. . . . VĂN LANG CHIẾN SỰ SỬ TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG ~ tranminhthang1145

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

VĂN LANG CHIẾN SỰ SỬ TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

QUỐC BẢO CHÂN KINH

VĂN LANG CHIẾN SỰ

SỬ TRUYỆN

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

THIÊN ẤN - THIÊN BÚT

GÒ HỘI

ĐỨC PHỔ - QUẢNG NGÃI

2013

NGUYỄN ĐỨC THÔNG

QUYỂN 1

Văn Lang trù phú cảnh sang giàu.
Vàng, ngọc, trân châu, sắt, đồng, thau.
Gạo trắng, cá tươi, người đông đúc.
Lụa là gấm vóc, ngọc trắng phau.
Quê, thị, gần, xa, luôn nô nức.
Hội đình, chợ, quán, cảnh chen nhau.
Phương Bắc ngày đêm lòng thèm khác.
Xâm lăng cướp lấy, trước nối sau.
*               *                *

   Nói đến nước Xích Quỹ, thời Kinh Dương Vương, thời phải nói đến sự giàu có, không những giàu có về vàng, bạc, châu, báu, sơn hào hải vị, món ngon vật lạ, nhất là văn minh về lúa nước, nhất là lúa hổ Rằng, lúa Hổ Chưởng, lúa Chiêm, lúa Thần Nông, lúa Xích Khoán, lúa Thiền Minh, lúa An Cựu, lúa Hạ Bạch, lúa Thanh Vu, lúa Bạch Kê, lúa Tẻ, lúa Thuần, lúa Mạch, lúa Kim Ô, lúa Hoàng Đế, lúa Xích Kê, lúa Thượng, lúa Hạ, lúa Phì, lúa Lùn, lúa Thơm, lúa Nếp Tẻ, lúa Đuôi Phụng, lúa Bạch Mạc, và còn nhiều giống lúa quý hiếm khác nữa, dân Bắc Văn Lang lúa thóc đầy bồ, phải nói cuộc sống dân nước Xích Quỹ, không những thái bình thịnh trị hàng nghìn nghìn năm, trong cuộc sống no cơm, ấm áo. Mà còn béo bở về thu nhập qua đường trao đổi buôn bán, Một đất nước béo bở như thế, luôn luôn khơi dậy lòng tham lam thèm muốn, những nước lân cận nhất là những nước lân cận Phương Bắc, chúng thèm khác đến nổi ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng mơ tưởng chiếm cho được BắcVăn Lang, coi như làm chủ sở hửu nền văn minh lúa nước, cơm no áo ấm thời còn gì bằng. Cho nên nước Xích Quỹ,lúc nào cũng rình rập mối nguy mất nước, bởi quân xâm lược Phương Bắc rình rập ngày đêm.


   Cùng thời lúc ấy, một vị cứu tinh đất nước ra đời,  chính là Quốc Tổ Hùng Vương, người con độc nhất của Kinh Dương Vương, Quốc Tổ  Hùng Vương ra đời chuyển xây tình thế, không những đánh tan mộng xâm lược Phương Bắc, mà còn mở rộng nước Xích Quỷ vào Nam, trở thành nước Văn Lang rộng lớn, gấp ba lần nước Xích Quỹ,  sự mở rộng bờ cõi về Nam làm cho nước Văn Lang trở nên hùng mạnh, không có một đất nước nào hùng mạnh hơn.

Đất nước Văn Lang chia ra làm ba miền, Bắc Văn Lang,  hầu hết là toàn bộ Nước Xích Quỷ, rồi tới Trung Văn Lang, kế đến là Nam Văn Lang.

    Khai dựng lập lên nước Văn Lang, Quốc Tổ không ở Bắc Văn Lang, mà ở Nam Văn Lang, đây là một điều bí mật của Quốc Tổ, vì Quốc Tổ biết trước Bắc Văn Lang, Trung Văn Lang, một khi văn hóa Cội Nguồn đã mất, nền Quốc Đạo không còn, trở nên độc quyền, độc tài, độc trị, theo xu hướng Phương Bắc, sẽ bị Bắc Phương chiếm lấy,  đồng hóa dân chúng theo văn hóa Phương Bắc. Nhưng giặc Phương Bắc không bao giờ chiếm lấy được Nam Văn  Lang, vì Nam Văn Lang là Địa Long Vũ Trụ. Thánh địa linh thiên nhất địa cầu, nên văn hóa Phương Bắc không thể đồng hóa nổi dân tộc Nam Văn Lang, dù trải qua hàng nghìn năm xâm lược đồng hóa, theo ý đồ Phương Bắc, những gì biết trước của Quốc Tổ không gì là sai cả.

   Bắc Văn Lang nước Xích Quỷ, phần lớn đất đai Giao Chỉ, Tới thời Hùng Vương, được mở rộng gấp đôi, Bắc Văn Lang Nước Xích Quỷ, Giao Chỉ, vì thế mà trở nên vô cùng hưng thịnh, lại phân chia thêm ra nhiều Bộ, Châu, Quận, Huyện. Bắc Văn Lang đất đai phì nhiêu, nhờ có nhiều con sông lớn bồi đắp, như sông Dương, sông Trường, sông Lạc, sông Âu, chia ra nhiều sông nhánh khác nữa, bồi lấp thành đất đen và bốc hơi rất mạnh, rất phù hợp cho nền nông nghiệp lúa nước. Những cánh đồng lớn, cò bay thẳng cánh, sông ngòi kinh rạch chằn chịt, thuận tiện cho việc trồng lúa nước, đem lại sự hùng mạnh cho quân lực, nếu có được Bắc Văn Lang thời không lo gì sự đói nghèo nữa, không lo thiếu lương thực nuôi quân, nên không có thế lực mạnh nào mà không muốn chiếm lấy, phải nói là chiếm lấy cho bằng được. Do sự trù phú đất đai, nhiều giống lúa tốt, sông ngòi kinh rạch, khí hậu ôn hòa thiên nhiên ưu đãi nầy, luôn luôn khơi dậy lòng thèm khác những tay háo chiến, mộng bá Vương, nên Bắc Văn Lang càng về cuối thời Hùng Vương càng chiến tranh xâm lược dữ dội từ Phương Bắc, xâm lược về Phương Nam, đất nước Văn Lang.

   Những trận xâm lược kinh thiên động địa chưa từng có trong lịch sử, nhất là sự xâm lược của Nhà Ân, Ân Thọ Trụ Vương, ở vào thời hạ Hùng Vương, thời thứ  3 Hùng Tiên Lang, ( Điển Lang)  trong 18 thời hạ Hùng Vương, 1141 đến 1139 trước công nguyên, quân Nhà Ân bị quân Văn Lang đánh tả tơi, thây phơi chật đất, làm phân cho đất Văn Lang, quân thù kinh hồn bạc vía, không còn dám mơmộng xâm lược nữa, dân Văn Lang sau khi thắng quân xâm lược, thời không còn coi Phương Bắc ra gì, nên mất đi đề cao cảnh giác, sự yên bình ấy kéo dài gần 200 năm, cho đến thời  Hùng Huy Vương ( Pháp Hải Lang ) Hùng Vương đời thứ 6. Thời Phương Bắc lại một lần nữa xâm lược, 961 đến 930 trước công nguyên, do con cháu của Trụ Vương Đắc Kỷ, còn sống sót lập lên nước Man Du cách Tây Bắc Văn Lang hơn 100 dặm, liên thông với nước Hồ, nước Hung Nô, ba nước Phiên Ngung nầy chiếm một lãnh địa vô cùng rộng lớn, không chịu lệ thuộc Nhà Chu, nên xưng Vương, ngang tầm các Vương Nhà Chu, các Vương Nhà Chu giận lắm nhưng không làm gì được, ba nước Phiên Ngung, vì nhờ địa thế hiểm trở đồi rừng núi non trùng điệp, nên rất khó mà hạ được ba nước Tam Vương nầy. Ba nước Phiên Ngung nầy mỗi ngày mỗi mạnh, nhưng không dòm ngó đến Phương Bắc, vì Phương Bắc không hưng thịnh như Phương Nam, nhất là về đất đai cũng như nền văn minh lúa nước, nhất là ngành Luyện Thép vô cùng bí mật của nước Văn Lang, không dễ gì lọt bí quyết ra bên ngoài, trong Dòng Dõi Vua Hùng cũng ít người được biết, vì thế nếu chiếm được Văn Lang thời sự quý hiếm nào cũng có, ba nước Phiên Ngung nầy thèm khác ngày đêm, hợp lực cùng nhau đánh chiếm Bắc Văn Lang.

   Quân Ân, Quân Hồ, Quân Hung Nô, vượt qua Tây Bắc Văn Lang đánh xuống Bắc Văn Lang, nhà Tây Chu, Di Vương  biết thế nhưng giả đò như không biết, ở thế ngư ông đắc lợi, Ân Mao Vương, là cháu chắt Võ Cảnh.

  Võ Cảnh là con của Vua Trụ, Đắc Kỷ. Chu Di Vương  nghĩ nếu Ân Mao Vương thắng thời ta cũng có phần, nới rộng thêm trấn chư hầu, Nước Ngô, Nước Sở, Nước Tề,  được mở rộng về Phương Nam qua đất Bắc Văn Lang, nếu thua thời Vua Di Vương, cũng trừ đi được mối hậu họa lớn mạnh của con cháu Nhà Ân, kẻ thù không đội trời chung với Nhà Chu.

   Đây nói về Chu Võ Vương, diệt được Đắc Kỷ, Trụ Vương xong, thời cũng bắt được hai đứa con của Đắc Kỷ, là Vũ Canh và Võ Cảnh, trốn sau hậu cung, Vũ Canh chống cự nên đã bị giết, chỉ còn lại Võ Cảnh. Võ Cảnh là con trai Đắc Kỷ mới sanh sau, là con út sau cùng của Trụ Vương.


   Võ Cảnh tuy còn nhỏ nhưng khôn lanh vô cùng, vừa thấy  Chu Võ Vương, liền sụp lạy. Các chư hầu thấy vậy nổi giận quát, cha ngươi là hôn quân vô đạo, tội ác dẫy đầy,  cũng nên chém Võ Cảnh đi đền tội với thiên hạ, lại trừ hậu họa mai sau. Có lẽ số Trời chưa cho giết,  nên khiến cho Võ Vương can, Võ Vương nói:

   Trụ Vương vô đạo hung tàn bạo ác, là do Đắc Kỷ, cùng với nịnh thần, bày mưu hiến kế, Võ Cảnh chỉ là một đứa bé, làm gì có tội, hơn nữa Vũ Canh đã chết, thói thường tội của cha không luận đến con, chúng ta phong cho Võ Cảnh một vùng đất, hầu nối kiếp lửa hương Nhà Thương, như vậy chúng ta đã đền ơn Nhà Thương vậy, các chư hầu không dám cải, nhưng trong bụng thời không ưng lắm, vì nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc, bằng không hậu họa sẽ không sao lường được.

