cùng. Xây dựng lên khu biệt thự ở Hợp Phố. Ông Chủ Tiến Phát giờ đây có trên mấy chục thương đoàn phục vụ cung cầu khắp vùng miền nguồn lợi thu về là rất lớn. Thời gian cứ thế trôi qua được bốn năm Tiên Sanh không những trở thành thanh niên, khôi ngô tuấn tú, hào hiệp, hào hùng, nổi tiếng tài năng hơn người, mà còn là nhà kinh doanh giỏi thuộc hàng bặc nhất, tiếng tăm  lừng lẫy. Cơ ngơi Tiến Phát giờ đây không những trở thành thương gia giàu có thuộc hàng nhất nhì ở Đô Thị Đức Châu Hợp Phố, ngang hàng với thương gia Mỹ Hạnh, Tá Di, Bội Ngọc. Mà còn có vẻ trội  hơn.

Nói về khu biệt thự Tiến Phát rộng lớn các thương đoàn ra vô tấp nập, từ các vùng miền trong nước. Ông Chủ Tiến Phát có một người con trai tên là Tiến Đạt lớn hơn Tiên Sanh hai tuổi. Nhưng lúc nào cũng ganh ghét so bì với Tiên Sanh có những lần Tiến Đạt tìm kế hại Tiên Sanh vì nghĩ Tiên Sanh là cái gai trong con mắt cũng như làm lu mờ Tiến Đạt, Tiến Đạt là người tự cao tự phụ cho rằng Tiến Phát như ngày hôm nay là nhờ y mà nên, còn Tiên Sanh chẳng qua là người đóng gốp ý kiến. Vì tất cả sự xuất nhập là do Tiến Đạt quyết định. Có đôi lúc Tiến Đạt nói Tiên Sanh chỉ là người làm tôi làm tớ cho Tiến Phát mà thôi ưng thì để không ưng thời đuổi. Những lời lẽ không tốt đẹp  nầy làm cho một số người trong Tiến Phát bất bình cho họ cũng như cho Tiên Sanh, nhưng Tiên Sanh nói Cậu Chủ nói cũng đúng. Ông Chủ Tiến Phát đôi lúc quát Cậu Chủ không được ăn nói vô ơn bạc nghĩa như vậy. Ông Chủ càng quát mắn Cậu Chủ Tiến Đạt, thời Tiến Đạt càng cay cú thù ghét Tiên Sanh thêm. Một hôm Tiên sanh bị Tiến Đạt xem thường nói sao ngươi không chịu rời khỏi Tiến Phát đến nơi khác mà xin làm ăn để khỏi làm xốn mắt của ta. Ta sẽ trả công cho ngươi 50 lượng vàng, 50 lượng bạc người có thể mua ruộng làm nhà tuy không giàu lắm nhưng cũng thuộc hàng trung nông. Như vậy cũng là may cho ngươi lắm rồi. Tiên Sanh không nói không rằng ra khỏi khu biệt thự Tiến Phát. Đang đi lang thang trên bờ hồ cho vơi đi bao nổi đắng cay cuộc đời.
**************

HẾT QUYỂN 1

0 nhận xét:

Đăng nhận xét