    Một hôm Tử Nha nói với Võ Vương rằng, bệ hạ đã không giết Võ Cảnh, thời cũng nên ra ơn cho Võ Cảnh, lo phần hương khói, nhưng phải dùng người giám sát, mà kèm kẹp, nếu phát hiện mưu đồ bất chính thời giết đi để trừ hậu họa. Võ Vương y lời giao Võ Cảnh cho hai vị Ngự Đệ,  trông coi giám sát.

   Võ Cảnh càng lớn càng khôn ngoan, ý tứ kín đáo vô cùng, khó ai đoán được ý đồ của Cảnh, sự nhẩn nhịn, nhẩn nhục, nhẩn nại của Võ Cảnh phải nói là hết sức thâm sâu.

   Khi Võ Vương băng hà qua đời, Võ Cảnh khóc lóc thê thảm ra vẽ thương yêu lắm, Võ Cảnh biết chỉ cần lộ một cử chỉ bất mãn là coi như là toi mạng nhất là khi tuổi đã trưởng thành. Một hôm Võ Cảnh nằm ngủ thời thấy hồn Đắc Kỷ hiện về kêu Võ Cảnh.

   Cảnh con đây là cơ hội tốt nhất cho con thoát khỏi sự kèm kẹp, của Nhà Chu, để lập lên nghiệp lớn. Con hảy xin với Thành Vương, cho con đến một mảnh đất xa xôi, tận miền Tây Nam gần đất Hung Nô, Phiên Ngung, đã di cư từ  Tây Bắc đến ở, rất thân quen với quân Hồ, quân Hung Nô, với quân Hồ vô cùng hùng mạnh, lại ở nơi hẻo lánh khó mà tận diệt được, Nhà Chu tuy mạnh nhưng cũng không diệt được họ đâu. Đắc Kỷ dạy bảo xong liền biến mất, Võ Cảnh gọi mẹ một tiếng thật lớn, giật mình tỉnh dậy. Nghe tiếng gọi mẹ thật lớn của Võ Cảnh có người chạy vào hỏi, công tử gọi ai thế, Võ Cảnh vô cùng khiếp sợ, nói, tôi thấy chiêm bao sợ quá la lên, người nầy chính là người hầu được cài theo dõi ngày đêm, mỗi hành động cử chỉ, dù chỉ là cử chỉ nhỏ nhặt cũng phải báo cáo lên bề trên, người hầu nói công tử thấy mẹ phải không, nghe người hầu hỏi thế Võ Cảnh sợ đến tái cả mặt. Không sao đâu đó chỉ là giất mơ. Võ Cảnh nghe người hầu nói thế mới yên tâm.

   Hôm sau Võ Cảnh vào chầu Thành Vương, cuối đầu lạy tạ tâu rằng, muôn tâu bệ hạ Võ Cảnh trộm nghĩ thân đầy tội lỗi, đáng lý đã chết từ lâu, nhưng nhờ Đức cao của Bệ Hạ nên Cảnh dân mới được sống sót, Cảnh dân nhớ mãi muôn đời, không lúc nào dám quên, ơn trên chưa báo đáp thời dám mong được gì, hạ dân cũng có chút bẩm báo nhưng không dám, nếu bệ hạ cho phép thời hạ dân mới dám dâng tấu sớ. Thành Vương hỏi ngươi muốn tấu gì thời đưa đây cho trẩm cùng các quan xem.

   Võ cảnh làm như ra vẻ sợ hãi, lấy phong thư ra dâng lên cho Thành Vương xem. Thành Vương xem xong rồi đưa cho các quan xem, nội dung tấu thư như sau, Võ Cảnh sống đến ngày nay đều nhờ ơn Bệ Hạ, lại được ăn no mặc ấm, ơn Đức của Bệ Hạ không sao đền đáp được, nay Cảnh hạ dân cũng đã lớn, muốn cầu xin Bệ Hạ một việc, nếu bệ hạ cho phép thời hạ dân mới dám tâu, các quan xem xong liền tâu rằng, muôn tâu bệ hạ đã ra ơn thời ra ơn cho trót xem Võ Cảnh có ý nguyện gì. Thành Vương nói:

   Trẩm cho phép ngươi cứ nói, nghe nói đến tiếng ngươi Võ Cảnh hơi sợ, lấy hết lòng can đảm tâu rằng muôn tâu Bệ Hạ, Cảnh dân nguyện xin Bệ Hạ phong cho một ít đất tận nơi biên giới tây nam, gáp ranh với quân Hung Nô, quân Hồ, ở nơi ấy hạ dân, chí thú làm ăn thờ phụng Tổ Tiên, nghe Võ Cảnh tâu ai nấy lấy làm kinh ngạc, đây không phải là xin mà là đày đến nơi đất chết, rừng thiên nước độc,  không ai có thể dám tới gần nơi đó nói gì là đến để ở, các quan nghĩ Võ Cảnh đã quá sợ chết trở thành điên loạn, nên mới có lời thỉnh cầu điên dại như thế, riêng chỉ có, Chu Công Đán là không nghĩ như vậy, Chu Công Đán nghĩ dù cho Võ Cảnh hàng phục được quân Hung Nô, quân Hồ, cũng không làm gì được Nhà Chu.

   Thành Vương từ lâu muốn diệt đi mối hiểm họa nầy. Nhưng chưa có cơ hội, đây chính là cơ hội để tiêu diệt mầm họa về sau. Bằng nói trẩm chấp nhận cho lời thỉnh của Khanh, bằng phê chiếu chỉ phong cho đất Man Vu, rừng thiên nước độc, muốn bao nhiêu cũng được, bằng cho người cấp lương thực vài xe, vàng bạc hơn trăm lượng, cho vài chục tên binh lính hộ tống đến biên giới Hung Nô, hoang vu, Võ Cảnh mừng quá lạy tạ Thành Vương, rồi qua hôm sau là lên đường, tiến về Tây Nam đến Đất Hồ, đi được hơn mười ngày thời lấy vàng bạc, bán xe  mua ngựa, chở lương thực hàng hóa tiến lần về rừng núi, vược qua nhiều sông suối dốc đèo, những quân lính đi theo lần lượt bỏ trốn, không còn lại mấy người, càng đi thời rừng núi trùng điệp, chim kêu vượn hú, đêm về thời hơi lạnh thấu xương, đi đến đây có trốn cũng không biết đường về, ai cũng nghĩ đi theo Võ Cảnh là đi vào đất chết.

   Đoàn ngựa chở hàng hóa đang đi, thời bổng nghe thấy tiếng ngựa hí vang trời, những người theo hộ tống Võ Cảnh sợ hết hồn hết vía. Đất Man Vu là đất chết chóc nổi tiếng, bọn cướp rừng nổi tiếng là ăn thịt cả người sống, không mấy ai đến đây mà toàn mạng trở về.

   Võ Cảnh nhìn mấy mươi người người nào người nấy hung tàn bạo ác vô cùng, đao, kiếm sáng ngời, lao tới bao vây quát, các ngươi là ai mà dám đi qua khu vực nầy. Mau để lại ngựa hàng hóa hết lại cho ta bằng không các ngươi không còn một mạng, các binh lính sợ quá rung lập cập, Võ Cảnh bình tỉnh hỏi nơi đây là nơi nào, tên ăn cướp quát, chết đến nơi mà còn hỏi, tên mặt hổ nói, thôi nói cho nó biết đi, để chúng xuống âm phủ biết nơi đây là đâu, tên mặt trắng quát, đây là đất Man Du hay còn gọi là đất hoang vu, đất vô chủ, không thuộc quyền của ai cả, chúng ta là kỵ binh còn sống sót của nhà Ân, trở thành Chúa tể sơn lâm, Chúa tể của núi rừng. Hãy báo danh rồi về chầu âm phủ, Võ Cảnh nghe bọn ăn cướp nói đây là đất Man Du thời mừng vô cùng, tới rồi tới rồi cuối cùng ta cũng tới được nơi đây, trời đã giúp ta, trời đã giúp ta, võ cảnh cười lên sản khoái. Tên thủ lĩnh mặt hổ nghe võ cảnh nói không hiểu gì cả, liền quát lớn, các ngươi là ai mau nói ra, tên béo mập nói, giết chúng đi cho rồi cần gì hỏi lôi thôi, thế là chúng ra tay, Lúc ấy bổng một trận cuồng phong nổi lên, tức thời xuất hiện hai vị Đạo Sĩ, hai vị Đạo Sĩ quát, các ngươi sao không ra mắt lễ lạy Chúa Công, mấy mươi tên ăn cướp quát, hai đạo sĩ kia ngươi nói ai là Chúa Công của ta.

    Hai Đạo Sĩ chỉ Võ Cảnh nói, người nầy chính là Chúa Công của các ngươi, mấy tên ăn cướp quát, hai Đạo Sĩ kia hai ngươi từ đâu tới, có người nói chúng là đồng bọn với nhau, chúng ta đông sợ gì hai lão Đạo Sĩ, xông lên giết hết tất cả cho ta.

    Hai Đạo Sĩ quát đồ hổn láo không dạy cho các ngươi bài học thời các ngươi không biết trời cao đất rộng là gì, tên mặt hổ quát anh em đâu mau giết hai Đạo Sĩ đó cho ta, tức thời cả bọn ăn cướp lao nhanh vào chém giết hai Đạo Sĩ hai Đạo Sĩ quát.

    Quả thật các ngươi đáng tội chết, tức thời hóa phép làm cho bọn cướp xây xẩm mặt mày, ngã lăn xuống ngựa, liền ra lịnh cho những tên lính theo Võ Cảnh trói hết chúng lại, chờ lịnh xét xử, bọn ăn cướp vô cùng kinh hãi không ngờ hai đạo sĩ thần thông quản đại như vậy.

    Hai Đạo Sĩ tới trước mặc Võ Cảnh quỳ xuống tâu rằng: Chúng Thần đến cứu giá trể, xin Chúa Công tha cho tội chết, chúng Thần tu ở Hồ Động, Nương Nương về báo cho chúng thần biết là Chúa Công sẽ đến nơi đây, quả là đúng như vậy. Xin Chúa Công hãy xử những tên phản nghịch nầy, những tên nầy từng là quân lính của Nhà Ân, bị quân Chu tri nả nên ẩn sâu vào rừng núi trốn tránh, không chỉ bấy nhiêu mà cả hàng mấy nghìn tên, trong đó có những vị tướng lĩnh, không chịu ra đầu hàng, ẩn trong rừng sâu làm cướp, nghe nói Thành Vương đã phong đất cho Chúa Công, đất Man Vu, hay còn gọi là đất hoang vu, hàng mấy trăm dặm chính là nơi đây. Và nơi đây sẽ trở thành đất Ân của Chúa Công, chúng Thần nguyện theo Chúa Công khai dựng cơ nghiệp, xin Chúa Công thu nhận cho. Võ Cảnh thấy sự việc xãy ra như trong giất mơ, Võ Cảnh liền đở hai Đạo Sĩ dậy, hai Đạo Sĩ thi lễ nói Chúng Thần cảm ơn Chúa Công.

    Hai Đạo Sĩ quay sang những tên ăn cướp, các ngươi nghe đây, người trước mặt các ngươi chính là Võ Cảnh Chúa Công, con của Thiên Tử, Ân Thọ Trụ Vương và Nương Nương Đắc Kỷ, các tên ăn cướp nghe hai Đạo Sĩ nói thế thời kinh hãi, bò tới cuối đầu lạy tạ, chúng Thần xin ra mắt Chúa Công. Cũng từ đây Võ Cảnh, chiêu mộ những binh lính không chịu đầu hàng Nhà Chu, ra phò Võ Cảnh lập lên nước Man Du hùng mạnh, nhờ kết giao với quân Hồ và quân Hung Nô, làm cho Nhà Chu cũng phải e dè đề phòng.

    Võ Cảnh nhanh chóng xây dựng đất nước hùng mạnh thu nạp những người có tội đến ở, trở hành đội quân hung bạo vô cùng, các nước nhỏ ở gần đấy đều đến quy phục, Võ Cảnh nhiều vợ nên cũng nhiều con, làm thông gia với quân Hồ và quân Hung Nô, nên thế lực càng hùng mạnh, với chính sách ngoại giao khôn khéo, với Nhà Chu địa thế khó đánh, Võ Cảnh xưng Vương, Cảnh Ân Vương, Nhà Chu muốn diệt cũng diệt không được. Có người thở dài nói rằng, Nhà Chu thả cọp về rừng, nhổ cỏ chừa gốc, nuôi mầm họa về sau.

    Thành Vương qua đời Chu Mục Vương lên thay, Tạo Thụ được Mục Vương Nhà Chu yêu mến, ông cha của Tạo Thụ là Ác Lai, Ác Lai thờ Vua Trụ, nên Võ Cảnh được sự giúp đở của Tạo Thụ rất nhiều, vì thế Cảnh Ân Vương càng thêm hùng mạnh. Cảnh Ân Vương  nhiều con nên cũng sanh ra nhiều Cháu, toàn là nhũng anh hùng hảo hán, học được nhiều pháp thuật cao siêu, lại có Yêu Hồ giúp sức nên khó ai chống lại được. Ở đời người ta thường nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, mộng bành trướng, tham lam không dứt, đến thời Cháu Chắt của Võ Cảnh, Cảnh Ân Vương theo chí nguyện của tổ tiên là Ân Trụ Vương, giặc Ân xâm lược Nước Văn Lang lần nữa,  961 đến 930 trước công nguyên.

    Đây nói về Phương Bắc, không giống như Phương Nam, chỉ có một nước Văn Lang thống nhất rộng lớn, chỉ cần một Quận, một Huyện, cũng bằng một nước nhỏ ở Phương Bắc, một Châu ở Văn Lang, bằng một nước lớn ở Phương Bắc, vì thế ở Phương Bắc có đến hàng nghìn Vua, luôn tranh bá với nhau, cho thấy Phương Bắc vào thời đó chưa đi vào thống nhất trật tự như Phương Nam Văn Lang, Phương Nam Văn Lang chỉ có một vì Vua đó là VUA HÙNG, được nối truyền nhau đời nầy sang đời khác 41 đời Vua Hùng, kéo dài độc lập 2701 năm. chia đất nước ra làm nhiều Bộ, một Bộ chia ra làm nhiều Châu, một Châu chia ra làm nhiều Quận, Huyện, một Huyện chia ra làm nhiều Xã, một xã chia ra làm nhiều Thôn, chỉ cần một Xã Văn Lang, cũng bằng một nước nhỏ ở Phương Bắc, gọi là các trấn chư hầu của Nhà Chu, cũng như các trấn Chư Hầu thời Nhà Ân, Nhà Thương. Như nước Lỗ, nước Tề, nước Yên, nước Ngụy, nước Quản, nước Thái, nước Tào, nước Thành, nước Hoắc, nước Vệ, nước Đằng, nước Tấn, nước Ngô, nước Ngu, nước Quách, nước Sở, nước Hứa, nước Tấn, nước Cử, nước Kỷ, nước Trâu, nước Tiết, nước Tống, nước Khởi, nước Kế, nước Cao Ly.

    Các nước trấn  Chư Hầu lớn, nhỏ nầy, ngang tầm với các Châu, Quận, Huyện Văn Lang mà thôi, không  có nước  nào bằng Bộ Văn Lang, có nước nhỏ hơn Quận Huyện Văn Lang. Ở vào thời ấy, các nước lớn ở Phương Bắc, không có nước nào bằng Bộ Giao Chỉ, Bộ Việt Thường.

    Các nước lớn ở Phương Bắc thường thôn tính các nước nhỏ làm trấn Chư Hầu cho mình, có thể nói là  thường thôn tính nhau, diệt lẩn nhau, mất chỗ nầy mọc ra chỗ khác, mất chỗ nọ mọc ra chỗ kia, lúc thì đất Ngô, lúc thì đất Sở, lúc thì đất Tấn lúc thì đất Vệ, lúc thì đất Tào lúc thì đất Ngụy,   một chỗ đất mà có nhiều tên Vua chồng lấp lên nhau, theo sự chuyển biến của lịch sử, thời Nhà Thương, Nhà Ân, Nhà Chu cũng vậy, không có sự thống nhất như Phương Nam Văn Lang, không có Vua nầy thôn tính Vua kia, Chúa kia thôn tính Vua nọ, có nghĩa là không có nhiều Vua, chỉ có một vì Vua duy nhất đó là Vua Hùng, hết đời nầy nối sang đời khác, tuy biết rằng đất đai vô cùng rộng lớn, nhưng tất cả đi vào bộ máy thống nhất, từ trên xuống dưới, sống trong một nền Hiến Pháp, Quốc Đạo Văn Minh. Không như ở Phương Bắc hàng nghìn vị Vua, thôn tính nhau, chiếm đoạt nhau, tàn sát lẩn nhau, nay là đất của Sở, mai là đất của Ngô, không cố định, diệt chỗ nầy có điều kiện thời sanh lại chỗ khác, vì thế phương Bắc chiến tranh cướp đoạt đất đai thôn tính nhau truyền miên. Đúng như câu đất đai không của riêng ai, người nào mạnh thời người đó được, được xưng Vua thua cho là Giặc, xem đi xét lại Giặc với Vua chẳng khác gì nhau.

  Không như Phương Nam chỉ duy nhất một Nước Văn Lang rộng lớn, một đất nước cố định mãi mãi, trước sau cũng chỉ là nước Văn Lang, chỉ chuyển đổi niên đại mà thôi. Niên Đại Hồng Hoang, Niên Đại Hồng Bàng, Niên Đại Hồng Đế, Niên Đại Viêm Đế Thần Nông, Niên Đại Kinh Dương Vương, Niên Đại Hùng Vương, chuyển sang thời Âu Lạc.

  Nếu đem so sánh, Bắc - Nam, thời nước Văn Lang là một đất nước duy nhất cố định, luôn luôn thống nhất không có cảnh chia đất nước ra làm nhiều nước, mà chỉ phân chia đất nước ra làm nhiều Bộ, nhiều Châu, nhiều Quận, nhiều Huyện, thống nhất trong một Nhà Nước Văn Lang, chỉ có một Vua, không có cảnh  nhiều Vua tàn sát lẩn nhau như Phương Bắc. Vì thế nước Văn Lang hể mất là mất luôn, không bao giờ mọc ra chỗ khác được, như ở Phương Bắc,  như nước Dịch, nước Cao mất đất chỗ nầy, mọc ra chỗ đất khác, Vệ mất đất nầy Vệ mọc ra nơi đất khác, các nước khác cũng thế.

  Trong lịch sử kéo dài hàng nghìn nghìn năm, Phương Nam  nước Văn Lang nằm trên đất Văn Lang, mãi mãi  như thế hể mất là mất, hể còn là còn, không thể mất ở đất nầy mọc ra nơi đất khác được. Có thể nói Phương Bắc ở vào thời đó chưa có nền Văn Hiến thống nhất, luôn luôn hổn độn chia nhỏ nhiều nước ăn nuốt lẩn nhau, tiêu diệt nhau, xâm lấn nhau, hết nghìn năm nầy đến nghìn năm khác, lúc nào cũng nghe chiến tranh nước Lỗ, nước Tề, nước Yên, nước Ngụy, nước Tống, nước Tấn, nước Trần, thôn tính lẫn nhau, diệt rồi sanh, sanh rồi diệt, lớn mạnh ở đất nầy, lại bị thu nhỏ lại ở đất khác, bởi tham vọng chiếm đoạt, triệt hạ, giành giật thôn tính lẩn nhau.

  Không như nước Văn Lang, chia ra làm nhiều Bộ, mỗi Bộ chia ra làm nhiều Châu, mỗi Châu chia ra làm nhiều Quận Huyện, tuy rộng lớn vô cùng, nhưng không có chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa bộ nầy, với bộ khác, các châu nầy với châu khác, nên không có sự xưng Vua, xưng Chúa nhiều như đất Phương Bắc, thống nhất về một mối một Nhà Nước Văn Lang, thống nhất chỉ có  một Quốc Tổ Vua Hùng.
     
  và chỉ có một Niên Hiệu Vua Hùng trên Đất Nước Văn Lang, kéo dài sự độc lập 2701 năm kể cả thời dựng nước, thời dựng nước là 79 năm, thời Quốc Tổ, sau thời Quốc Tổ là thời giữ nước, 2622 năm, và cho đến thời hạ Hùng Vương đời thứ 6 Hùng Huy Vương trong 18 đời hạ Hùng Vương 961đến 893 trước công nguyên, dân bắc Văn Lang bị đồng hóa bởi nền Văn Hóa Phương Bắc, bằng con đường ngoại giao buôn bán hội nhập, cọng với sự di cư bất hợp pháp dân các nước Phương Băc lánh nạn chiến tranh qua bắc Văn Lang, hàng vạn, vạn người trong vòng mấy mươi năm, những Bộ, những Châu, những Quận, những Huyện, dân chúng tăng lên chóng mặt, dân chúng Phương Bắc di cư qua Bắc Văn Lang mang theo cả nền Văn Hóa Phương Bắc, làm cho dân chúng Bắc Văn Lang bị mê hoặc, từ đó Bắc Văn Lang dần dần đi vào đại loạn, phần đông từ Vương Quan cho đến dân Chúng đều mê hoặc bởi thứ văn hóa bói toán, nhập đồng, nhập bóng, xin xăm, bói quẻ, tiên tri độc hại nầy, không dè chừng Văn Hóa Phương Bắc, vì nghĩ Văn Hóa Phương Bắc không có gì độc hại, nên không kiểm soát về văn hóa, dẩn đến tai hại biến Bắc Văn Lang đồng hóa Văn Hóa phương Bắc, ngã lần về phương Bắc rồi trở thành lệ thuộc dần phương Bắc, cũng từ đó Bắc Văn Lang nhiều nội loạn nổi lên đòi tự trị, làm biến động tình hình Bắc Văn Lang.
  
   Hàng vạn vạn người dân các nước Phương Bắc di cư sang ở Bắc Văn Lang, họ mang theo nền văn hóa Phương Bắc, nền văn hóa bói toán, xin xăm, bói quẻ, nhập đồng, nhập bóng cầu cạnh thần linh, những nhân vật được tôn thờ từ phương Bắc du nhập vào Bắc Văn Lang, làm mê hoặc dân Văn Lang. Vì lúc ấy dân tộc Văn Lang, đã lạc Nguồn lạc Cội, nên ngã theo tôn thờ thần linh ở phương Bắc, và dần dần dân tộc Bắc Văn Lang đi vào mất gốc, không những mất gốc về Văn Hóa Cội Nguồn, mà còn mất luôn cái gốc Truyền Thống dựng nước giữ nước Văn Lang.

  Vì hấp thụ Văn Hóa phương Bắc, nên Bắc Văn Lang nhiều anh hùng nổi lên, đòi tự trị lập nước riêng, xưng Vua nầy Vua nọ như phương Bắc. Sự nổi lên đòi tự trị ấy, được hậu thuẩn từ các nước lân cận trấn chư hầu Nhà Chu, Bắc Văn Lang trở thành bãi chiến trường cho sư bùng nổ lên nhiều phe phái hình thành lên nhiều Vua, Chúa tự trị riêng mỗi vùng, rồi thôn tính nhau theo kiểu phương Bắc.

   Lúc ấy nhà nước Văn Lang cũng đã bắc đầu suy yếu, là do mất đi những điều cơ bản của nền Văn Hiến. Văn Hóa Cội Nguồn truyền thống dân tộc, dẩn đến độc quyền độc tài, độc trị, sa vào con đường lìa xa dần dân chúng, làm mất lòng tin dân chúng. Dân chúng lại nghe theo sự xúi dục của các thế tham vọng bành trướng phương Bắc, nhất là những nước lân cận Bắc Văn Lang. Dẫn đến nội loạn chia bè rẽ phái ở Bắc Văn Lang nổi lên đòi tự trị từng vùng xưng Vua xưng Chúa, có sự hậu thuẩn từ phương Bắc, nên các Vua Hùng từ đời 11, 12, 13, ra sức dẹp nội loạn Bắc Văn Lang nhưng không dẹp nổi, vì người dân đã ngã theo Văn Hóa phương Bắc, Văn Hóa của sự xưng hùng xưng bá, Văn Hóa chia bè rẻ phái, hình thành lên quá nhiều khu tự trị hùng mạnh, những ông Vua Việt nổi lên, như Vua Điền Việt, Vua Mân Việt, Vua Dương Việt, Vua Đông Việt, Vua Nam Việt, Vua Lạc Việt, và nhiều vị Vua Việt khác nữa. Sau nầy bị Doãn Thường Việt nổi lên diệt sạch chiếm lĩnh Bắc Văn Lang, xung hùng xưng bá.

  Tổ Tiên của Doãn Thường Việt, là dòng dõi Vua Vũ, con thứ  hai của Vua Thiếu Khang, đời Nhà Hạ, qua nhiều triều đại thôn tính lật đổ nhau, con cháu Vua Vũ lánh nạn di cư đến đất Cối Kê, cắt tóc xăm mình như dân Văn Lang, trải qua hai mươi đời trở thành dân Văn Lang, đến đời Doãn Thường thời nổi lên như một vị anh hùng, dân chúng theo về rất đông, tiêu diệt nhiều thế lực tự trị, như thế lực Việt Hoa, thế lực Kinh Việt, thế lực Mân Việt, thế lực Âu Việt, thế lực Lạc Việt, thế lực Điền Việt, thế lực Kiều Việt, nói chung là nhiều thế lực Bách Việt nổi lên tự trị, bị Doãn Thường thôn tính, xưng là Vua Việt. Doãn Thường chết con là Câu Tiển được lập làm Việt Vương, Việt Vương Câu Tiển Thế Gia.

   Cùng vào thời kỳ ấy Bắc Văn Lang đã nổi lên nhiều thế lực từ những nước láng giềng xâm lược qua, như Ngô, Tề,  Sở, vân vân...

   Bắc Văn Lang ở vào thời kỳ nầy không khác gì phương Bắc các thế lực trự trị, luôn luôn thôn tính lẩn nhau, Vua Điền Việt mất chỗ nầy thời mọc lên chỗ đất khác, Vua Mân Việt mất chỗ đất nầy thời mọc lên chỗ đất khác, Vua Dương Việt cũng vậy mất chỗ đất này mọc lên chỗ đất khác, cứ như thế mà tranh bá tranh hùng, thôn tính lẫn nhau. Theo khẩu hiệu Phương Bắc (thiện hạ đất đai không của riêng ai, người nào mạnh người đó được).

  Bắc Văn Lang trở thành nồi da nấu thịt, những cuộc chiến xâu xé lẫn nhau, của nhiều thế lực tự trị xưng Vua, xưng Chúa, thôn tính lẫn nhau hủy diệt lẫn nhau, mạnh được yếu thua, đất đai thuộc về người khác, cứ thế mà chiếm qua chiếm lại. Nay thuộc đất Dương, mai thuộc đất Mân, mốt thuộc đất Lạc, vị trí đất đai, theo nhân vật con người, cùng một chỗ đất, ba hồi là đất Dương, ba hồi là đất Mân, ba hồi là đất Lạc, không khác gì phương Bắc. Dân bắc Văn Lang đã bị đồng hóa Văn Hóa phương Bắc, chính là một trong những nguyên do dẫn đến mất Bắc Văn Lang, đồng hóa với phương Bắc.

   Khi Bắc Văn Lang đã bị đồng hóa Văn Hóa phương Bắc  tạo ra cảnh nồi da nấu thịt, dân tộc Văn Lang tàn sát dân tộc Văn Lang, những khu tự trị nổi lên, đất Văn Lang mất lần mất lần, chiến tranh càng lớn đất Văn Lang càng mất về tay Phương Bắc, nhất là những cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt, đây chính là cơ hội các thế lực Phương Bắc chiếm lần đất đai Văn Lang, bằng con đường đưaquân sang giúp cho những thế lực tự trị yếu hơn, nhân cơ hội đó chiếm luôn đất đai .

   Hoặc buộc những thế lực chiến thắng cắt đất giao cho họ, thế là Bắc Văn Lang lần lần mất đất về tay phương Bắc. Cứ mỗi lần chiến tranh nội bộ nồi da nấu thịt xảy ra, là mỗi lần mất đất, về tay phương Bắc, và cứ thế phương Bắc nuốt lần đất phương Nam, hết nghìn năm nầy sang nghìn năm khác, và nuốt mãi cho đến tận ngày nay. Nói về thời hạ Hùng Vương, đời thứ 3 Hùng Tiên Lang, đánh bại quân xâm lược Nhà Ân, cắt đứt quan hệ với phương Bắc, cho đến khi Nhà Ân bị hủy diệt, Nhà Chu lên thay thế, Võ Vương chết, Thành Vương lên thay, thời nước Văn Lang nối lại quan hệ ngoại giao với phương Bắc Vào năm (1063 trước công nguyên) đây không phải là lần đầu quan hệ ngoại giao sang thăm Phương Bắc.

  Khi ấy nước Văn Lang đời thứ tư hạ Hùng Vương, Hùng Diệp Vương ( Bảo Lang ) trị vì thiên hạ, Hùng Diệp Vương chỉ thị cho Lạc Vương, Bộ Việt Thường, đại diện cho nước Văn Lang, sang thăm Phương Bắc, Thành Vương Nhà Chu, thị hiến chim Trĩ Trắng, nối lại quan hệ ngoại giao, hai phương Nam - Bắc, láng giềng.

   Ở vào thời đó Bộ Việt Thường ở Nam, Bộ Giao Chỉ ở Bắc hai bộ lớn nhất nước Văn Lang thời đó. Lạc Vương, đứng đầu ( bộ Việt Thường ) được chọn đại diện cho nước Văn Lang nối lại quan hệ ban giao Nam - Bắc.

   Nói về Chu Thành Vương, hỏi các quan nghe nói có sứ giả Văn Lang phương Nam đến thăm phương Bắc chúng ta việc đó có thiệt không? Triệu Công Thích tâu, bẩm Chúa công Bệ Hạ, quả có sứ giả Văn Lang đã đến triều ca đang ở ngoài thành, nhưng chỉ là Lạc Vương, Bộ Việt Thường, đem phẩm vật chim trĩ trắng dâng lên Bệ Hạ quan hệ ban giao Nam - Bắc, xin bệ hạ định đoạt, Thành Vương nói còn ai có ý kiến gì nữa không, Chu Công Đán nói. Tâu Chúa công Bệ Hạ, Văn Lang là một đất nước lớn, không thua kém gì Phương Bắc chúng ta, nước Văn Lang có hai bộ lớn nhất, đó là Bộ Việt Thường, Bộ Giao Chỉ, là hai bộ lớn nhất của nước Văn Lang, hơn nữa Bộ Việt Thường là nơi Vua Hùng đang ở, Lạc Vương, đứng đầu Bộ Việt Thường, quan hệ ban giao thời không khác gì Vua Hùng, xin Bệ Hạ cân nhắc. Thành Vương nói, nếu Vua Hùng sang sứ ban giao thời Trẩm đích thân trải thảm tiếp đón, còn Lạc Vương thời giao cho Chu Công tiếp đón nghị luận ban giao vậy.

   Đây nói về Lạc Vương, cùng các Quan đang đợi người đến tiếp dẫn vào triều ca ra mắt Thành Vương. Đang lúc đang đợi bổng thấy quân lính chỉnh tề  cờ xe kiệu rước vô cùng trang nghiêm long trọng, Lạc Vương là người rất thông minh thấy cảnh đón rước thời biết ngay, là vừa tôn trọng vừa thị huy. Lạc Vương được tiếp đón vào một ngôi dinh thự thật lớn, tiếp đãi tử tế, qua lời chào hỏi giới thiệu Lạc Vương biết người tiếp đón mình chính là Chu Công, dưới Thành Vương mà thôi, nên lấy làm hài lòng, và Chu Công cũng hiểu rõ điều đó, hai bên nói qua nói lại rất thâm tình.

   Đến lúc nầy Chu Công mới nói:
      Chính lệnh không ban đến, thời người quân tử không coi nhau, như là bề tôi của mình, thẳng thắng công bằng mà nghị sự, ở được mươi hôm Chu Công cho người làm xe mới, ngựa mới, cho người đưa tiển sứ giả về nước.

   Phương Bắc bao giờ cũng mang lòng dạ đen tối, trăm phương nghìn kế chiếm cho được đất phương Nam, nhất là những nước lận với Văn Lang. Được sự ban giao giữa Văn Lang và Tây Chu cho phép giao thương Nam Bắc thông thương quan hệ láng giềng đây là cơ hội mộng bành trướng phương Bắc, mà không có một chút trở ngại nào. Những nước gần Bắc Văn Lang, như nước Tề, nước Ngô, nước Sở.

Đây nói về Tề Thái Công:
Thái Công Vọng tức là Lữ Thượng người Đông Hải, Tổ Tiên ông ta am hiểu về thuật phong thủy, làm tứ nhạc giúp Vua Vũ rất có công, đời Ngu và đời Hạ, được phong ở đất  Lữ bao gồm cả đất Thân, họ Khương. Đến đời Thương thời Tề Thái Công được sanh ra, ông ta vốn họ Khương, nhưng lấy họ theo tên đất, cho nên gọi là Lữ Thượng, Lữ Thượng thường bị nghèo khổ, tuổi đã già nhờ câu cá mà gặp Tây Bá nhà Chu, ở vào thời kỳ nầy thuật bói toán, thuật xin xăm đón quẻ phải nói là vô cùng hưng thịnh, cầu tài cầu lợi, cầu quỉ, cầu ma, cầu Thần cầu Thánh. (Khi đó phương Nam Văn Lang không có thứ văn hóa nầy, mà chỉ có một nền văn hóa duy nhất là văn hóa Cội Nguồn. Nhưng đã bị thất truyền, vì do sự thất truyền nên người dân Văn Lang mất phương hướng, nên bị văn hóa phương Bắc bói toán, thuật số, xin xăm, bói quẻ, cầu thần, cầu quỉ, cầu ma, truyền sang làm cho mê hoặc, nhất là Bắc Văn Lang). Lữ Thượng nghèo khổ sống nhờ câu cá. Một hôm Tây Bá sắp đi săn, sai bói quẻ, quẻ ứng cho biết:
“ Cái bắt được không phải là Rồng, không phải là ly, không phải là hổ, không phải là gấu, vật bắt được là con người sẽ giúp đở cho mộng Bá Vương làm nên nghiệp lớn’’

   Tây Bá Chu đi săn quả nhiên gặp được Thái Công, ở phía Bắc sông Vị. Thái Công là người hiểu biết rộng, đã có lần thờ Vua Trụ, nhưng Vua Trụ vô đạo, không phải là bật Thiên Tử chánh chân, nên Thái Công bỏ đi. Đi du thuyết các nước chư hầu, không được ai nghe, cuối cùng trở về phía Tây về với Tây Bá nhà Chu, làm thầy Văn Vương, Võ Vương.

   Sau khi Văn Vương chết, Võ Vương lên ngôi năm thứ chín, Võ Vương đem quân đi về phía Đông để xem các nước chư hầu có đến họp không, Thái Công tay trái cầm búa Hoàng Việt, tay phải cầm cờ Bạch Mao tuyên thệ, “ hỡi những con Tê Giác xanh! các ngươi hãy tập họp lại, ta trao thuyền và mái chèo cho các ngươi, kẻ nào đến sau thì bị chém đầu, lời tuyên thệ ấy đến tai các nước”. Khi đến bến Mạnh Tân, các nước chư hầu đến họp tám trăm nước. (Để hiểu rõ đoạn Kinh trên chúng ta có thể hiểu các nước ở phương Bắc, chỉ bằng những Châu, Huyện, Quận, ở nước Văn Lang mà thôi). Chỉ nội ở phía Đông nhà Ân mà có đến 800 nước, thời chúng ta cũng hiểu rõ những nước ở phương Bắc phải nói là như Nấm, Vua nhiều như Giá, tự xưng tự trị khắp nơi, không có sự đoàn kết thống nhất. Đó chính là văn hóa tự trị, nói cho rõ hơn nữa đó chính là văn hóa độc quyền, độc tài, độc trị, văn hóa cạnh tranh hủy diệt nhau, không phải văn hóa cạnh tranh của sự phát triển, văn hóa độc quyền, độc tài, độc trị, là văn hóa không có sự công bằng, bình đẳng, mà chỉ có mạnh được yếu thưa. Tất cả các nước phương Bắc thời đó, mỗi nước đều có mỗi thể chế giáo điều riêng, không dựa trên một nguyên tắc nào cả, ai mưu mô xão quyệt hơn thời nước đó mạnh. Chia bè, chia nhốm, tự xưng mình là Vua, biết rằng mình chỉ làm chủ một khu đất nhỏ, vài trăm nóc nhà, vài nghìn nóc nhà. (So ra chỉ bằng Châu, Phủ, Quận, Huyện, nước Văn Lang mà thôi).

   Sau khi Võ Vương bình định xong nhà Ân, cơ nghiệp nhà Thương không còn, Võ Vương phong cho Lữ Thượng, (tên tộc là Vọng) chức Thái Công làm chủ đất Tề, Thái Công là người giõi về chính sự, nên dân chúng theo về rất đông, làm cho nước Tề càng thêm lớn mạnh.

    Đến thời Thành Vương, nhà Chu còn nhỏ, Quản Thúc, Thái Thúc, làm loạn, những người di ở đất hoài phản lại nhà Chu, nhà Chu sai Thiệu Khang Công, ra lệnh cho Thái Công. Từ phía Đông cho đến biển, phía Tây cho đến sông Hoàng Hà, phía Nam cho đến Mục Lăng, phía Bắc cho đến Vô Lệ, năm hầu chín bá đều được phép chinh phục.

  Do đó nước Tề trở thành một nước lớn, tiếp giáp với Bắc Văn Lang, đóng đô ở Dinh Khâu. Thái Công là người am hiểu về thuật số toán số biết rõ Văn Lang khí số mạc dần, Bắc Văn Lang sẽ mất về tay phương Bắc, vì dân Bắc Văn Lang không hiểu gì về văn hóa Cội Nguồn nền Quốc Đạo dân tộc đã bị mất, tinh thần người dân như ruộng bỏ hoang, rất dễ đầu độc, nên dạy cho Lữ Cấp tức là Định Công với những âm mưu lớn.

   Thái Công thường dạy Lữ Cấp rằng, nếu chúng ta có được Bắc Văng Lang thời coi như chúng ta sẽ có tất cả,  muốn có được đất Văn Lang không có con đường nào khác hơn là hàng phục dân Văn Lang bằng con đường văn hóa, đầu độc văn hóa, bằng con đường bói toán, thuật số, xin xăm, bói quẻ, cầu cạnh thần linh, sẽ làm mê hoặc dân Văn Lang. Cọng thêm mở mang nghề buôn, nghề thợ, với Văn Lang, giao dịch với Bắc Văn Lang nghề trồng lúa, nghề cá, nghề muối, nhất là tìm hiểu về nghề luyện thép, bí mật của nước Văn Lang.

   Điều bí mật thành công là phải làm cho Bắc Văn Lang nổi lên từng vùng đòi tự trị, như phương Bắc chúng ta, khi đó họ đánh nhau họ cầu cứu ta, ta giúp cho họ thế là ta nuốt trọn họ, họ không theo ta thì họ còn theo ai, vì họ đã phản lại nhà nước Văn Lang, thời họ không còn con đường để mà lựa chọn, họ chống lại nhà nước Văn Lang, tức là họ đã ngã về ta, và ta lần đồng hóa họ, trở thành dân phương Bắc, mà hể dân phương Bắc tới đâu thời đất Văn Lang mất tới đó.

    Phương kế nuốt lần đất Văn Lang, không phải một đời mà nhiều đời, như tằm ăn dâu, như mối mọt ăn cây, đất Văn Lang mất lần, mất lần, nhà nước Văn Lang tuy có biết nhưng không sao ngăn chẹn được. Cướp đất Văn Lang theo kiểu nầy, thời hiệu quả không chê vào đâu được.

   Cứ mỗi lần làm cho họ nồi da nấu thịt, dân Văn Lang tự tàn sát lẩn nhau, là mỗi lần chúng ta được lợi lớn, chúng ta không những lấy được đất Văn Lang mà còn gồm thâu được dân Văn Lang, sự thành công nầy không phải một đời mà nhiều đời. Thái Công chết người con là Lữ Cấp, Định Công kế vị, đi theo con đường của cha, quả là hiệu quả vô cùng, không những được mặc lợi về giao thương buôn bán, mà còn được lợi về mặc chính trị, quả thật dân Văn Lang mê say về thuật bói toán, xin xăm bói quẻ, cầu cạnh thần linh, nghiện đến nổi thiếu thứ gì thời được, nhưng thiếu về thuật số, bói toán, xin xăm, bói quẻ, cầu cạnh thần linh thời chịu không nổi, quẻ ứng ông nầy làm Vua, bà nọ làm Chúa thời tin răm rắp, không những dân chúng mà ngay cả Vương Quan cũng bị mê hoặc và từ đó hình lên mộng tự trị, chia bè chia nhốm ra, thôn tính lẩn nhau, xưng Vua, xưng Chúa, và được sự giúp đở của những nước lân cận Bắc Văn Lang, như Ngô, Sở, Tề, thậm chí các nước ở xa như Triệu, Tấn.

   Sự mở cửa giao thương hợp tác toàn diện, Nam - Bắc ở vào thời kỳ nầy, thời kỳ văn hóa Cội Nguồn không còn, là một điều bất lợi cho nước Văn Lang. Không như thời Hùng Vương dựng nước, văn hóa Cội Nguồn hưng thịnh, càng giao thương hợp tác toàn diện càng có lợi.

  Nói về nước xích quỹ Bắc Văn Lang thường có tục lệ vẽ mình làm cho thủy quái, ác thú không dám đến gần, nhất là dân tộc, Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt.

  Ngô Thái Bá cùng với em Thái Bá là Trọng Ung, đều là con của Thái Vương nhà Chu, hai người đều có mộng lớn làm Vua, và là anh của Quý Lịch, Quý Lịch hiền, nên Thái Vương lập Quý Lịch làm Vua, bị cú xốc nặng biết tình thế không xong, không lẽ tranh ngôi với em mình, hai người bằng trốn đến đất Kinh, người Nam Bắc di cư đến ở, giáp ranh với Tây Bắc Văn Lang, Ngô Thái Bá, Ngô trọng ung bắt chước cắt tóc vẽ mình giống như người Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt, tự gọi mình là Câu Ngô.

  Những người Nam Bắc, thuộc đất Kinh cho hai ông là người có nghĩa khí, họ theo hai ông hơn nghìn nóc nhà tôn hai ông làm Vua, Vua Ngô Thái Bá, Ngô Thái Bá không con, người em là Trọng Ung, lên kế vị ngôi Vua, Vua Ngô. “Lịch sữ đã cho ta thấy, văn hóa cách sống tự trị của người phương Bắc, chỉ cần nghìn gia đình, hoặc vài trăm gia đình thời đã có Vua rồi, không như nước Văn Lang cả hàng triệu gia đình mới có Vua”. Nói đến đất Kinh dễ lầm đất Kinh Bắc Văn Lang, nhưng thật ra bên kia biên giới cũng có đất Kinh, đó là đất Kinh Bắc, không phải đất Kinh Nam. Ngô Thái Gia, và Ngô Trọng Ung , hai người đều có tham vọng lớn không chịu một nước Ngô nhỏ bé, theo kiểu tự trị của mình, nên lúc nào cũng dòm ngó Bắc Văn Lang, bằng lập ra kế sách lâu dài, chiếm lấy cho được Bắc Văn Lang. Ngô Thái Gia, Ngô Trọng Ung đều có kế sách giống nhau, (Muốn chiếm được đất Văn Lang, chỉ có một con đường duy nhất, là đồng hóa dân Văn Lang theo văn hóa phương Bắc, văn hóa tự trị, Vua nổi lên mọc khắp vùng, thôn tính lẩn nhau, tranh giành lẩn nhau, mạnh được yếu thua, được là Vua thua là giặc, đó chính là cơ hội cho ta thôn tính Bắc Văn Lang, nhờ sự hậu thuẩn của nhà Chu). Lúc bấy giờ Võ Vương nhà Chu đã lật đổ thôn tính nhà Ân, bằng cho người tìm con cháu của Thái Bá và Trọng Ung, tìm được Chu Chương. Khi đó Chu Chương  đã Làm Vua ở nước Ngô, cho nên nhân đó mà phong chính thức Vua Ngô, sự thừa nhận của nhà Chu, lại phong cho Ngu Trọng, em của Chu Chương, ở phía Bắc đất Chu là đất Hạ. Chu Chương, chính thức được thừa nhận Võ Vương, nhà Chu, phong chính thức Vua Ngô. Nên nước Ngô càng thêm lớn mạnh, nhờ gồm thâu một số nước nhỏ. Chu Chương lòng đầy tham vọng, lúc nào cũng dòm ngó Văn Lang, khi Chu Chương còn nhỏ thường chu du Bắc Văn Lang nên hiểu rõ Bắc Văn Lang như trong lòng bàn tay. Nay cơ hội ban giao hai nước láng giềng Nam Bắc họp tác toàn diện, đây chính là cơ hội mộng bá đồ bành trướng nước Ngô chiếm lấy Bắc Văn Lang.

   Chu Chương, cho người qua ban giao hợp tác, với các Châu phủ, Văn Lang, láng giềng, lúc bấy giờ một số Châu phủ, Quan, Vương, tha hóa, bê tha, tham nhũng, tửu sắc, bị Chu Vương câu miếng nào miếng nấy chắc mẩm, cho người sang qua đầu độc văn hóa, làm cho dân Văn Lang quên đi Nguồn Cội truyền thống anh Linh của mình, chạy theo bói toán, cầu cạnh, xin xăm, bói quẻ, mê tín, dị đoan. Quẻ ứng nói con ông nầy là Vua, con bà kia là Chúa, kích động nổi lên tự trị nhiều vùng, Bắc Văn Lang dần dần đi đến hổn loạn, nguy cơ Bắc Văn Lang mỗi ngày mỗi hiện rõ.

  Kể từ khi Thái Bá và Trọng Ung, lập nước Ngô, được năm đời, thời Võ Vương tiêu diệt được nhà Ân, phong con cháu của Thái Bá, ở hai nơi. Một nơi là nước Ngô ở Man Di, một nơi Bắc đất Chu là đất Hạ, truyền xuống được mười hai đời, thời nước Tấn tiêu diệt nước Ngô, ở đất Kinh, chỉ còn nước Ngô hưng thịnh ở Nam Man Di, tức là ở Tây Bắc Văn Lang, như vậy mộng xâm lược chiếm đất Văn Lang đã thành công.

   Nước Sở, Sở Tử họ Mỹ, dòng giống Vua chuyên húc, Mỹ Tử là Dực Hùng, làm thầy Vua Văn Vương, bởi có công lao, nay Võ Vương phong nước Sở. Đến thời Sở Linh Công thời mở mang nghiệp bá quan hệ với Bắc Văn Lang, Sở Linh Công thấy Bắc Văn Lang quả thật đất đai trù phú, đất đen bốc hơi mạnh, đồng ruộng xanh rì bao la bát ngát, cá tôm đầy ắp, buôn bán tấp nập thời thèm khác vô cùng, Quý Nhân có tài toán số biết phương Nam khí thế mạc dần, đất Bắc Văn Lang sẽ mất dần về tay Phương Bắc, bằng bày mưu hiến kế cho Sở Linh Công, chiếm đoạt đất đai Văn Lang, Sở Linh Công hỏi chiếm đoạt bằng cách nào, Quý Nhân nói không phải chiếm liền được đâu, mà phải có kế sách lâu dài, như tằm ăn dâu, như mối mọt ăn cây, phải giao thương văn hóa với Bắc Văn Lang, làm cho dân Bắc Văn Lang tôn thờ văn hóa phương Bắc, thời mộng xâm lược chiếm đất Văn Lang mới thành, Linh Công hỏi giao thương văn hóa theo cách nào?

    Quý Nhân nói, giao thương qua con đường buôn bán, xuất khẩu lao động, qua làm thê cho các lạc điền, hùng điền, mua chuộc các Quan, Châu phủ, Bố chính, Hửu tư, từng bước từng bước khi nào thấy Bắc Văn Lang hổn loạn, nhiều nhân vật nổi lên đòi tự trị, chúng thôn tính lẩn nhau đó là thời cơ cho ta chiếm đất Văn Lang.

  Hơn nữa chúng đã đòi tự trị chống lại nhà nước Văn Lang, thời chúng không còn con đường nào khác hơn là theo về với chúng ta mà thôi, vì thế nước Sở chúng ta không phải chỉ ở đất Bắc còn có ở đất Nam nữa, Linh Công nghe phải bằng thực hiện theo kế sách đó. Đến đời, Sở Bình Vương, thời đã chiếm được một phần đất Bắc Văn Lang, Quân Việt đòi lại nhưng không làm gì được, vào năm 548 trước công nguyên.

    Tóm lại; Ở vào thời kỳ Văn Lang suy tàn vì mất đi văn hóa Cội Nguồn chính sách ban giao Nam Bắc, hợp tác toàn diện, dẩn đến bất lợi cho Văn Lang, với bao thủ đoạn mánh khóe, hiểm độc, thủ đoạn, xé Bắc Văn Lang ra từng mảnh nhỏ, tạo ra cơ hội thuận thời cơ thôn tính, một cách dễ dàng, với thủ đoạn ăn mòn, như tằm ăn dâu, như mối, mọt, ăn cây, nuốt lần đất Văn Lang, các Vua Hùng ở thời cuối đành bó tay, dẩn đến không những mất Bắc Văn Lang, mà ngay cả Trung Văn Lang cũng mất luôn, đây là một thảm kịch vì đã mất đi văn hóa Cội Nguồn, bị văn hóa Bắc phương xâm hại, thôn tính tinh thần dân tộc Văn Lang, luôn theo chiều hướng có lợi cho chúng, thảm thay thảm thay.
Vận thế vần xoay cuộc cơ trời
Họa phúc đối đầu mãi ai ơi
Thiện ác gieo ra rồi phải gặt
Tránh đâu cho khỏi đạo luật trời.

    Đây nói về Võ Cảnh, thoát khỏi họng cọp rời khỏi triều ca như con chim thoát ra khỏi lồng, băng suối lội rừng, cuối cùng cũng đến nơi mình muốn đến, được hai Đạo sĩ tả Tiên và hửu Tiên, phò trì. Kêu gọi tàn quân Ân những người không chịu ra hàng nhà Chu, ẩn vào rừng sâu làm cướp, số người lên đến hàng nghìn nghìn người, toàn là những tay dũng sĩ tài ba, lập lên nước Nam Du, Tây Du, xưng là cảnh ân vương. Mỗi ngày một thêm lớn mạnh, những tên cướp theo về càng đông.

   Võ Cảnh  lấy vợ người Hồ, sanh ra Hồ Tôn Vương,  Hồ Tôn Vương lấy con gái Chúa Hung Nô là Man Man sanh ra Ân Mao Vương, đây nói về Man Man,Vương Hậu, Man Man một hôm nằm ngủ thấy  một trận cuồng phong thấy toàn là yêu tinh quỉ dữ dưới sự chỉ huy con Hồ tinh to lớn đánh về phương Nam khói lửa đậy trời, lại thấy một con Rồng Vàng xuất hiện, đánh nhau với con Hồ Tinh to lớn, long trời lở đất Man Man khiếp hồn tỉnh dậy. Không bao lâu thời biết mình đã mang thai, đến ngày khai hoa nở nhị Man Man sanh ra một em bé kháu khỉnh, lúc ấy các loài chim dữ bay đến, khi chúng bay đi rơi xuống một chiếc lông Võ Cảnh liền đặc tên cho con là Ân Mao, Ân Mao càng lớn càng thông minh kỳ lạ, khôn ngoan đáo để, túc trí đa mưu, mà còn có mộng bành trướng, có ý gồm thâu thiên hạ, Võ Cảnh thấy vậy rất vừa lòng.

   Một hôm Ân Mao đang chơi thời bổng thấy ba Đạo Sĩ xuất hiện, con theo ta về động để tu Tiên học Đạo, nói xong ba Đạo Sĩ cùng Ân Mao biến mất, những người hầu Ân Mao hoảng kinh, báo cho Tôn Vương cùng Man Hậu Man Nương nghe xong lấy làm kinh hải, Hồ Tôn Vương nói không sao đâu Mao nhi theo thầy học Đạo không có gì phải lo.

   Đây nói về Ân Mao  được ba Đạo Sĩ đưa đến một nơi rất xa xôi, đến một ngọn núi đá gần một cái hồ rộng lớn, phong cảnh vô cùng xinh đẹp. Đạo Sĩ mặt trắng dễ coi hơn nói với Ân Mao thầy là Hồ Nhất Tinh, còn đây là Hồ Nhị Yêu, Ân Mao bước tới quỳ lạy Nhị Yêu mặt xám, Nhị Yêu mặt xám khen thằng bé nầy thông minh lắm, Nhị Yêu chỉ Tam Quỹ nói đây là Hồ Tam Quỹ con đến chào hỏi đi, Ân Mao đến quỳ lạy ra mắt nói con là Ân Mao kính lạy tam sư phụ, Tam Quỹ thấy Ân Mao không những khôn ngoan mà còn đầy lòng xão quyệt, thời thích lắm.

   Cùng thời với Ân Mao bên đất hung nô em của Man Man là Mạo Mạo sanh ra một em bé sát khí đầy trời, nên đặc tên cho em bé là Sát Sát, cũng cùng thời lúc ấy, bên đất Hồ, Hồ Nương Nương cũng hạ sanh một bé gái, lúc hạ sanh bé gái thời một trận gió nổi lên làm cát bay đá chạy, nên đặc tên cho em bé là Nghịch Phong. Nghịch Phong lớn lên không những xinh đẹp mà thường làm những điều không ai tưởng tượng nổi, như treo ngược mình lên cây, chơi với loài hung dữ  như cọp, beo, sói. Một hôm Nghịch Phong đang chơi, bổng một luồng cuồng phong xuất hiện cuốn phen Nghịch Phong đi mất.

   Đây nói về Sát Sát càng lớn càng xinh đẹp lại ưa chơi với loài hung độc như rắn, rít, bò cạp, tính tình tàn độc vô cùng, tuổi còn nhỏ mà đã giết chết Nữ Tỳ, Tỳ Nữ không ai là không khiếp sợ. Một hôm Sát Sát đang chơi thời một Đạo Cô xuất hiện thu nhận Sát Sát làm đệ tử, bay lên mây rồi biến mất.

 Đây nói về thời hạ Hùng Huy Vương, đời thứ 6 (Pháp Hải Lang) nước Văn Lang đã bắc đầu suy vong, vì nền văn hóa Cội Nguồn đã mất lần hết những điều cơ bản dẩn đến độc tài độc trị, dân chúng mỗi ngày mỗi mất lòng tin, cuộc sống lần lần không còn bình đẳng, quyền con người cũng dần dần biến mất, thay vào đó là chế độ độc trị, độc tài, không khác gì phương Bắc, Vua là trên hết.

   Không như thời dựng nước tối cao của nước Văn Lang không phải là Vua, mà là nền Quốc Đạo dân tộc, Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp công bằng bình đẳng xã hội. QUỐC TỔ VUA HÙNG, là vị vua tối cao, tôn thờ Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp, nắm giữ cán cân Công lý xã hội, lập ra tam quyền phân lập. LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, ĐẠO PHÁP ĐỘC LẬP. Lãnh đạo và điều hành đất nước.

   Ở  thời kỳ hạ Hùng Vương đời thứ 6, thời bộ máy nhà nước Văn Lang chỉ là nhà nước độc quyền, độc trị, theo kiểu độc quyền, độc trị ở phương Bắc, tất cả quyền hành đều dồn hết cho một quyền lực đó là Vua. Không còn Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp công bằng bình đẳng xã hội trên hết nữa, Vua muốn làm gì thì làm, không cần thông qua bộ máy nhà nước. Mà sống theo chế độ thể chế độc trị, độc tài. Cái độc trị, độc tài ấy lần lần ăn sâu vào các cấp Lãnh đạo nhà nước Văn Lang, từ Vua, Quan, các cấp, cho đến chí dân. Lần lần ai nấy cũng chỉ biết nghĩ đến cái lợi của mình, dân lần trở thành vô cảm, tính đoàn kết không còn như thời ông cha nữa, còn Vương Quan thời vơ vét tốm thâu bao cái lợi về mình. Sự khởi đầu, dân chúng bất bình chính là độc tài, độc trị nầy, càng về sau các Vua Hùng càng nặng, cũng như Vương Quan các đời về sau càng nặng, dẩn đến xa rời dân chúng, ai cũng vì túi riêng của mình, hà khắc sách nhiễu dân chúng. Mở đường cho bao mối họa sanh ra nội loạn, cơ hội cho ngoại xâm, xâm chiếm đất đai.

   Hùng Huy Vương lâm triều lúc nào cũng nghe tấu sớ báo cáo Bắc Văn Lang dân chúng nổi lên dấy loạn khắp nơi đòi tự trị, Vua Hùng nổi giận nói, con cháu Tiên Rồng mà bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất hiếu, đến thế sao. Các Bộ, các Châu, các Quận, các Huyện, sao để xảy ra những chuyện ấy, bằng ra cáo văn chỉ thị. Những Bộ, những Châu, những Huyện, những Quận, có nội loạn về kinh đô hội kiến. Không bao lâu thời các Bộ, các Châu, các Quận, các Huyện, có nội loạn dân chúng nổi lên đòi tự trị, về kinh đô báo cáo thật tế tình hình.

  Nhìn Kinh Đô thật yên bình, nay đã là tháng ba thế mà trời đất vẩn chưa được trong xanh sáng tỏ, lúc nào cũng u ám như có điều chi buồn bả, buôn tiếng thở dài ông cụ nói,
Lòng tham con người không kìm chế được thời chuyện gì cũng xảy ra, hôm nay là ngày hộp trọng đại nơi triều nội, tí nữa là ta quên mất, người đó là ai thế. Người đó không ai khác hơn là Lạc Vương, Hửu Thừa Tướng, đứng đầu trăm quan. Các Quan đầy đủ, Vua Hùng lâm triều, tấu sớ dâng lên nhiều hơn mọi lần. Hùng Vương xem cáo văn báo cáo, các Bộ, Châu, biên giới Bắc Văn Lang như sau.

  Thần là Lạc Hầu Vương cũng như các Châu, các Bộ hết lòng vì dân vì nước, nhưng không hiểu vì sao dân chúng lại dấy loạn đòi tự trị, nổi dậy chiếm lấy Tây Bắc biên giới Văn Lang biên giới Bắc Văn Lang, Đông bắt Văn Lang, Bách Việt Bắc Văn Lang không còn đoàn kết như xưa, mà nổi lên đòi tự trị nhiều vùng, tệ hại hơn nữa. Bộ Bắc Đái, các Châu, Quận, Huyện chỉ cần tập họp vài trăm nóc nhà cũng tự xưng là Vua, Thần đem quân dẹp loạn. Nhưng dẹp yên chỗ nầy, thời chỗ khác lại mọc lên, máu dân Văn Lang đã bắt đầu đổ, không cách gì vổ yên dân chúng cho được.  Càng dẹp loạn thời các thế lực tự trị chúng liên kết lại với nhau. Tạo lên một sức mạnh chống trả, chống trả không lại chúng cầu viện phương Bắc. Cảnh nồi da nấu thịt vô cùng thê thảm.

   Trận chiến ở Huyện Tây Bắc Châu, Huyện Tây Trung Châu, Huyện Hạ Tây Châu, dân Văn Lang cả hai bên thiệt mạng hơn nữa vạn người, bố chính Tây Châu bỏ mạng, bố chính Trung Châu bỏ mạng, bố chính Hạ Châu bỏ mang, chúng cầu viện quân Ngô đành phải thất thủ Tây Châu,  Châu Phủ bị chúng bắt không còn biết sống chết ra sao. Các Quan nghe báo cáo tình hình như vậy ai nấy đều thất kinh.

  Các Quan nghe tấu sớ bộ Lục Hải, lại càng kinh hải hơn nữa, nguyên văn như thế thế nầy. Bẩm Quốc Vương, hạ thần là Lạc Công Hầu, ở bộ Lục Hải tình hình Đông Hải Châu, Đông Bắc Hải Châu, Hạ Giang Châu dân chúng đòi nổi lên tự trị, vì cho rằng Thần Thánh nói Bắc Văn Lang sẽ mất, cơ vận Hùng Vương đã hết đất Văn Lang chia ra nhiều nước, như bên Bắc nhà Hạ, nhà Thương, nhà Ân, nhà Chu. Trời chỉ định ai được thiên hạ thời người đó được, đất đai không thuộc của người nào. Vì thế Bách Việt Văn Lang dân tộc nào Trời chỉ định dân tộc đó là Vua. Vì có sự tiên đoán của Thần Linh, và cũng như sự ứng quẻ của Đất Trời. Dân chúng những Châu Phủ trên, đã trở nên cuồng tín chỉ biết nghe theo Thần Thánh, nhất là Thần Thánh ở đất Bắc. Dân chúng đã dựng miếu thờ  khắp nơi, nhập đồng nhập xác hiển Linh lắm, thời thế hiện nay dân chúng chỉ biết nghe theo bói toán, ứng quẻ, nhập đồng, nhập xác, cầu cạnh thần linh, thần linh nói sao dân chúng nghe theo vậy, quẻ ứng. Nói cậu nầy làm Vua, ông kia làm Chúa, thời dân chúng nghe theo răm rắp, vì thế mà nhiều khu tự trị đã nổi lên, hơn trăm nóc nhà cũng xưng Vua, xưng Chúa.

   Hạ Thần ra lệnh gôm thu quân binh các Châu hơn 10 vạn, rồi giao cho Lạc Tướng thống lãnh hơn vạn quân binh dẹp loạn, dẹp được chỗ nầy, thời Vua chỗ khác đã mọc lên, sự phản loạn đòi tự trị ấy, phải nói là có bàn tay phương Bắc tham gia, diệt tự trị chỗ nầy, tự trị chỗ khác lại mọc lên. Chúng liên kết với nhau chống trả lại quân Văn Lang mỗi ngày mỗi quyết liệt, chúng thua chúng chạy sang qua Bắc cấu kết với nước Hải Nam, nước Mục Lăng, hiện nay đã theo về với nước Tề, nhờ sự trợ giúp của nước Tề quân ta đã đại bại, thiệt hại hơn phân nữa binh lính, quân nổi dậy nhờ sự ểm trợ của quân Tề nên đã thất thủ Đông Hải Châu, Đông Bắc Hải Châu, Hạ Giang Châu, cũng không thể giữ nổi trong nay mai, nếu tình hình nầy kéo dài e rằng mất luôn Bắc Văn Lang, nguy cơ mất Bắc Văn Lang là điều không sao tránh khỏi, nếu không có quân chủ lực dẹp yên chúng. Vua Hùng lại xem tấu sớ của Bộ Giao Chỉ thời thất sắc, nội dung tấu sớ thế nầy.

   Bẩm Quốc Vương hạ Thần, Lạc Vương, phụng báo như sau. Tình hình Bắc Giang Giao Châu, Lạc Giang Giao Châu, Giao Giao Minh Châu, Dương Giang Giao Châu, là những Châu lân cận với đất Bắc, thuộc bộ Giao Chỉ, không hiểu vì sao Bách Việt Văn Lang lại nổi lên đòi tự trị, nổi lên Vua Chúa khắp nơi, không khác gì ở phương Bắc, chỉ cần hơn vài ba trăm nóc nhà thời có Vua nổi lên, Vua nầy thôn tính Vua kia làm rối loạn khắp nơi, những trận giao tranh tiêu diệt lẩn nhau dữ dội, gươm đao giáo mác, cung tên, nhập từ phương Bắc, vũ khí binh lính không kém gì Văn Lang chúng ta, với tình hình như thế quân ta không biết đánh ai bỏ ai, cuối cùng họp bàn đi đến thống nhất, là quét sạch những quân nổi dậy đòi tự trị, do LạcTướng, Hầu Tướng, chỉ huy một cuộc ra quân rầm rộ chúng biết đánh không lại liền chạy qua đất Bắc liên kết thành một sức mạnh dưới sự trợ giúp của quân Sở, chúng trở lại phản công thế là một trận giao tranh quyết liệt giữa quân ta với quân phiến loạn đòi tự trị, Lạc Tướng tử trận, Hầu Tướng bỏ mạng, chúng Bắc sống hơn mười vị Quan Tướng Bố Chánh. Chúng đã chiếm cứ, Bắc Giang Giao Châu, Lạc Giang Giao Châu, Dương Giang Giao Châu,  chỉ còn Giao Giao Châu đang cầm cự, không biết thất thủ lúc nào, nói chung là đã mất hơn 25 Quận Huyện, đọc xong tấu sớ ai nấy cũng kinh hoàng, còn một điều vô cùng khẩn cấp hơn nữa, là quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô, đã khởi động sắp tràn qua đánh chiếm Bắc Văn Lang, chiếm lấy toàn bộ vựa lúa lớn nhất của chúng ta, nếu mất Bắc Văn Lang, thời nguy cơ thiếu ăn trầm trọng, dân chúng Văn Lang chúng ta sẽ chết những đói, những năm thời tiết không thuận.

   Nghe tin quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô xâm lược, thời Vương Quan ai nấy cũng kinh hoàng. Việc nội loạn chưa giải quyết xong, thời quân ngoại xâm đã kéo đến. Hùng Huy Vương nói các Quan văn võ có kế sách gì không? Khi ấy có vị Quan Vương nổi tiếng là học nhiều hiểu rộng, Lạc Vương Thừa Tướng, là con của Lạc Vương Công, thời Hùng Vương đời thứ 4, Hùng Diệp Vương, có công ban giao hợp tác toàn diện Nam Bắc Văn Lang với nhà Chu tâu rằng: Bẩm Quốc Vương bệ hạ, chúng ta nên cho người đưa thư của bệ hạ đến nhà Chu trình lên Chu Mục Vương Thiên Tử, giúp đở không cho Tề, Ngô, Sở, giúp sức cho quân phiến loạn Văn Lang, bớt đi một sức mạnh, hầu mong chống trả lại quân xâm lược.

   Thế là Hùng Huy Vương, sai Việt Thường Lạc Hầu Thị, đi sứ dâng thơ lên Thiên Tử Chu Mục Vương, Nhà Chu, đi sứ dâng thư ba lần nhưng không kết quả, Mục Vương nhận thư nhưng lờ đi. Hùng Huy Vương vô cùng tức giận nhưng biết phải làm sao, không còn giải pháp nào cao hơn nữa là cầu Hiền Tài ra giúp nước.

   Ở vào thời kỳ ấy, ở Bộ Ninh Hải, Châu Đông Hải, Huyện Đông Châu, có hai anh em sinh đôi tên là Nguyên Dực và Nguyên Minh, là cháu nhiều đời của Quan Lạc Tướng Nguyên Đô, có tài hay phép lạ, võ nghệ cao cường, tinh thông binh pháp, tiếng tăm đồn xa. Hùng Huy Vương cho người mời hai  anh em về triều phong cho làm Lạc Tướng thống lãnh 40 vạn quân đến Bắc Văn Lang kết hợp với quân binh các Châu, các Bộ, trừ quân phiến loạn, cũng như chống trả lại quân xâm lược.

ÂM MƯU XÂM LƯỢC

Lòng tham quả thật kinh người.
Ngày đêm toan tính nuốt thời Văn Lang.
Ngoại xâm bè lũ sói lang.
Cáo, chồn, múa vuốt, ăn gan hại người.
Mưu mô quỉ quyệt hại đời.
Văn Lang binh lửa khắp cùng thương đau.

   Đây nói về Ân Mao theo học với ba sư phụ, võ nghệ cao cường, thần thông pháp thuật vô biên, mới đó mà đã trên hai mơi tuổi, lấy được hai người vợ không những xinh đẹp mà còn võ nghệ cao cường, tài hay phép lạ, ít người địch lại, Hồ Tôn Vương mất, Ân Mao lên thay gọi là Ân Mao Vương, Ân Mao Vương là tay khôn ngoan xão quyệt, lắm mưu nhiều kế, liên kết Hung Nô, liên kết Hồ Vương, tạo lên thế lực Tam Vương hùng mạnh, nhà Chu cũng không làm gì nổi.

   Với mộng bành trướng, Ân Mao Vương lúc nào cũng muốn gồm thâu thiên hạ, nhìn thấy Bắc Văn Lang dân chúng chia năm xẻ bảy, lại hiểu rõ Tề, Sở, Ngô, muốn nuốt Bắc Văn Lang, đây là cơ hội làm nên nghiệp bá chiếm lấy Bắc Văn Lang, trước Tề, Ngô, Sở, nhưng còn ngại nhà Chu ngồi chờ hai hổ đánh nhau thợ săn đắc lợi, không những lấy được Bắc Văn Lang mà còn tận diệt mình, Ân Mao Vương bằng nghĩ ra một kế sách, muốn nuốt được Bắc Văn Lang, một mình quân Ân không làm nổi,  mà còn gặp nhiều nguy hiểm. Chi bằng liên kết với quân Hồ, quân Hung Nô, hợp lực chiếm lấy Bắc Văn Lang, Ân Mao Vương hiểu rõ quân Hung Nô, quân Hồ, không những tàn bạo, mà còn lấy sự chém giết cướp bóc làm sở thích.

  Trên khắp Thế Giới hiện nay không nơi nào giàu có như nước Văn Lang, không thứ gì là không có. Chỉ cần nói lên sự giàu sang, không thứ gì là không có nẩy khơi động lòng tham, đánh thức lòng háo chiến, đánh thức lòng cướp bóc, thời nhất định quân Hung Nô, quân Hồ sẽ tham gia. Bằng mở ra cuộc hội Tam Vương, vô cùng long trọng, đàn ca múa hát, rượu thịt đầy bàn, toàn là những món ngon. Hung Nô Vương khen, quả thật đây mới đúng là sơn hào hải vị, không mấy dễ mà có được.
   Hồ Nghi Vương cũng nói, có những món tôi chưa bao giờ được thấy, chớ đửng nói là được ăn.

  Trong lúc vui vẻ, Ân Mao Vương nói với Hồ Nghi Vương, Hung Nô Vương rằng.

   Những sơn hào hải vị nầy, chỉ là những sơn hào, hãi vị tầm thường Bắc Văn Lang, Bắc Văn Lang nổi tiếng là giàu có không những sơn hào hải vị thuộc bật nhất Thế Giới,  mà còn châu báu cũng bật nhất thế giới.

   Ân Nao Vương, bằng lấy ra hai viên Dạ Minh Châu, tặng cho Hung Nô Vương một viên, Hồ Nghi Vương một viên, hào quang tỏa lên rực rỡ.

   Hung Nô Vương khen, tôi chưa hề thấy viên Dạ Minh Châu nào quý hiếm như viên Dạ Minh Châu nầy.

   Hồ Nghi Vương cũng nói, quả là hiếm quý không dễ gì có được.

   Mao Ân Vương nói, đây là những viên Dạ Minh Châu bực thường của Bắc Văn Lang.

   Hung Nô Vương tỏ vẽ thèm thuồng, nói sao ta không hiệp lực lại đánh chiếm Bắc Văn Lang, làm bá chủ sự giàu sang, ăn chơi sung sướng.

   Hồ nghi vương nói, ba ta mà hiệp lực lại với nhau nói gì Bắc Văn Lang, đánh chiếm nước Văn Lang còn được.

   Mao Ân Vương vô cùng mừng rỡ nói, thế lực của ba chúng ta hiện nay nhà Chu cũng phải kính nể, không dám đụng đến, biết rằng ba chúng ta xưng Vương ngang hàng với nhà Chu, thế mà nhà Chu không làm gì được chúng ta.

   Ân Mao Vương nói phương Bắc nhà Chu không có đất nào là béo bở như Bắc Văn Lang, mà toàn là những nước nhỏ, đã dày dạn chiến tranh, khó thôn tính hơn Bắc Văn Lang.

   Bắc Văn Lang hiện nay đang trong thời kỳ hổn loạn, tuy nhiều bộ lạc nổi lên xưng Vua Việt, nhưng chỉ là những Vua Việt không dày dạn chiến tranh, như những vị Vua ở phương Bắc, những con cừu con xưng Vua mà thôi, chỉ cần quân ta tràn tới, thời chúng chỉ là con mồi cho chúng ta xơi.

   Mao Ân Vương nói, phương Bắc luôn dòm ngó mãi phương Nam, chỉ cần có cơ hội là chiếm lấy, vì Bắc Văn Lang giàu có trù phú vô cùng, vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu, nhiều vô số kể. Những thứ hiếm quý Bắc phương không bao giờ có.

   Hiện nay nước Văn Lang đến hồi suy vong, Bắc Văn Lang chia năm, xẻ bảy, nhiều Vua đã nổi lên, đây là cơ hội cho ta chiếm lấy Bắc Văn Lang, trước nước Tề, nước Sở, nước Ngô.

   Hung Vương là tay đệ nhất háo chiến nói quân Hung Nô nhận lãnh đánh tiên phong, Hồ Vương cũng là tay háo chiến không kém gì nói, Bắc Văn Lang rộng lớn vô cùng tha hồ mà tung hoành cướp bóc, chiếm lấy, cả ba chúng ta không ai nhường ai, hể ai chiếm được bao nhiêu thời là của người đó, thế là Tam Vương đánh chiếm Bắc Văn Lang. Quân Hồ, quân Hung Nô, quân Ân, đều mạnh về thiết kỵ binh, vó ngựa vang rền biên giới Tây Bắc Văn Lang. Đã nhốm màu binh đao máu lửa, quân Hung Nô, quân Hồ, quân Ân, tràng qua như nước lũ.
--------------------------

                                      HẾT QUYỂN 1 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét